Tại sao những gia đình giàu có khó duy trì quá ba thế hệ? “Giàu ba họ” liệu bất khả thi?
Answer: John Roberson, nhà bán lẻ
Source: https://qr.ae/pNsaaw
{————————————————}
Cornelius Vanderbilt đã từng là người đàn ông giàu có nhất Hoa Kỳ. Con trai ông đã làm số tài sản của ông trở nên gấp đôi. Nhưng hậu duệ của người đàn ông giàu sụ này, Anderson Cooper, lại không nhận được gì cả. Chuyện gì xảy ra vậy?
Trong hình bên dưới là Biltmore, gia trang của gia đình nhà Vanderbilt, bây giờ là một địa điểm tham quan
Năm 1810, doanh nhân tương lai, “Đô đốc” Vanderbilt mượn $100 đô của mẹ và bắt đầu khởi nghiệp. Ông ta thành công trong lĩnh vực tàu hơi nước, rồi sau đó xây dựng một đế chế đường sắt cho riêng mình. Đến thời điểm ông qua đời, giá trị tài sản ròng của Vanderbilt vượt hơn ngân khố của Hoa Kỳ. William Henry Vanderbilt, con trai kế thừa khối tài sản của gia đình, và rồi nhân lên gấp đôi khối lượng tài sản này cho đến khi ông chết.
Nhưng, thế hệ thứ ba định mệnh lại đến
Tiền bị chia chác làm hai bởi các cháu của Đô đốc: Cornelius Vanderbilt Đệ Nhị và William Kissam Vanderbilt. William Kissam Vanderbilt đã nói rằng: ” Sự giàu có kế thừa chính là tật nguyền thực thụ của hạnh phúc. Nó để tôi trống rỗng, chẳng còn hi vọng gì, chẳng còn gì để kiếm tìm và tranh đấu.”
Nhà cửa, các buổi tiệc, thể thao và từ thiện – những cái này trở thành mối bận tâm chính yếu với các người thừa kế. Kèm theo đó, xu hướng đường sắt giảm đáng kể, không còn ai quản lý những tài nguyên kết xù của nhà Vanderbilt về lĩnh vực đường sắt để duy trì và bảo vệ tương lai thông qua truyền thống của gia đình được nữa.
Vào giữa thế kỉ 20, những ngôi biệt thự nhà Vanderbilt bị phá dỡ, dù cho tên của họ còn lưu danh ở Đại học Vanderbilt, tầm ảnh hưởng và nổi tiếng của gia tộc này đã trôi dạt vĩnh viễn và gần như biến mất hoàn toàn.
——-
Tôi chưa phải quản lý tiền nong ở mức độ khủng bố như nhà Vanderbilt – với khối tài sản vốn được xem là lớn nhất thế giới nếu ở thời hiện đại ngày nay. Nhưng tôi phải dành thì giờ ra để tính toán các khoản chi trong nhà mình. Theo kinh nghiệm của tôi, có hai con đường chính mà các gia đình giàu có thường đi vào trong việc duy trì di sản của dòng tộc:
Gia đình giàu loại 1: Một kế hoạch chi li và tuyệt vời được lập ra để chuyển giá trị tài sản của gia đình thành những giải pháp tài chính tối ưu nhất. Thuế đất, tiền lời từ kinh doanh, dòng tư bản – tất cả. Những đứa con sau này sẽ giàu sụ, cháu của bạn cũng vậy. Nhưng linh hồn của gia tộc bị mục ruỗng, và cuốn đi theo nước đó cũng là gia sản của cả dòng họ.
Gia đình giàu loại 2: Những gia đình giàu có này không chỉ truyền lại cho đời sau tiền bạc, họ truyền lại truyền thống gia tộc. Giá trị gia đình là một dạng thức được đồng thuận bởi cả gia tộc, và họ cũng muốn có một kế hoạch tài chính vững vàng. Nhưng cái di sản cốt lõi mà họ để lại đó chính là xây dựng nên một sự tổ chức, một bản sắc văn hóa – một gia đình.
Sai lầm tài chính hàng đầu mà mọi người mắc phải, đó chính là nhầm lẫn có nhiều tiền bạc với sự thịnh vượng.
Vậy, bạn đang làm việc để xây dựng gia đình, hay chỉ để kiểm tra số dư tài khoản?