Shitpost cuối tuần:Những ngộ nhận phổ biến về lịch sử chính trị Trung Đông – Bắc Phi thường thấy.
Ảnh: Cũng là “XXX lives matter'', nhưng không phải ở châu Âu mà ở Lebanon, đòi công lý cho những nạn nhân là lao động châu Phi (thường gọi là hệ thống Kafala) bị đối xử như nô lệ và giết hại tàn bạo ở Trung Đông. Dĩ nhiên nó bị ngó lơ so với ở châu Âu.
1/ Trung Đông nhiều dầu, Trung Đông loạn vì dầu
Câu này bảo sai thì không sai, chỉ là nó chụp quá chung nên gây ra lầm tưởng. Thực ra dầu ở Trung Đông tập trung hầu hết quanh vùng vịnh Ba Tư, các nước Arab Saudi, Iran, Iraq và vài quốc gia nhỏ dọc vịnh như Kuwait, Qatar, UAE,… Vâng, trừ Iraq ra thì chẳng có nước nào trong đây ''loạn'' cả. Sắp tới World Cup về đây. Ở Bắc Phi thì bằng một cách nào đó dầu tập trung hết về Libya. Còn lại các nước còn lại ở Trung Đông, Bắc Phi hầu hết thua cả Việt Nam, nhiều nước còn chẳng có.
Sơ sơ các nước ít dầu: Thổ Nhĩ Kỳ, Oman, Yemen, Syria, Jordan, Lebanon, Israel, Sudan (dầu của Sudan ở hết Nam Sudan rồi), Eritrea, Djibouti, Somali, Chad, Niger, Mauritania, Tunisia, Morocco,…
Đến đây thì trả lời rõ ràng rồi đó. Bảo vùng vịnh nhiều dầu còn đúng, còn ai bảo Trung Đông nhiều dầu thì nghi ngờ đi, hỏi lại họ đang nói nước nào?
2/ Trung Đông không dính dáng châu Phi. Châu Phi khổ do châu Âu bóc lột.
Cái này chắc phổ biến nhất luôn này. Đôi lúc vẫn bắt gặp mấy câu ''tại sao dân Libya da trắng''. Rồi mấy trang lấy clip người da đen vượt biển vào châu Âu qua Libya bảo ''DÂN LIBYA'' bị bán như nô lệ.
Chẳng có DÂN LIBYA nào da đen nhiều vậy cả. Dân Libya chỉ có đám buôn người thôi, việc thưa hưởng từ tổ tiền chứ chẳng phải nghề mới.
Thực tế phải biết rằng châu Phi không phải là của dân da đen, rừng rú và nguyên thủy như tưởng tượng. 1/3 dân châu Phi da không đen. Và một nửa dân châu Phi theo đạo Hồi từ mấy nghìn năm rồi. Chỉ có điều lịch sử châu Phi bị chia theo trục Đông Bắc – Tây Nam. Đông và Bắc Phi suốt hàng nghìn năm là cái bình cho dân Arab hút. Dân Arab đến đây, vét ngọc ngà châu báu ngà voi, săn thêm nô lệ đi bán khắp Ấn Độ Dương, giàu có hàng nghìn năm còn dân da đen than khóc cũng mấy nghìn năm đó.
Tây và Nam Phi thì thoát được đến khi người châu Âu tìm ra, cũng than khóc 2 thế kỷ 17 đến 19, thì châu Âu bãi nô, tiện thể ép luôn đám Arab bãi nô. Dân châu Phi từ đó mới thoát khỏi kiếp nô lệ. Nên hiện nay dân châu Phi tôn một ông bác sĩ Anh tên là David Livingstone làm thánh do ông có công chấm dứt chế độ nô lệ tàn khốc nhất lịch sử ở Đông Phi.
Còn hiện nay, châu Phi và Arab vẫn đánh nhau suốt, nhưng bản chất xung đột châu Phi-Arab của nó thường bị che dấu bởi các yếu tố ngoại như ''Mỹ'', “dầu mỏ'',… Chiến tranh Chad-Libya hơn 20 năm từ 1965 đến 1987 là do Libya muốn chiếm Chad cho khối Arab. Chiến tranh Ogaden 1979 giữa 2 nước Cộng sản Somali và Ethiopia là do Somali muốn chiếm Ogaden cho Hồi giáo. Nam Sudan độc lập cũng do dân châu Phi không chịu sống chung với lãnh đạo Arab. Morocco chiếm đóng trái phép Tây Sahara cũng là muốn chiếm Tây Sahara cho Arab. Boko Haram nổi dậy ở Nigeria là do Hồi giáo không chịu Thiên chúa giáo.
Vậy nên hỏi châu Phi khổ vì ai, sợ ai nhất, cứ Arab mà trả lời.
3/Trung Đông ''có vài ông độc tài tốt'', ''Mỹ vào lật độc tài mang dân chủ là loạn''
Vế sau không sai, sai ở vế trước. Không thể dùng từ ''có vài'' khi mà gần như cả đám đều độc tài như nhau. Thậm chí Iran còn được đánh giá là ''dân chủ'' hàng đầu ở Trung Đông rồi. Dân Iran còn bầu Tổng thống, còn tất thảy đám còn lại đều Vua hoặc Tổng thống cầm quyền chục năm trở lên (không tính mấy thằng nhỏ Israel, Lebanon,…)
Vậy nên tốt hay xấu ở Trung Đông nó chẳng nằm ở độc tài hay dân chủ (bởi có thằng nào dân chủ đâu).
Arab Saudi, Jordan, Oman, Morocco, Qatar, Bharain, Kuwait,… thì vua trị vì, và trùng hợp là bọn này giàu hơn cả. Syria có al-Assad, Tunisia có Ben Ali, Algeria có Bouteflika, Yemen có Saleh, Sudan có al-Bashir,… Tiểu sử mấy ông này thì biết hết, ai hỏi trả lời.
4/ ''Mùa xuân Arab toàn do Mỹ giật dây''.
Xàm không để đâu cho hết, ai thốt câu này không biết gì về bàn cờ chính trị Trung Đông trước 2011. Thực tế Mùa xuân Arab khởi đầu đầu tiên chính là ở các chính quyền thân phương Tây: Bharain, Tunisia, Morocco, Jordan, Oman, Ai Cập… Tiểu sử các chính quyền ở đây, thân Phương Tây thế nào hỏi sẽ trả lời. Đặc điểm chung là hầu hết phản đối chế độ quân chủ độc tài. Mãi sau đó mới lan sang mấy ''kẻ thù'' của phương Tây (mà thực ra lúc thù – lúc bạn) là Libya, Syria,… và trùng hợp sao mà mấy nước này đến giờ vẫn loạn trong khi bọn còn lại đã yên. Yemen của Saleh cũng là thân Mỹ đấy nhé.
Vậy nên hỏi mùa xuân Arab do ai giật dây thì chỉ có Allah mới biết. Phương Tây chỉ là thằng ăn theo để lật mấy ông không ưa thôi.
5/ ''Giáo dục, y tế, nhà ở miễn phí'' là auto thiên thần.
Biết nói đến ai rồi đấy. Nói về Libya, Iraq toàn mang mấy thành tựu này ra nói về Saddam Hussein, Gaddafi, riêng Saddam Hussein kiêm thêm vụ cho vay dầu. Thế là thành thiên thần thánh thiện. Nhưng thánh thiện trong mắt mấy người, còn lại là đồ tể trong đống người xung quanh.
Làm ơn, dẹp Mỹ và phương Tây qua một bên. Iran mất gần hơn 1 triệu mạng vì Iraq. Riêng vũ khí hóa học làm dân Iran chết nhiều hơn cả bom nguyên tử (cần dẫn chứng có ngay) .Người Kurd mất 200.000 mạng. Syria sống 20 năm không có điện vì Iraq dọa đánh bom đập thủy điện. Kuwait suýt mất nước năm 1991. Còn hàng trăm nghìn đảng viên Cộng sản Iraq vốn là anh hùng lật đổ nền quân chủ trong ngày ''Cách mạng Pháp'' thì bị đuổi cùng giết tận đến nỗi phải đào hầm dưới lòng đất Baghdad chiến đấu 30 năm,
Ở châu Phi, dân Uganda khốn khổ với Idi Amin do hắn được Libya chống lưng. Tanzania hứng thảm sát không khác gì biên giới Tây Nam Việt Nam cũng năm 1979 khi quân Libya cùng Uganda tràn qua biên giới. Tổng thống Cộng sản vĩ đại của Burkina Faso – Thomas Sankara chết tức tưởi dưới tay lính đánh thuê Libya. Còn Chad như Kuwait, suýt mất nước thành một tỉnh của Libya nếu không nhờ quân Pháp cứu.
Nói vậy để thấy, tốt với bà con xa mà suốt ngày mang bom phá nhà hàng xóm thì không phải chết dưới tay thằng này cũng chết dưới tay thằng khác.
6/ Iraq không có vũ khí hóa học.
Thôi cái huyền thoại này chán chẳng buồn nói. Cứ mạnh dạn hỏi dân Iran là đâu ra đó thôi.
Còn nữa nhưng nói nhiêu đó thôi.