Đâu là điều ngầu nhất mà một nhân vật lịch sử từng nói?

Câu hỏi: Đâu là điều ngầu nhất mà một nhân vật lịch sử từng nói?
Trả lời: Colin Maretsky
Kể cả những móng tay của tôi có bị rút bỏ, mũi và tai có bị cắt đi, chân và tay bị nghiền nát, thì sự đau đớn này cũng không thể sánh được với nỗi đau mất nước.”
Đây là câu nói của Yu Gwan-sun, vài ngày trước khi bị tra tấn đến chết dưới bàn tay của Đế quốc Nhật.
Triều Tiên đã từng là thuộc địa chủa Nhật tự năm 1910 đến năm 1945. Quốc gia này đã bị cưỡng ép sáp nhật trong giai đoạn Nhật Bản tự cho mình có ưu thế sắc tộc vượt trội so với những nước láng giềng Đông Á.
Con người, văn hoá và kinh tế Triều Tiên đã bị bóc lộc tàn bạo.
Nhật Bản đối xử với Triều Tiên như một con gà đẻ trứng vàng, hút máu tài nguyên thiên nhiên và tăng thuế, cho đến lúc gần như toàn bộ người dân Triều Tiên đều sống trong nghèo khổ. Các thành viên trong gia đình phải đi làm gái để không bị chết đói.
Người Nhật có cách dỡ bỏ nhuệ khí và thể diện của những quốc gia bị đô hộ một cách rất có hệ thống. Ở Triền Tiên, họ phá bỏ Cung điện Hoàng Gia, phá hàng triệu cây rừng, và chủ đích săn bắt loài hổ Triều Tiên đến mức tuyệt chủng.
Họ xây những đền thờ Shinto ở các thành phố lớn của Triều Tiên, và bắt ép người dân phải thờ cúng nơi đó. Họ cũng gắng sức cưỡng ép đồng hoá những người Triều Tiên thành tầng lớp công dân Nhật Bản thứ hai, bằng cách loại bỏ họ và ngôn ngữ của người Triều Tiên.
Không may cho người Nhật, phương pháp bạo lực của họ trong việc khuất phục con người đã dẫn đến tác động trái ngược ở Triều Tiên.
Người Triều Tiên bắt đầu phản khác lại. Họ tổ chức biểu tình, và phá hoại chính quyền Hoàng gia bất cứ khi nào có thể.
Yu Gwan-sun chỉ mới 16 tuổi khi cô đứng ra tổ chức biểu tình hoà bình ở thị trấn của mình, gần với Seoul. Khi những người hàng xóm của cô bắt đầu sợ những gì lính Nhật sẽ làm với họ, cô đã trèo lên một ngọn núi gần đó vào giữa đêm và đốt một đống lửa lớn, kích động gia đình và bạn bè hành động.
Buổi sáng hôm sau, trong cuộc biểu tình, lính Nhật đã tới và tàn sát gần như tất cả mọi người. Chúng bắn chết cha mẹ của Yu Gwan-sun và bắt cô.
Cô được chuyển đến nhà tù Seodaemun ở Seoul, một nhà tù dành cho tội phạm chiến tranh, và những màn tra tấn kinh hoàng đã xảy ra ở đây.
Khi cô và những người bạn tù của mình trải qua việc bị bỏ đói nghiêm trọng theo kiểu Holocaust và những cuộc tra tấn dã man, cô chưa bao giờ chấp nhận ý muốn của kẻ bắt giữ mình. Cô tiếp tục tổ chức biểu tình trong nhà giam, và hướng tới những bạn tù của mình bất cứ khi nào có thể.
Câu trích ở trên mang hàm ý ẩn dụ cho từ KHÔNG. Yu Gwan-sun, một cô gái 17 tuổi, đã bị rút móng, cắt tai. Cơ thể bị xâm phạm và cắt xẻo.
Khi cô viết những điều trên vào nhật ký bí mật của mình, cô đang phải chịu những vết thương nghiêm trọng, và những nỗi đau vô cùng. Dẫu vậy, dù còn rất trẻ nhưng Yu Gwan-sun vô cùng cứng rắn.
Những đau đớn cô trải qua hàng ngày ở Seodaemun chẳng là vấn đề gì với cô. Những gì cô muốn một quốc gia Triều Tiên độc lập, và phớt lờ những nỗ lực cản trở của sang một bên.
Chúng cuối cùng cũng tra tấn cô đến chết. Cô qua đời vào ngày 27/9/1920.
Điều khiến tôi kinh ngạc là một cô gái trẻ tuổi, một đứa trẻ, trong thế giới bạo lực của người lớn, lại có thể có dũng khí đối mặt với những thứ ác độc đến vậy. Một bé gái có nghĩa là đang ở trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Thế giới đáng sợ hơn rất nhiều khi bạn còn nhỏ. Nhưng Yu Gwan-sun thì không hề bé nhỏ chút nào.
Mặc dù cô đã phải đối mặt với nỗi đau và sự tàn nhẫn không thể kể xiết, cô vẫn kiên định. Vào ngày cô chết, Yu Gwan-su đã nguyền rủa những kẻ hành hạ mình, và hét lên vì tự do.
Tôi cứ cố gắng tưởng tượng mình sẽ làm gì trong tình huống của cô ấy.
Tôi sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trong khu phố của tôi? Tôi có tiếp tục làm không, sau khi tất cả bạn bè của tôi đều đã từ bỏ? Tôi sẽ châm ngọn lửa đó chứ? Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, ngay cả sau khi họ đã nhốt tôi trong nhà tù và cắt đi những bộ phận cơ thể tôi?
Tôi là một người đàn ông trưởng thành, có khả năng tự vệ tốt hơn, và tôi vẫn cảm thấy thật kinh hoàng. Tôi không biết liệu mình có hăng hái chiến đấu kiểu đó không.
Vì vậy, tôi nói cảm ơn chúa vì đã tạo ra những Yu Gwan-sun trên khắp thế giới này. Họ làm những điều mà hầu hết chúng ta đều không thể. Họ không từ bỏ trong các cuộc xung đột, họ nhận những cú đấm và chết vì chính nghĩa.
Trong khi ai cũng có thể bị đánh bại hàng trăm lần trước đo, Yu Gwan-sun thì không. Sức mạnh của cô là sự sụp đổ của một đế chế, và cô sẵn sàng hiến dâng mạng sống của mình để làm cho thế giới của các thế hệ tiếp theo tươi sáng hơn nhiều.
________
Tuần trước, tôi đến thăm nhà tù Seodaemun, phía bắc Seoul và chụp ảnh ở đó. Tôi đã viết nhiều hơn về việc giam giữ Yu Gwan-sun, và sự tra tấn diễn ra tại nhà tù.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cô ấy, và về thời kỳ thực dân Nhật Bản khủng khiếp ở Triều Tiên, hãy xem Nhà tù hoả ngục Seodaemun: Quá khứ thuộc địa tối tăm của Triều Tiên.
Cảm ơn vì đã đọc bài!
– Colin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *