Tại sao chúng ta có thể cảm thấy “lay chuyển” bởi những tác phẩm nghệ thuật / âm nhạc / văn chương phi thường?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/6mdsvs
_____________________
u/Sumit316 (3.4k points – x1 gold)
Câu trả lời phổ biến sẽ là “sự tiến hóa của giống loài” — rằng chính những cảm xúc đã giúp chúng ta sống sót. Khi chúng ta còn sống trong hoang dã — với những lũ khỉ, voi răng máu và hổ — chúng ta cần những cảm xúc để có thể phản ứng nhanh với các mối nguy hiểm. Nếu phải đổi mặt với hổ, tốt nhất là nên lùi bước cùng với nỗi sợ hãi mạnh đến mức sẽ thúc đẩy máu chạy rần rần khắp người, hơn là ngồi lên giả thuyết về mối nguy hiểm. Chúng ta phát triển một hệ thống cảm xúc bởi vì cảm xúc có thể tạo ra phản ứng nhanh với nguy hiểm.
Những cảm xúc khác cũng hoạt động tương tự. Con người là một loài vật thông minh, chúng ta đã có thể dạy cho nhau cách bộc lộ suy nghĩ thông qua những từ được viết, cũng như cảm xúc trong âm nhạc và nghệ thuật. Hãy nghĩ về điều đó một chút, thông qua nghệ thuật và âm nhạc – những cảm xúc được các nghệ sĩ mã hóa, chôn giấu vào trong những tác phẩm của họ thông qua màu sắc, đổ bóng và âm điệu chỉ để được giải mã, trải nghiệm bởi những người xem/những người lắng nghe. Điều đó chắc chắn không bàn cãi, chính là thành tựu vĩ đại nhất của loài người.
Và vâng, dù cho đó chính là sự thoát xác, vứt bỏ sự trói buộc của những nghệ sĩ hay nhạc sĩ để có thể tạo những tác phẩm mở khóa được chính những cảm xúc của khán giả, chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào mà cảm xúc có thể làm được như vậy. Chúng ta chỉ có thể biết rằng những cảm xúc có thể được biểu lộ dưới những tác phẩm nghệ thuật — và con người có thể đọc được, thấu hiểu được chúng.
Còn về phần âm nhạc – Jordan Peterson có một giải thích khá hay trong bài giảng của ông ấy.
Chúng ta muốn biết được ý nghĩa của cuộc đời mình. Cuộc sống chính là sự cân bằng giữa sự trật tự và sự hỗn loạn, hiển nhiên chúng ta không đương đầu với hỗn loạn tốt cho lắm nhưng chúng ta có thể vượt qua sự hỗn loạn và biến hỗn loạn thành có trật tự. Khiến cho chúng ta cảm thấy như đã đạt được một điều gì đó và cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Âm nhạc đơn giản là bắt chước quá trình này, âm nhạc là một dạng trật tự tối cao và kỳ diệu. Ông ta cho rằng kể cả người mang nặng chủ nghĩa hư vô nhất trong chúng ta (nihilistic) cũng thích âm nhạc vì lý do này. Nó tạo ra ý nghĩa. Một số người khi đang “phê pha” thường bảo rằng họ thật sự có thể hiểu và nhìn thấy cấu trúc của âm nhạc rất khác so với trạng thái tỉnh táo thông thường. Hiển nhiên là tôi chưa làm nên không có ý kiến gì về vụ này.
Cụ thể hơn:
Âm nhạc được xử lý bởi hệ thống thính giác trong não chúng ta, cũng tương tự nhưng giao tiếp giọng nói thông thường. Hệ thống thính giác liên kết với hệ limbic/hệ bản tính – phần của não đảm nhiệm vai trò xử lý các cảm xúc. Âm nhạc trong khi đó lại có thể – tương tự nhưng ngữ điệu giọng nói – kích hoạt toàn bộ hệ thống bản tính này và kích hoạt những cảm xúc phản hồi lại nếu nó hợp với tình huống (việc xử lý nội dung cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích cảm xúc phản hồi).
Điều này cũng tương tự với các cơ quan cảm biến khác – thị giác có thể kích thích những cảm xúc phản hồi, ví dụ như là đối với những bức vẽ nghệ thuật. Khứu giác là độc nhất trong các giác quan, khiến cho thông tin về mùi hương đi thẳng trước tiếp đến não ngoài, không giống như các giác quan xử lý thông tin khác phải đi qua một trạm lặp/kích tín hiệu (đồi não) trước, và khứu giác nó gắn liền trực tiếp với hồi hải mã (hippocampus) – chịu trách nhiệm cho việc cấu thành ký ức, nội dung và xử lý cảm xúc. Mùi hương có thể khơi gợi lại những ký ức mạnh mẽ về một tình huống cụ thể.
>u/Arabian_Wolf (191 points)
Đó cũng là lý do vì sao mà tui cảm thấy goosebumps khi lắng nghe những bài hát từ dàn nhạc âm hưởng siêu hay..
Lúc khác thì tôi lại cảm thấy đầy thù hằn khi ai đó đem tôi ra làm trò cười.
Có lẽ đã đến lúc tôi trở nên vô cảm, không còn nhạc gì nữa hết.
>>u/Trumps_a_cunt (116 points)
Thật ra ông khá đúng với những gì mà Phật giáo và Chủ nghĩa khắc kỷ đang cố hướng tới.
Một trong bốn dấu ấn tạo nên Đạo Phật là “Mọi cảm xúc đều đau đớn.”. Một ví dụ cho câu này sẽ là khi yêu, chúng ta nghĩ rằng tình yêu là cảm xúc tích cực, nhưng chúng ta càng yêu đậm sâu thì chúng ta sẽ càng đau đớn, chịu đựng nhiều hơn khi đánh mất hoặc khi tình cảm ấy thay đổi. Điều này không phải để bảo rằng “Đừng yêu ai cả”, điều này cốt để khiến chúng ta nhận thức rằng những cảm xúc chính là nỗi đau và bạn có thể kiểm soát việc chúng ta day dứt, níu kéo, gắn kết với một điều gì đó thông qua việc thiền và làm rỗng tâm trí.
Đó cũng là lý do vì sao mà các nhà sư cạo đầu của mình và không bao giờ lắng nghe âm nhạc, họ đang rũ bỏ những thứ ràng buộc, quyến luyến khỏi cuộc sống của họ.
Chủ nghĩa khắc kỷ cũng hướng đến một điều tường tự, rằng trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ là một điều nên tránh, nhưng nặng về tính triết lý, trong khi Đạo Phật lại nghiêng về tổng hợp của tôn giáo cùng triết lý.
Vậy nên khi ông gắn kết giữa việc goosebump khi nghe nhạc và việc giữ thù hằn trong lòng với nhau, cả Đạo Phật và Chủ Nghĩa Khắc Kỷ sẽ đồng cảm với ông và hướng ông trải nghiệm mọi thứ ít căng thẳng hơn.
_____________________
Bài đăng của bạn Sa Lê trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/481495136094033
[Hình chụp tại Triển lãm La nuit étoilée, Van Gogh tại Paris – Culturespaces : E. Spiller]