Quay trở lại thế kỉ 20, khu vực này đã chứng kiến nhiều cuộc xung đột nhưng trong tất cả các cuộc nổi dậy, xung đột, bạo loạn đều có bàn tay của 2 nước: Saudi Arabia và Iran.
Saudi Arabia và Iran chưa bao giờ thực sự tuyên chiến lẫn nhau, thay vào đó họ chiến đấu gián tiếp bằng cách hỗ trợ cho các phe đối lập ở các nước khác và kích động xung đột. Cả người Saudi và người Iran đều nhận thấy các cuộc nội chiến là những mối đe dọa và cơ hội lớn với họ.
Sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Iran trở thành cuộc chiến chống lại ảnh hưởng lẫn nhau và toàn bộ Trung Đông là chiến trường. Do đó cuộc cạnh tranh này được gọi là: “Chiến tranh lạnh ở Trung Đông”.
Khác với chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ thay vì kiểm soát thế giới thì 2 nước này cạnh tranh để kiểm soát Trung Đông.
-Quay trở về nguồn gốc của 2 nước:
Vào đầu thế kỷ 20, bán đảo Ả rập là một sự liên kết giữa các bộ lạc dưới sự kiểm soát của đế chế Ottoman. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc, đế chế Ottoman tan rã để lại các bộ lạc đánh nhau vì quyền lực. Cuối cùng bộ lạc Al-Saud đã chinh phục hầu hết bán đảo. Năm 1932, vương quốc Saudi Arabia ra đời. 6 năm sau dầu mỏ được phát hiện tại bán đảo mở ra thời kì hút tiền từ dưới lòng đất và chế độ quân chủ ở Saudi Arabia trở nên giàu có. Tiền bán dầu đã dựng nên những con đường và thành phố trên khắp cả nước. Nó cũng đã giúp tạo liên minh với Mỹ.
Còn phía đông vịnh Ba Tư có một quốc gia khác đang nổi lên nhưng gặp khó khăn hơn nhiều. Iran cũng có trữ lượng dầu khổng lồ và có dân số Hồi giáo đông hơn Saudi Arabia nhưng sự can thiệp của nước ngoài đã tạo ra hỗn loạn. Từ đầu thế kỷ 19 đến những năm đầu thập niên 40 của thế kỉ 20, Iran đã bị Nga và Anh xâm chiếm hai lần. Năm 1953, Mỹ tiến hành đảo chính loại bỏ thủ tướng Mohammed Mosaddegh và dựng lên vị vua Reza Shah-một người có khuynh hướng cải cách mạnh mẽ Iran thành một nước thế tục theo mô hình phương Tây.