Chúng ta có thể trả lời chính xác câu này không?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/hpbtgk
_____________________
Không có câu trả lời nào cả. Chúng ta có thể dùng sự mâu thuẫn để chứng minh. Nếu chúng ta giả định B là câu trả lời đúng, thì tức là chúng ta có 25% cơ hội trả lời chính xác (chọn 1 trên 4), như vậy thì sẽ mâu thuẫn với đáp án B là 0%.
Nếu chọn C thì cũng sẽ có tỉ lệ 25% trả lời đúng, cũng mâu thuẫn với đáp án C 50%.
Nếu chọn A hoặc D, tức là cả hai đều đúng thì tỉ lệ lúc này sẽ là 50%. Mâu thuẫn với đáp án 25%.
Vì chúng ta đã chứng minh không có câu trả lời nào đúng, chúng ta có thể kết luận câu hỏi này không thể trả lời chính xác được.
Chỉnh sửa: Đúng là nhìn vô kết luận 0 câu trả lời đúng thì người ta sẽ nghĩ B (0%) chính xác, nhưng thật ra thì không bởi nếu B đúng thì xác suất tối thiểu sẽ là 25%, mâu thuẫn với câu trả lời B.
Chỉnh sửa 2: Có vài bình luận khiến tôi phải đặt vấn đề lại với câu trả lời của mình. Họ đã chỉ ra nếu chúng ta loại trừ hết những đáp án khác thì xác suất sẽ về 0%, B là đáp án đúng. Tôi nghĩ điều nghịch lý ở đây là không thể giải B đúng hay B sai được. Nên nếu mà kết luận tất cả đều sai thì không đúng.
>u/quick20minadventure (406 points)
Quan trọng: Theo như tôi biết thì đây không phải là câu hỏi trong gameshow nào cả. Mọi người đừng cứ mặc định là cái câu hỏi phải đúng, phải hợp lý và phải có câu trả lời chính xác hay gì hết. Đa số các câu trả lời ở đây không hề xem câu hỏi này là một câu hỏi trong game show với các hạn chế như trên. Nếu xem đây là một câu hỏi trong gameshow thì có thể bạn sẽ thấy mâu thuẫn các thứ nhưng ở đây cái logic đó bị lờ đi rồi. Google image cái này đi, bạn sẽ thấy nó như một cái meme thôi chứ cũng chẳng phải là một vấn đề toán học.
Bình luận ban đầu của tui: 25% và 50% là sai. Nếu chọn 0% thì sẽ xuất hiện nghịch lý/vòng lặp do cái bản chất tự tham chiếu của nó nên nó cũng không phải là câu trả lời đúng. Không thể chọn được câu trả lời chính xác.
Edit: Chuyện gì đang xảy ra với mấy comment về giả thuyết và logic vấn đề kép ở dưới vậy?
Nếu 50% là câu trả lời, vậy xác suất lựa chọn sẽ là 25%, mâu thuẫn.
Nếu 25% là đáp án, xác suất lựa chọn là 50%, mâu thuẫn.
Nếu chọn 0%, xác suất lựa chọn là 25%, vẫn mâu thuẫn.
Không thể chọn đúng câu nào được, vì chọn câu nào cũng sẽ dẫn tới mâu thuẫn.
Edit 2: Nếu cho rằng không có lựa chọn đúng tức 0% là đáp án chính xác, bạn sẽ rơi vào vòng lặp logic ngay.
Không phân biệt dù là bạn đã xài cái logic suy luận nào, chọn bất cứ cái nào trong 3 đáp án đều cho thấy sự mâu thuẫn hết.
Và điều bạn nên làm khi gặp mâu thuẫn logic là không nên tiếp tục lập luận logic nữa mà kết luận luôn giả thiết ban đầu bị sai.
Kết luận hợp lý nhất là cho rằng đây là một câu hỏi nghịch lý rồi đi giải các câu khác. Đó là cách chúng ta giải toán.
>>u/BaPef (38 points)
Tôi không đồng ý. Câu hỏi đã chỉ rõ điều kiện là nếu lựa chọn ngẫu nhiên thì xác suất chính xác là gì nhưng ông có lựa chọn ngẫu nhiên đâu, tức xác suất của ông không phải là xác suất ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là 50% xác suất đúng bởi vì đáp án đúng chỉ xuất hiện 1 lần (50%) (đúng hoặc sai), khiến cho xác suất chọn ngẫu nhiên trúng cái đáp án đó xuất hiện hai lần (25%).
Có hai vấn đề ở đây, đáp án chính xác là gì và xác suất để chọn trúng nó một cách ngẫu nhiên.
Đáp án chính xác xuất hiện 1 lần, xác suất chọn nó thì xuất hiện hai lần.
>>>u/quick20minadventure (24 points)
Có mỗi một vấn đề ở đây thôi. Sao ông lại có thể tách các điều kiện ra như vậy? Ông đang bóp méo các lý thuyết về xác suất thống kê đó.
Không gian mẫu của việc lựa chọn đáp án có 3 giá trị: 50% với xác suất chọn được nó là 0,25, 25% với xác suất 0,5, 0% với xác suất 0,25.
Bây giờ xác suất chọn ngẫu nhiên đáp án đúng về cơ bản là tổng xác suất của việc chọn lấy một trong những giá trị được đưa ra là những câu trả lời đúng. Cả 3 đều là không và bạn kết luận không thể chọn được đáp áp đúng suy ra 0% là chính xác tức là có 25% cơ hội chọn đúng dẫn tới mâu thuẫn và rồi bạn đang vướng phải một vòng lặp logic, tức câu hỏi này là một nghịch lý.
>>>>u/BanVideoGamesDev (8 points)
0% chỉ sai nếu lựa chọn ngẫu nhiên, còn nếu lựa chọn không ngẫu nhiên thì 0% đúng.
Edit: Đâu có chỗ nào chỉ ra rằng bạn phải trả lời ngẫu nhiên. Câu hỏi đang đặt giả thiết, và trong giả thiết đó thì không có câu trả lời nào đúng hết. Nên là khi bạn thực sự đang tìm câu trả lời thì đáp án là 0%.
>>>>u/BanVideoGamesDev (3 points)
Từ khoá: nếu. Đây là một giả thuyết.
Khi bạn chọn đáp án, bạn đâu có chọn nó ngẫu nhiên.
_____________________
u/Djorgal (2.3k points – x1 gold – x2 bravo grande! – x1 take my energy)
Không thể có đáp án đúng cho câu trả lời này được vì cái câu hỏi không chặt chẽ xíu nào.
Đây là một ví dụ về một nghịch lý tự tham chiếu. Những ví dụ nổi tiếng khác như sau:
“Câu khẳng định này là sai.”
“Người thợ hớt tóc này là người cạo râu và chỉ cạo râu cho tất cả những người không thể tự hớt tóc cho bản thân. Vậy ai là người cạo râu cho ông ấy?”
“Người thẩm phán kết án một phạm nhân sẽ bị treo cổ vào một ngày trong tuần của tuần kế tiếp, tuy nhiên vào ngày nào sẽ là một sự bất ngờ đối với người phạm nhân đó.”
Ở mỗi trường hợp, các nguyên tắc đã định đều bị tự tham chiếu tới chính nó.
Edit: Có vẻ ví dụ về thẩm phán và phạm nhân cần được giải thích một chút. Đặc biệt là trong một số trường hợp vẫn có thể tuân theo được các nguyên tắc đã định.
Nghịch lý (do người phạm nhân suy luận) diễn ra rằng nếu ngày thứ Bảy người phạm nhân vẫn chưa bị treo cổ thì ngày chủ nhật không thể là một ngày bị treo cổ bất ngờ được bởi đó là ngày cuối cùng trong tuần, cho nên đó không phải là một sự bất ngờ đối với người phạm nhân.
Nhưng nếu thế thì ngày treo cổ bất ngờ cũng không thể là ngày thứ bảy bởi đã loại trừ chủ nhật, và nếu anh ta không bị treo cổ vào thứ sáu thì anh ta sẽ phải bị treo cổ vào ngày tiếp theo, suy ra thứ bảy không còn là bất ngờ nữa. Và tương tự, ngày treo cổ không thể là ngày nào trong tuần được.
Vào tuần tiếp theo, người hành quyết gõ cửa tù của người phạm nhân vào trưa thứ ba, làm người phạm nhân vô cùng ngạc nhiên (vì anh ta đã giả định là không thể treo cổ anh ta được).
Hoá ra nguyên tắc vẫn được tuân thủ. Anh ta vẫn bị hành quyết vào tuần tiếp theo và ngày hành quyết vẫn là một sự bất ngờ. Vấn đề của các nguyên tắc tự tham chiếu là chúng không sai, nhưng chúng rời rạc. Nói theo một cách khác, nhảm nhí vđ.
Ví dụ như tôi lựa một ngày ngẫu nhiên và nói rằng bạn sẽ chết vào ngày đó. Nếu vậy thì tôi hoàn toàn là một đứa nhảm nhí, làm l gì tui biết được tui chỉ đoán đại mà thôi. Nhưng dù sao tui vẫn có thể đúng nếu có sự trùng hợp nào đó. Chỉ vì tui vớ vẩn không có nghĩa là tui hoàn toàn không chính xác.
Những cái nguyên tắc không rõ ràng cũng vậy. Chúng vẫn có thể được tuân thủ vì một sự trùng hợp nào đó chứ không phải là kết quả bởi những nguyên tắc đó. Trong trường hợp người phạm nhân, thứ ba không phải là một ngày tử hình bất ngờ nếu nhìn theo cái nguyên tắc nhưng anh ta lại bị bất ngờ bởi cái mánh khoé của thẩm phán vì anh ta đã mù quáng (tin vào cái giả định của mình). Nếu là một phạm nhân lúc nào cũng tin rằng bản thân sẽ bị hành quyết sớm nhất có thể kệ mẹ luôn mấy cái nguyên tắc thì người hành quyết không thể nào làm anh ta ngạc nhiên được.
Edit2: Tới mấy đứa khôn lỏi kêu “người thợ cắt tóc đó là phụ nữ”, ê làm vậy cũng không hề giải được cái nghịch lí tui viết đâu.
Edit3: Không nếu có một người thợ thứ hai cũng không giải được. Tui đã trình bày cái định nghĩa cho người thợ đó rồi. Nếu có người thợ thứ hai thì ai sẽ cạo râu cho người thợ thứ nhất? Có phải là người thợ thứ nhất không tự cạo cho ổng không? Nhưng ông ta là người cạo cho tất cả những người không tự cạo râu suy ra ổng phải tự cạo cho chính ổng.
Thật ra thì có một cái cách giải cho nghịch lý người thợ cắt tóc mà tui đã nói: “Thị trấn không có ai, không người, không thợ cắt tóc, không gì cả” Nếu nguyên tắc không áp dụng được cho ai thì không có mâu thuẫn nào xảy ra hết.
Nếu chúng ta thêm vào một tiên đề “có một người thợ cắt tóc” thì đấy là cách cái trick diễn ra.
_____________________
Bài đăng của bạn An cute trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/585981715645374