GIÁP ĐAN MẢNH ĐỜI ĐƯỜNG

GIÁP ĐAN MẢNH ĐỜI ĐƯỜNG

Áo giáp đan mảnh- Lamellar được sử dụng quy mô bắt đầu từ triều đại nhà Hán (206 TCN-220 AD) tới thời Nam Bắc triều (420–589)và tiếp đó là thời nhà Đường (618–907).Một mảnh giáp lớn nhất của thời Đường được khai quật gần Tây An năm 1976 dài 9,6 cm, rộng 2,6 cm và dày 2,8mm;nhỏ nhất là 9 cm, rộng 1,3 cm và dày 2,2 mm trong khi độ dày thông thường của 1 miếng giáp là vào khoảng 1mm.Với độ dày trên 2mm, khả năng trọng lượng của giáp khi bọc kín toàn thân là khoảng 17-25kg làm giảm khả năng cơ động của người lính nhưng bù lại khả năng chống tên từ nỏ ( loại vũ khí hữu hiệu hơn cả đao kiếm, tầm 20-30m) đươc nâng cao. Thiết Phù Đồ nhà Kim hay Nhạc gia quân cũng sử dụng giáp nặng 20-25kg.(3000-5000 full armor)

Công lao động cho một bộ giáp thời Đường đòi hỏi 192 cho tới 265 ngày: Tách các miếng giáp trung bình khoảng 1200-2000 mảnh mất 10-30ngày, mài mất 40 ngày, dùi lỗ mất 10-30ngày, rèn cạnh mất 13 ngày, viền ngang mất 7 ngày, may tất cả các các mảnh với nhau mất 2 ngày…Ngay cả chất lượng của loại giáp kém nhất cũng đòi hỏi có 41 thợ với tất cả các khâu.

Ngày nay để làm bộ giáp như vậy với công cũ hiện đại có thể chỉ mất 300-500 giờ. (Giá một bộ lamellar kiểu Đông Âu được bán vào khoảng 350-700 usd). Một nghệ nhân trong Sài Gòn (đã làm bộ giáp chất liệu cosplay thời Trần cho họa sĩ Ấm Chè) cho biết một bộ giống hình có giá khoản 25-30 củ VND. Ai muốn làm một bộ thì gom lúa đi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *