#review (tóm tắt phần 3, phần 4 cuốn LỊCH SỬ DO THÁI
Một trong những đóng góp lớn nhất lớn nhất của người Do Thái đối với tiến bộ của con người là buộc văn hóa châu Âu phải chấp nhận tiền bạc và sức mạnh của tiền bạc.
Lịch sử liên tục nói với chúng ta rằng việc di cư và tái định cư có tác động làm mới ý tưởng và cách làm mọi việc, do đó biến người di cư thành con người kinh tế hiệu quả hơn.
Từ thế kỷ 8 và thế kỷ 7 TCN, những người chăn gia súc
và những người trồng ô – liu Hy Lạp nghèo khó đã rời
bỏ vùng đất cổ xưa của mình, trở thành các lái buôn –
khai hoang thành công khắp vùng địa Trung Hải. Vào
thế kỷ 19, những thành viên thị tộc vốn đói lả ở vùng
cao nguyên Scotland, những người Ailen khốn khổ từ
Clare và Kerry, những người nửa nông nô từ Ba Lan,
những người nông dân không tấc đất từ Mezzogiorno
đã biến thành các công dân dám nghĩ dám làm ở
Ontario và New Zealand, ở Boston, New York và
Chicago, ở vùng Trung Tây, Argentina và New South
Wales. Vào thời chúng ta hiện nay, chúng ta thường
xuyên thấy tác động gần như kỳ diệu của sự di cư khi
người Trung Quốc lục địa tới định cư ở Đài Loan và
Hồng Kông, người Việt Nam tới California và Úc, người
Cuba tới Florida.
và những người trồng ô – liu Hy Lạp nghèo khó đã rời
bỏ vùng đất cổ xưa của mình, trở thành các lái buôn –
khai hoang thành công khắp vùng địa Trung Hải. Vào
thế kỷ 19, những thành viên thị tộc vốn đói lả ở vùng
cao nguyên Scotland, những người Ailen khốn khổ từ
Clare và Kerry, những người nửa nông nô từ Ba Lan,
những người nông dân không tấc đất từ Mezzogiorno
đã biến thành các công dân dám nghĩ dám làm ở
Ontario và New Zealand, ở Boston, New York và
Chicago, ở vùng Trung Tây, Argentina và New South
Wales. Vào thời chúng ta hiện nay, chúng ta thường
xuyên thấy tác động gần như kỳ diệu của sự di cư khi
người Trung Quốc lục địa tới định cư ở Đài Loan và
Hồng Kông, người Việt Nam tới California và Úc, người
Cuba tới Florida.
Động năng cho các nền kinh tế quốc gia, nhất là ở Anh và Hà Lan, và sau này là ở Bắc Mỹ và Đức, được tạo ra không chỉ bởi người theo giáo lý Calvin, mà còn bởi người theo giáo lý Luther, người Kitô từ Bắc Ý, và nhất là người Do Thái. Thứ mà những cộng đồng di cư này chia sẻ không phải là thần học, mà là sự sẵn lòng sống dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với tư tưởng tôn giáo và đạo đức theo lệnh từ các cơ sở tăng lữ. Tất cả họ phản đối hệ thống thứ bậc tăng lữ, ủng hộ việc quản lý tôn giáo của giáo đoàn và lương tâm cá nhân.
Xét theo mọi khía cạnh này, người Do Thái là điển hình nhất cho các nhanh người di cư khác nhau.
1. Họ đã phản đối chế độ tăng lữ kể từ khi Ngôi đền thứ hai bị phá hủy. Họ đã sử dụng chế độ giáo đoàn từ lâu trước khi có bất cứ giáo phái Tin Lành nào. Cộng đồng của họ chọn ra giáo sĩ cho riêng mình, và hình thức phân quyền này khả thi là do không có giáo lý thần học và do tinh thần bao dung tri thức.
2. Trên tất cả, họ là những người định cư rất giỏi giang. Họ đã di cư trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Là khách trọ và là người ngụ cư từ thủa xa xưa nhất, họ đã trải qua nhiều thế hệ, và trong vô vàn các tình huống khác nhau, hoàn thiện nhiều nghệ thuật di cư, nhất là kỹ năng tập trung của cải của mình để nó nhanh chóng được chuyển từ một điểm nguy hiểm tới một khu tái định cư. Công việc buôn bán, nghề thủ công, nền văn hóa dân gian và luật pháp của họ kết hợp lại để hỗ trợ cho việc di cư sáng tạo ấy.
3. Thuế. Họ phục vụ người chủ mới trên cương vị người thầu thuế. Họ không chỉ phải đóng các loại thuế thường niên thông thường, mà còn phải đóng các loại thuế đặc biệt: thuế đất cho người cai trị, thuế thân, thuế thương mại, thuế đi lại,…với mức giá cao hơn giá thông thường và họ phục vụ trên vô vàn hình thức khác nhau.
Ngoài khuynh hướng chung của mình, người Do Thái còn có những đóng góp đặc biệt cho tinh thần đổi mới sáng tạo và dám nghĩ dám làm trong kinh tế.
1. Thời trung cổ, như chúng ta đã thấy, các kỹ năng đô thị, buôn bán và tài chính của họ được các cộng đồng Kitô xung quanh học hỏi dần dần; khi đó người Do Thái không còn hữu dụng về mặt xã hội và kinh tế nữa, nên thị trường xua đuổi hoặc bị phân biệt đối xử. Sau đó họ chuyển tới một vùng kém phát triển hơn, nơi các kỹ năng của họ vẫn còn được dùng đến. Nhưng lựa chọn của họ là phát triển các phương pháp mới, và người Do Thái giỏi trong chuyện này.
2. Họ đi trước cuộc cạnh tranh một bước, hoặc bằng cách tăng hiệu suất của các phương pháp hiện tại qua đó giảm giá thành, hoặc bằng cách đề ra phương pháp mới.
3. Tôn giáo của họ dạy họ duy lý. Trong mọi giai đoạn phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã đi lên bằng duy lý, qua đó cải thiện phương pháp hiện tại. Hoạt động tài chính và thương mại của người Do Thái trong thế kỷ 18 được phân bố rộng tới mức các sử gia kinh tế đến nay đôi khi vẫn muốn coi họ là lực lượng chủ chốt trong việc tại ra hệ thống tư bản hiện đại. Nhưng nếu như người Do Thái chỉ là một trong các yếu tố tạo ra hệ thống thương mại hiện đại, thì chắc chắn đó là một yếu tố có sức ảnh hưởng lớn. Ảnh hưởng của họ được thực hiện theo năm cách chính (1/ Họ ủng hộ cải tiến sáng tạo. 2/ Người Do Thái đi đầu trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng tiêu thụ. 3/ Họ nhằm vào hệ thống rộng lớn nhất có thể. Họ đề cao tầm quan trọng của nền kinh tế quy mô. 4/ họ rất nỗ lực giảm giá. 5/ Người Do Thái đặc biệt giỏi trong việc thu thập và sử dụng tin tức tình báo thương mại.)
4. Người Do Thái có tinh thần đổi mới sáng tạo, vì nhờ vị thế người ngoài cuộc. Trong khi (nhìn chung) vô cùng bảo thủ bên trong thế giới nhỏ hẹp và biệt lập của mình, họ lại không được dự phần trong xã hội hay gắn bó cảm xúc với xã hội nói chung, và do đó có thể nhìn truyền thống, phương pháp, thiết chế cũ của xã hội bị phá hủy mà không một chút đau đớn. Vì thế họ là những doanh nghiệp tư bản bẩm sinh.