Gần nhà tôi có một người thật sự rất đáng thương

Gần nhà tôi có một người thật sự rất đáng thương

Chồng thì què, người vợ từ nhỏ mắc bệnh tê liệt nên đã biến chứng thành câm điếc,khó khăn khi đi lại, mẹ già hơn 70 tuổi, lưng rất còng, còn có một người con gái nữa.

Mỗi ngày, chồng ở chợ gần đó sửa giày, người vợ câm điếc mỗi ngày đều nhặt những dụng cụ dùng để sửa giày đưa đến quán nhỏ sau đó lại đi nhặt rác, mẹ già khi cơ thể còn đi được cũng sẽ đi nhặt rác, còn con gái thì học ở trường tiểu học lân cận.

Cuộc sống cũng coi như tạm bợ qua ngày, đôi khi có vài nhà hảo tâm đến giúp đỡ một chút, người vợ câm điếc mỗi ngày kiếm rác bên ngoài đều bị những đứa trẻ trong sân khi dễ, và những lời thì thầm nói xấu thường xuyên xuất hiện sau lưng cô con gái nhỏ, nhưng có nơi để ăn có chỗ để ở là được rồi.

Năm 2008, người chồng rời khỏi thế gian vì bệnh tật, để lại 3 người phụ nữ.

Người vợ câm điếc mỗi ngày càng thêm cố gắng đi nhặt rác, tấm lưng mẹ già ngày càng còng, con gái, con gái lúc ấy vẫn còn đang đi học.

Người vợ câm không nói được, và chỉ có thể phát ra vài âm thanh mơ hồ. Ấn tượng với mọi người chỉ là một thân hình gầy gò, thấp bé, vai mang nặng đòn gánh, trời còn chưa sáng đã bật đèn pin ra ngoài nhặt rác rồi, bị những đứa trẻ dùng đá ném vào gây ra những tiếng rên đau đớn, dáng vẻ nhặt rác và rời đi trông rất khó khăn.

Trong sân gần đó có một ông lão, về hưu đã lâu rồi, hồi còn trẻ là thợ cả trong lĩnh vực lò hơi, sau đó ông lại học lên làm kỹ sư, năm đó ông cũng là một nhà lãnh đạo, sau khi nghỉ hưu, ông dạy con cháu viết thư pháp, đọc sách rồi ghi chép, mang theo cháu chắt đi mua đồ ăn, làm đồ ăn quê nhà rồi chia cho những đứa cháu, mang theo con cháu cùng với người trong viện cùng nhau tâm sự.

Ông lão biết chuyện của người vợ câm điếc, lúc chồng què còn sống ông rất ít khi giúp đỡ, chỉ đôi khi lấy những sản phẩm không dùng nữa bảo người vợ tới lấy về, lúc chồng què mất rồi, trong cuộc sống của ông lại có thêm một thói quen.

Mỗi cuối tuần mang cháu đi mua đồ ăn, sẽ mua thêm một phần, thêm một con cá trắm cỏ, hai cân thịt ba chỉ, hai cái sườn lợn, mua thêm nhiều rau dưa nữa, dùng một cái bọc thật to đựng lại. Ban đầu, ông đưa cháu đi chờ người vợ câm bên lề đường, đợi từ sáng đến trưa, rồi đưa đồ ăn cho người vợ câm, cô không chịu nhận, ông lão nói, ông sẽ xuống nhà mình đợi từ 9h sáng mỗi chủ nhật, nếu cô không đến, ông sẽ mang cháu đến đứng bên ngoài nhà cô đợi đến khi cô đến lấy.

Sau đó cứ như vậy, chuyện này vẫn duy trì mãi từ năm 2008, tuổi của người cháu cũng dần lớn, vấn đề này ít ảnh hưởng đến người cháu vào thời điểm đó, nhưng lại phát triển thành thói quen, biết mỗi cuối tuần ông nội sẽ cùng với ông bà trong nhà đi mua đồ ăn, mỗi tuần người vợ câm cũng sẽ đến, lấy đồ ăn,lấy phế phẩm. Ngày lễ ngày tết, ông thích mua mực nang của nhà làm, bốn người con gái ông đều chia cho mỗi người một phần, nhưng sau đó lại có thêm một phần nữa, là năm phần.

Thân thể của ông lão ngày càng kém, mới đó mà đã 12 cái tết trôi qua, ông cũng mất rồi, cả nhà chìm vào nỗi bi thương.

Ở giữa linh đường là di ảnh của ông lão, trên di ảnh là bốn chữ lớn, dung mạo và tiếng nói dường như vẫn còn.

Ngày diễn ra tang lễ là Chủ nhật.

Người vợ câm vẫn như thường lệ đứng chờ dưới lầu nhà ông lão, khi cô đến gần và nhìn thấy di ảnh của ông, không tự chủ được mà quỳ xuống, bỏ lại đòn gánh, cô quỳ bước đến,gia đình thân hữu đều nhìn thấy người câm điếc này, tự hỏi cô đang làm gì, cô quỳ đi đến, vừa đi vừa khóc, và di chuyển cơ thể về phía trước từng chút một. Không ai có thể hiểu được tiếng than khóc của cô, và không ai biết câu chuyện về ông lão và cô.

Cô quỳ trước di ảnh của ông, quỳ rất lâu, khóc đến thảm thiết, đến tê tâm liệt phế, cô khóc dữ dội hơn cả gia đình ông, cô đập vào sàn nhà, đập vào lồng ngực, sử dụng biểu cảm đặc biệt của cô để thể hiện cảm xúc của riêng mình.

Mãi cho đến khi di thể của ông lão được đưa lên xe, chỉ có cô quỳ mãi ở ven đường đến khi chiếc xe khuất bóng.

Chuyện này người cháu đều chứng kiến hết, anh biết vì sao người vợ câm này lại khóc, tất cả những điều này khiến anh hiểu rất nhiều vào thời điểm ấy, cũng ảnh hưởng đến cả đời anh.

Ông lão ấy chính là ông nội tôi.

cr:殷孟岚
#DưaHấudịch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *