Đâu là thí nghiệm thuần hóa thú vị nhất nào?
A: Sean Kernan, con trai của Quora
Link Quora: https://qr.ae/pNK0Z8
Một thí nghiệm rất thú vị đã diễn ra vào năm 1959: người ta thử nghiệm thuần hóa những con cáo.
Nhà khoa học Dmitri K.Belyaayev là người đưa ra ý tưởng này. Thí nghiệm được Lyudmila Trut thực hiện trên một nhóm các cá thể cáo. Cô đem chúng vào phòng thí nghiệm và bắt đầu chọn lọc ra những cá thể thân thiện nhất
Bất kỳ con cáo nào bộc lộ sự hung hăng với người thì đều nhận ngay một vé an tử ( những người thí nghiệm cũng thừa nhận rằng làm như thế hơi tàn nhẫn). Sau đó – cặp cáo thân thiện nhất với loài người (top 10%) sẽ được Lyudmila đem đi nhân giống.
Các cặp cáo khác (TN: cũng nằm trong top 10%) cũng tiếp tục được nhân giống ( làm thế đế tránh xảy ra tình trang giao phối cận huyết).
Trong vòng 6 thế hệ, cô đã phối giống được những con cáo rất thân thiện với người, thái độ của chúng rất giống với thái độ của loài chó đối với chúng ta. Những con cáo này sẽ liếm tay bạn, trở nên buồn rầu khi bạn rời đi ( Khác với cáo hoang dã thường lẩn tránh và không mấy thân thiện khi ở gần người – và đôi khi chúng còn khá là hung dữ nữa).
Quá trình tiến hóa này diễn ra nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên
Điều thú vị là, trong quá trình diễn ra thí nghiệm, Lyudmila nhận ra rằng ở những con cáo được thuần hóa bắt đầu xuất hiện tai cụp và đuôi xoắn. Những đặc điểm tương tự cũng được ghi nhận trong các thí nghiệm thuần hóa khác, bao gồm thuần hóa sói và ngựa.
Tình trạng trên được gọi là hội chứng bị thuần hóa, được Darwin đưa ra. Đến này người ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết về hội chứng này. Nhưng có những đặc điểm phổ quát xuất hiện ở các loài động vật khi chúng được phối giống để thân thiện hơn với con người.
Hội chứng bị thuần hóa, đứng trên lập trường sinh tồn, có thể nhìn nhận như là sự chậm phát triển về gen. Nhưng chúng cũng thúc đẩy hành vi thân thiện với người – được cho là cơ chế sinh tồn tối thượng ở loài vật (đối với những giống loài không làm chúng ta thèm rỏ dãi).
Bình luận của Hans Arndt:
Một số nhà khoa học còn cho rằng những gen xuất hiện khi động vật bị thuần hóa có cả trong gen người. Có một loại rối loạn gọi là hội chứng William, người mắc phải thường có ngoại hình dễ thương, và các nhà khoa học cho rằng việc này (TN: có ngoại hình cute) đóng vai trò nào đó trong tiến trình bị thuần hóa của nhiều động vật có vú.
Những người mắc phải hội chứng William thường thân thiện và tin người quá mức, kể cả đối với người lạ. Các nhà khoa học đang tìm hiểu thêm về căn bệnh này song song với quá trình thuần hóa ở loài vật.
TN: đoạn cmt dịch hơi chuối, bạn nào góp ý giúp cho mượt hơn thì tốt quá ạ. Mình cảm ơn trước