Xét một cách tổng thể, giác quan của con người nằm ở tầm nào trong vương quốc động v…

Xét một cách tổng thể, giác quan của con người nằm ở tầm nào trong vương quốc động vật?

Xét một cách tổng thể, giác quan của con người nằm ở tầm nào trong vương quốc động vật?
Đáp: Nicolas Johnson, nghiên cứu và yêu thích Động vật học
Link: https://qr.ae/pNK0NY
Chúng ta là một trong những loài xuất chúng về Tầm nhìn (Chúng ta tốt hơn mèo 7 lần, tốt hơn chuột khoảng 50 lần) và loài chim là một trong số ít đánh bại chúng ta về năng lực thị giác.
Khứu giác thì phức tạp hơn chút. Mặc dù những loài ăn thịt như Rồng komodo (một loài thằn lằn) và chó có khứu giác đặc biệt tốt, chúng ta có thể ngửi mùi Chuối hơi bị đỉnh. Điều này tại vì chúng ta ăn những thực phầm có mùi tương tự như chuối khi chúng bị hư (chúng ta đặc biệt nhạy cảm với mùi nước tiểu, mùi này tương tự như mùi táo thúi). Nhìn chung thì mũi chúng ta không phải xuất sắc trong thế giới loài vật, nhưng cũng khá thính.
Nói đến Vị giác thì chúng ta trung bình thôi. Điều này được xác định bởi số lượng nhú vị giác (nằm trên lưỡi). Người có khoảng 8 – 10 ngàn nếu so vs Chó thì khá tốt (1.700) hay Mèo 500, vẹt 350 hoặc gà chỉ có 30. Mặt khác, Heo có 15.000, Bò 25.000 và Cá trê với 175.000 nhú cảm giác. Vì vậy chúng ta ở khoảng trung bình.
Kế tiếp, Thính giác. Chúng ta không giỏi lắng nghe lắm (ND: theo cả hai nghĩa luôn). Chúng ta tốt hơn loài bò sát, cephalopods* (bọn này bị điếc nhé) và loài thú có mai.
*Cephalopods là động vật chân đầu, một loài thân mềm sống dưới biển với đầu và chân nổi bật. Ví dụ: Mực ống, cá mực, bạch tuộc,…(wiki) (Đừng ông nào thêm đặc điểm là ăn ngon nữa nhé) (ND).
Những loài nghe thính hơn chúng ta thì đếm không xuể. Cú đêm, Chó mèo, Chim chuột với Cá heo, thỏ với Dơi tham gia cùng. Cả Voi nữa. Bạn nghĩ chắc Dơi là loài đứng vị trí số một vì khả năng định vị sóng âm? Nhầm rồi, ngôi vương thuộc về Bướm đêm.
Và cuối cùng là Xúc giác. Cái này ít được nghiên cứu. Tôi sẽ chỉ nói về những loài nhạy cảm cao, bởi phần còn lại ít được biết đến. Một vài cái tên đáng chú ý là Nhện, chúng có bộ lông rất nhạy cảm, Cá trê (lại là chúng, đúng là ngôi sao) có làn da nhạy cảm không tì vết và Chuột chũi có đầu mũi siêu nhạy.
Nhưng đợi đã, vương quốc động vật không chỉ có thế. Chúng sở hữu nhiều giác quan mà con người không có. Sau đây là một vài ví dụ:
Định vị bằng tiếng vang (Echolocation): được sử dụng bởi Dơi, Cá voi và một số Chuột chù. Chúng gửi đi âm thanh tần số cao dội lại từ các vật thể nhằm xác định vị trí và đi săn.
Thụ cảm điện tử (Electroreception): được sử dụng bởi Cá mập, Thú mỏ vịt, Ong, Cá heo và thậm chí cả ếch. Cá mập sử dụng nó để phát hiện các điện tích yếu từ chuyện động cơ bắp của con mồi. Ong dùng nó để xác định hoa nào đã được thụ phấn bằng cách để lại điện tích trong hoa sau khi thụ phấn cho chúng. Nhiều loài cá có cơ quan đường bên* (lateral lines) có thể phát hiện kẻ săn mồi.
*Cơ quan đường bên là đường nằm dọc bên thân cá chứa các cơ quan cảm nhận giúp chúng phát hiện được áp lực và sự rung động (ND)
Thụ cảm từ tính (Magnetoreception): được sử dụng bởi Chim nhà (Bồ câu), Ong, Cá mập, Rùa biển, Cá ngừ và những loài khác để điều hướng và định hướng. Chúng phát hiện được từ trường giúp chúng định hướng.
Cảm biến dinh dưỡng (Nutrient sensing): sử dụng bởi Chim sẻ và Hươu để xác định thực phẩm chứa loại dinh dưỡng chúng cần. Tương tự như vị giác.
Chim, Bướm, Ong, Bọ cạp, Tuần lộc và một số loài có thể thấy được tia tử ngoại. Loài Cú sử dụng chúng để đánh giá chất thải của bạn tình tiềm năng, Tuần lộc dùng nó để xem phân của những kẻ săn mồi, Chim dùng nó để nuôi con non và một số khác để tìm thức ăn.
Rắn, Cá, Muỗi và Ếch có thể thấy tia hồng ngoại. Muỗi dùng nó kết hợp với khứu giác để xác định CO2 phát ra từ “con mồi” từ đâu đến, Rắn dùng nó để thấy nhiệt độ từ con mồi và Cá để nhìn xuyên qua vùng nước đục.
HẾT.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *