Câu hỏi:Máu trong cơ thể được tạo ra như thế nào, và điều gì khiến chúng là chất lỏn…

Máu trong cơ thể được tạo ra như thế nào, và điều gì khiến chúng là chất lỏng?

Máu trong cơ thể được tạo ra như thế nào, và điều gì khiến chúng là chất lỏng?
Trả lời:
Sujan Basnet, Sinh học trình độ A, Đại học St. Xavier, Maitighar (2018)
Sự tạo huyết (Haematopoesis)
Ở người trưởng thành, tủy xương chứa các tế bào đặc biệt được gọi là tế bào mầm tạo huyết (haematopoetic stem cells – HSC) có khả năng phân chia thành bất kỳ loại tế bào máu và mô nào. HSC sẽ tự thay mới, đồng nghĩa với việc khi chúng phân hóa thành các tế bào khác, một vài tế bào con sẽ trở thành HSC. Do đó cơ thể không bao giờ cạn kiệt HSC. Mỗi khi cơ thể ta cần tái bổ sung các tế bào máu bị mất hay bị phá hủy – do bị thương hay nhiễm trùng – các HSC sẽ phân hóa khi cần thiết.
Trong phôi, máu được hình thành nhờ tập hợp các tế bào máu trong túi noãn hoàng (yolk sac). Sau đó vị trí sẽ di chuyển sang lách, gan và hạch bạch huyết khi bào thai phát triển. Ở trẻ em, vị trí xảy ra sự tạo huyết nằm ở tủy các xương dài như xương ống chân và xương đùi, còn ở người trưởng thành, nó xảy ra ở xương sọ, đốt xương chậu và xương ức.
Đến với câu hỏi thứ hai.
Máu là chất lỏng vì 55% chúng là nước, nhưng tôi đang giả định rằng bạn đang thắc mắc vì sao chúng không bị đông cục bên trong cơ thể.
Điều này đơn giản thôi. Điều kiện để máu đông thường chỉ xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương. Khi lớp lót nội mô (endothelial lining) của mạch máu bị vỡ, các tiểu cầu (platelet) sẽ đến tiếp xúc với collagen nền và hoạt hóa. Những tiểu cầu được hoạt hóa này sẽ khởi động một chuỗi phản ứng gọi là “dòng thác đông máu” (coagulation cascade), và kết quả cuối cùng là sự hình thành các protein tơ huyết (fibrin protein) – những polyme dài tạo nên một cái nút, hay cục máu đông tại khu vực vết thương.
Cũng có những cơ chế quy định khác ngăn chặn việc đông máu không cần thiết, do đó giữ máu không bị đặc lại bên trong cơ thể.
____________________
Nguồn tham khảo
https://en.wikipedia.org/wiki/Haematopoiesis
https://en.wikipedia.org/wiki/Coagulation#Coagulation_cascade
____________________
Credit ảnh: OP
Dịch bởi Pinky Pảo | #pinkypao


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *