#30P_Review

Thuật đọc nguội

Ai trong chúng ta cũng biết để thành công thì dù bạn là ai, sống trong thời đại nào cũng cần có khả năng giao tiếp thu hút. Ấy nhưng tại sao có những người nói chuyện rất hấp dẫn, mọi lời đều như nhìn thấu can tâm đối phương còn bạn thì không? Sao có những người làm gì cũng suôn sẻ, đi đâu cũng được giúp đỡ, yêu quý? Các nhà tuyển dụng cớ sao cứ đánh trượt bạn mặc dù buổi phỏng vấn diễn ra khá suôn sẻ? Sau khi đọc cuốn sách này xong, mình kết luận bí mật đó nằm ở khả năng nhìn người để tiếp cận và có được lòng tin từ họ. Con người ta luôn vô thức bộc lộ bản thân, dù có khéo léo che giấu đến đâu.
1. Chân tướng của thuật đọc nguội
Kinh nghiệm sống chỉ là vấn đề giáo dục, còn tư duy hoàn chỉnh của con người hình thành từ trong những âm mưu.
Bản chất của thuật đọc nguội chính là khai thác những điểm yếu trong tâm hồn con người, khơi gợi những kí ức sâu thẳm và đánh thức những khao khát, những mặt tính cách ngủ yên trong họ. Vốn dĩ đối tượng mà con người khó nhận thức nhất chính là bản thân họ nên họ cần thông qua một sự vật, một người khác để nhận thức chính bản thân mình. Vậy nên khi ta sử dụng những từ ngữ hết sức phổ biến để mô tả họ, người ta thường chấp nhận nó không chút do dự và nhận thấy đang nói chính mình. Đó gọi là nguyên lý “hiệu ứng Barnum”. Những câu nói đó có thể kể đến:
* Gặp người lạ là im lặng, thấy bạn bè là cười hô hố như đứa thần kinh, thao thao bất tuyệt.
* Trông có vẻ vui tươi, vô ưu nhưng thực chất là người nhạy cảm, trong lòng chẩt chứa nhiều tâm sự, nỗi buồn không dám thổ lộ cùng ai.
* Không phải không muốn mở lòng với ai mà là do trái tim đã chịu quá nhiều tổn thương, không được thấu hiểu, đã hi sinh vì họ quá nhiều rồi. Chỉ e nếu thật lòng một lần nữa thì lần này sẽ không còn chịu được.
* Thích sự thay đổi và tự do ở mức độ nhất định nhưng đôi lúc vẫn cảm thấy chút bất an.
Bạn có tìm thấy mình ở những lời mô tả trên không? Khi được ai đó chạm đến đáy lòng, tâm tư thầm kín, ta thường hạ phòng ngự mà dễ dàng chấp nhận họ hơn. Những người dùng thuật đọc nguội trong cuộc sống nhiều vô số kể: thầy bói, ảo thuật gia, nhân viên tiếp thị, nhà tuyển dụng,…
Nhiều người cảm thấy việc đọc nguội thực sự nguy hiểm và mang tính lừa dối nhưng thực chất đó chỉ là do cách sử dụng. Vì suy cho cùng, nhà tâm lý học Robert Geldman từng làm thí nghiệm và nhận ra một sự thật bàng hoàng: Mỗi người trung bình ba phút lại nói dối một lần. Đến người thường, nhất là người quen ta còn khó nhận ra lời nói dối nữa là những kẻ lừa đảo, những tên thầy bói thành thạo kĩ năng đọc nguội. Vậy nên, đọc nguội không phải để lừa lọc người khác mà là để không bị dối gạt.
2. Mọi ngôn từ phải xuất phát từ trái tim
Một kĩ thuật cơ bản của đọc nguội chính là nói ra những gì đối phương muốn được nghe. Ấy nhưng nó không nên là những lời nói giả dối, rỗng tuếch, sai lệch sự thật. Bản thân việc gượng ép mình khen một ai đó không chỉ khiến bạn khó chịu mà ngay cả người nhận lời khen cũng thấy “khó ở”. Người ta có thể chưa thực sự hiểu sâu sắc về bản thân nhưng họ có ý thức họ là ai, có đặc điểm gì. Khen một điều chính bạn còn thấy không đúng thì đối phương đương nhiên cũng không thích và thậm chí có ấn tượng xấu về bạn. Hãy nói về họ bằng những ngôn từ đẹp và có sự dẫn dắt khéo léo để không bị nhìn nhận như một đứa nịnh hót, thảo mai. Dành cho họ sự quan tâm và tán dương.
3. Đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể
Đôi khi không thể chỉ nhìn vào lời nói mà còn phải nhìn vào cử chỉ, gương mặt để hiểu tâm tư của một người. Những phần cơ thể như ánh mắt, khuôn miệng, cử chỉ tay, điệu bộ đều thể hiện rõ cảm xúc thực của bạn. Ví dụ như khi nhìn thấy người bạn ghét từ xa, bạn sẽ nheo mắt lại và tìm hướng khác mà đi. Đặc biệt, hướng bàn chân cũng là một manh mối cho biết tình cảm một người. Khi hướng bàn chân một người hướng về phía bạn khi nói chuyện, người đấy thật sự hứng thú trò chuyện cùng bạn. Và nếu nó ở hướng khác thì họ chỉ đang xã giao mà thôi.
Hai đồng nghiệp nữ đang bàn luận về một đồng nghiệp nữ khác mới được lên chức. Người A nói: “Trình độ chuyên môn của cô ấy rất vững, hơn nữa rất biết cách xử lý quan hệ giao tiếp”. Nói xong, A cười mỉm theo kiểu mím chặt môi. B đáp: “Đúng vậy, cô ấy biết rất rõ mình muốn gì, mục tiêu vô cùng rõ ràng”. Dứt lời, B cũng cười mỉm theo kiểu mím chặt môi. Thực chất, cả hai người phụ nữ này đều không nói thật lòng, động tác cười mỉm mím chặt môi của họ cho chúng ta biết, điều mà họ thực sự muốn nói ra có lẽ là: “Người đàn bà kia có tham vọng quá lớn, cô ta thích chơi trội, là con bạch cốt tinh quyến rũ đàn ông”.
4. Không có chủ đề giao tiếp nào hấp dẫn người khác hơn chính họ
Nếu bạn muốn trò chuyện trôi chảy với đối phương, đặc biệt là khiến đối phương say sưa với câu chuyện thì cần phải có điểm cuốn hút. Mà con người thì không quan tâm đến ai hơn chính bản thân họ. Những gì họ nói, họ than phiền hay thích thú xoay đi xoay lại cũng chỉ quanh chính họ: quan điểm, tình cảm, sở thích, cuộc sống thường ngày,… Hãy tìm một điểm chung như đồ vật đối phương hay mang theo, hứng thú chung, suy nghĩ chung,… thậm chí là “đứa ghét” chung. Thể hiện sự yêu thích và hào hứng với mọi thứ thuộc về họ.
5. Giao tiếp với người hướng nội và hướng ngoại
Về cơ bản, người hướng ngoại có điểm chú ý hướng ra thế giới, lấy “chúng tôi” làm trung tâm còn người hướng nội lại có điểm chú ý hướng vào nội tâm, lấy “tôi” làm trung tâm. Sự khác biệt này sẽ hình thành những tư duy, quan điểm sống, cách hành xử khác nhau. Vậy nên với mỗi loại người, ta lại cần có cách giao tiếp khác nhau.
Người hướng ngoại khi giao tiếp nên dùng tình cảm lay động trái tim, thông qua việc thổ lộ tình cảm để tìm thấy tiếng nói chung. Người hướng ngoại thường là những kẻ nổi bật giữa đám đông, nhà nhà là bạn, chỉ có bạn đã quen và bạn chưa quen. Vậy nên họ dễ tạo người ta cảm giác quá phô trương, làm việc nhanh nhưng thiếu tỉ mỉ, ẩu thả, cho người ta cảm giác qua loa, đại khái, rất lạc quan, kiên cường. Nhưng thực ra trong lòng họ cũng tồn tại sự yếu đuối, khi phải đưa ra quyết định quan trọng hoặc áp lực quá lớn, có thể họ sẽ gục ngã.Đối lập với phía trên, người hướng nội nên dùng đạo lý để giúp họ hiểu rõ, cần giải thích cặn kẽ cho họ nguyên nhân và kết quả sự việc, giao tiếp một cách sáng suốt. Tuýp người này không phản ứng tích cực với sự việc xung quanh bằng người hướng ngoại, thậm chí có chút tiêu cực, cũng hiếm khi chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Vốn dĩ không phải họ thiếu phản ứng mà là do những cảm nhận của họ về thế giới xung quanh quá mãnh liệt, họ quá nhạy cảm nên họ không dễ gì giao tiếp với đám đông. Họ sống lí trí, hướng đến bản thân nên nếu không hiểu rõ thì họ không dễ lay chuyển, làm một việc họ không hiểu. Đặc biệt nhóm người này đề cao cái tôi cá nhân nên những câu nói như “Công việc này chỉ có cậu làm là phù hợp nhất, vì chỉ có cậu mới hiểu rõ” hay “Đây là món quà chỉ cho riêng cậu thôi, không ai được như vậy đâu” sẽ mang hiệu quả lớn.Đối lập với phía trên, người hướng nội nên dùng đạo lý để giúp họ hiểu rõ, cần giải thích cặn kẽ cho họ nguyên nhân và kết quả sự việc, giao tiếp một cách sáng suốt. Tuýp người này không phản ứng tích cực với sự việc xung quanh bằng người hướng ngoại, thậm chí có chút tiêu cực, cũng hiếm khi chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Vốn dĩ không phải họ thiếu phản ứng mà là do những cảm nhận của họ về thế giới xung quanh quá mãnh liệt, họ quá nhạy cảm nên họ không dễ gì giao tiếp với đám đông. Họ sống lí trí, hướng đến bản thân nên nếu không hiểu rõ thì họ không dễ lay chuyển, làm một việc họ không hiểu. Đặc biệt nhóm người này đề cao cái tôi cá nhân nên những câu nói như “Công việc này chỉ có cậu làm là phù hợp nhất, vì chỉ có cậu mới hiểu rõ” hay “Đây là món quà chỉ cho riêng cậu thôi, không ai được như vậy đâu” sẽ mang hiệu quả lớn.Dĩ nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng thiên về hướng ngoại hay hướng nội hoàn toàn. Tùy theo mỗi người mà cách giao tiếp nên có sự linh hoạt.

6. Từ chối không làm mất lòng người khác
Ai trong chúng ta hẳn cũng từng gặp tình trạng này, có người quen nhờ vả. Nói “không” thì sợ bị ghét, mà nói “có” thì tự dưng rước việc vào người. Mình hiểu cho họ chứ họ nào chịu hiểu cho mình. Với kĩ thuật đọc nguội, bạn có thể khéo léo nhận lời với điều kiện khi nào bạn xong công việc của mình đã thì mới có thể sang giúp đối phương. Đối phương sẽ phải hiểu không phải bạn không muốn giúp người ta mà là bạn không có thời gian rảnh để giúp họ mà thôi.
7. Nhờ vả sao cho khéo
Ngược với bên trên, bạn sẽ học được cách nhờ người khác giúp sao cho khéo để không bị từ chối, mang tiếng lợi dụng. Bạn có thể nói vòng vo nhờ vả đối phương, đặt vấn đề nhờ giúp đỡ với điều kiện đã biết đối phương chưa có kế hoạch gì. Như vậy tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nhờ trực tiếp. Còn có cách khác là trò chuyện dí dỏm. Như vậy đối phương sẽ cảm thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn kiểu nói chuyện nghiêm túc. Cách cuối cùng được đề cập là lộ nhược điểm, để đối phương làm giúp. Nên sử dụng ngữ điệu thành khẩn, tỏ ra không biết gì để đối phương cân nhắc lời đề nghị và thỉnh cầu đó, chủ động giúp bạn.
8. Học cách kiểm soát ấn tượng
Đây là một trong những phần mình thấy rất hữu ích của cuốn sách. Trong quá trình giao tiếp, các bên sẽ không ngừng đánh giá, phán đoán lẫn nhau, từ đó nảy sinh các ấn tượng. Việc đối phương có ấn tượng thế nào về bạn sẽ quyết định cách họ cư xử, nói chuyện với bạn. Vậy nên khi giao tiếp, cần lựa chọn ngôn từ, biểu cảm, cử chỉ phù hợp để lưu lại ấn tượng tốt trong lòng người khác. Bạn có thể dùng thuật đọc nguội như một công cụ thể hiện, lăng xê bản thân thật khéo léo.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong” để thấy vẻ ngoài quan trọng thế nào trong mắt người khác. Bạn có thể dựa vào sở thích của đối phương để đánh bóng bản thân. Nghe thì phức tạp nhưng thực ra bạn chỉ cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự chút, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tác phong đàng hoàng, đĩnh đạc là cũng đủ rồi đó.
Hãy đề cao bản thân, thể hiện năng lực và sự nhiệt tình của mình.Thông thường, bạn có thể tự phê bình, bộc lộ một số khuyết điểm, tật xấu vô thưởng vô phạt của bản thân, sau đó thể hiện ưu điểm và sở trường của mình để đối phương có cái nhìn chân thực và sâu sắc về bạn.
Ngoài ra hãy căn cứ trường hợp cụ thể, chiều theo sở thích từng người. Có thể áp dụng các biện pháp như: tự kiểm điểm, phụ họa, ban ơn, nói chuyện hòa hợp… với đối phương. Hãy sử dụng các ngôn ngữ cơ thể như mở rộng vòng ta nhiệt tình, xòe lòng bàn tay ra.
9. Sự tuyệt vời của câu khẳng định liên tục
Nếu thăm dò một người thông qua phương pháp đặt câu hỏi, đồng thời buộc họ luôn ở trong trạng thái phải trả lời, người đó rất dễ bị khống chế. Đó là “Hiệu ứng thôi miên”.
Khi nói chuyện với người khá, chúng ta có thể sử dụng câu khẳng định liên tục, khiến đối phương nằm trong vòng vây của câu trả lời “đúng vậy”. Cuối cùng khi nói ra yêu cầu của bản thân, đối phương cũng sẽ có câu trả lời khẳng định. Chỉ cần câu trả lời “Đúng rồi” có tần suất trên năm lần, đối phương sẽ tự giác đưa ra câu trả lời khẳng định với những vấn đề tiếp theo. Nếu lỡ câu trả lời là “Không” thì chỉ cần dẫn họ quay về nhịp ban đầu.10. Thiếu cái gì, cho cái đó

Con người luôn có nhiều khía cạnh ẩn sâu bên trong hơn cách họ biểu lộ, một phiên bản khác trong tiềm thức, đó là tính hai mặt. Một mặt họ có thể mong muốn được người người ngưỡng mộ, mặt khác lại mong ẩn dật với đời, thong thả, nhởn nhơ. Một mặt mong mình hiền lành, hòa nhã, mặt khác lại thích thành “đại ca” khiến ai cũng kính trọng, nể phục. Trong các trường hợp này, hiệu ứng Barnum phát huy hiệu quả rất cao, khiến câu nói đặc biệt chuẩn xác. Khi có ai đó nói ra được một khía cạnh của bản thân mà chẳng mấy ai biết, người ta dễ coi bạn như một người tâm đầu ý hợp. Biện pháp này cũng rất phù hợp để áp dụng trong nhiều vấn đề khác như tình yêu, công việc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *