Ennio Morricone – nhà soạn nhạc phim với số lượng các tác phẩm đồ sộ, qua đời, hưởng thọ 91 tuổi.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/hm2zpm
_____________________
u/AbraxoCleaner (2.4k points)
Nhạc phim Once Upon A Time In The West (Miền Tây ngày ấy) là một trong những bản nhạc hay nhất mọi thời đại. RIP ông.
>u/StrangeSemiticLatin2 (538 points)
Ông đã sáng tác ít nhất phải là 20 bản nhạc phim xứng với danh hiệu ấy đấy chứ.
Quả là một mất mát to lớn.
Sự đa dạng trong các tác phẩm của ông thật sự đỉnh lắm luôn ấy, từ Danger Diabolik (1968) đến Casualties Of War (1989), từ cả một dàn nhạc gây “phiêu” đến các sáng tác mang âm hưởng opera.
>u/Poked_salad (438 points)
Đúng thế. Không thể hiểu được vì sao nhạc nền của từng nhân vật trong phim lại có thể để lại dấu ấn sâu sắc như thế.
>>u/swango47 (60 points)
Buồn cười là tôi lại không hề nhớ bài nhạc nào từ bộ phim đó cả lol. Có Django, The Hateful Eight là tôi nhớ.
>>>u/HotIncrease (69 points)
Theo tôi nhớ thì một vài bản dùng trong Django là từ phim Once Upon A Time In The West mà ra ấy.
>>>u/TroyMclure90 (2 points)
Tôi đảm bảo là bản Ecstasy Of Gold nghe rất quen nếu ông đã từng nghe qua đâu đó rồi.
>>>u/Poked_salad (1 point)
Đây là bản nhạc tôi đang nói đến trong phim Once Upon A Time In The West.
>>>u/PTfan (1 point)
Một vài bài trong The Hateful Eight là những bản nhạc không được dùng trong The Thing.
>>>u/EyesOfaCreeper (0 point)
Thật ra nhạc phim Django không phải là do Morricone soạn đâu, đó là Luis Bacalov mới đúng. Dù thế, ông cũng có sáng tác cho một bộ phim cao bồi Ý nổi tiếng khác của Sergio Corbucci là The Great Silence.
>u/pa79 (69 points)
Cảnh đọ súng cuối phim quả là một kiệt tác điện ảnh nhưng sẽ không là gì nếu thiếu bản nhạc nền hoành tráng kia.
>>u/Unicron1982 (39 points)
Nhạc nền là một phần thiết yếu của những bộ phim trên. Tôi nghĩ Ennio Morricone hợp tác cùng Sergio Leones trong phim cao bồi viễn tây là hay nhất, bởi nhạc nền dường như chính nó cũng đã là một nhân vật trong phim rồi. Có những cảnh trong phim mà hầu như không có gì xảy ra cả ngoại trừ hai gã nhìn chằm chằm nhau nhiều phút liền, nhưng âm nhạc đã đưa chúng lên đỉnh cao nghệ thuật. Tôi may mắn được xem Once Upon A Time In The West tại rạp năm ngoái. Tôi ngồi hàng ghế đầu và bộ phim đã mang đến cảm giác hồi hộp đúng nghĩa.
>>>u/Nerdlinger-Thrillho (5 points)
Leone thường cho phát nhạc nền trong quá trình quay phim để các diễn viên có thể lột tả được nhân vật theo nhạc.
>u/Hage1in (70 points)
Dù không phải là tác phẩm hay nhất, nhưng The Hateful Eight là một trong những phim có nhạc phim bị đánh giá thấp nhất suốt thập kỷ qua. Nhạc của ông đã làm tăng sự kịch tính và phối hợp một cách hoàn hảo với phim.
>>u/favorite-grail (180 points)
Ơ soundtrack thắng giải Hàn lâm Điện ảnh Mỹ là một trong những soundtrack bị đánh giá thấp nhất à?
>>u/Slobotic (69 points)
Giải Oscar duy nhất mà Morricone có được là nhờ bộ phim ấy đấy.
>u/TheLaughingMannofRed (2 points)
Ông cũng soạn nhạc cho phim The Thing (1982) nữa
Thịch……. thình thịch……. thịch……..thình thịch – chậm rãi nhưng lại hiệu quả trong những kết cấu phức tạp hơn và vì thế nó trở thành một mớ hỗn loạn thiên tài ở đoạn cuối.
Nghiêm túc mà nói, nghe bài nhạc phim ấy từ đầu đến cuối và nó như thể mô phỏng lại quá trình con quái vật The Thing từ tế bào ban đầu đến sự bắt chước một cách hoàn hảo một sinh vật sống ở đoạn cuối vậy.
_____________________
u/kalwayne3573 (1.6k points)
Chỉ mong rằng ông được dẫn lối vào thiên đàng bằng giai điệu của bản nhạc “Ecstasy of Gold”
Hãy yên nghỉ, một thiên tài.
>u/dotncs (455 points)
Một trong những bài nhạc phim tiêu biểu nhất mọi thời đại.
>u/BlastFromBehind (62 points)
Tôi vừa mới nghe bài này hôm qua tại phòng gym, trong khi nghĩ rằng thật phi thường làm sao khi mà bác ấy sáng tác bản nhạc phim tuyệt mỹ này gần 55 năm trước và vẫn còn viết ra những sáng tác vĩ đại cho đến ngày nay… Hãy an nghỉ, bác Morricone. Bác sẽ không bao giờ bị lãng quên!
_____________________
u/chojny (505 points)
Tôi thật may mắn khi được nghe ông biểu diễn trực tiếp tại một buổi hòa nhạc, hình như là vào 2 năm trước, ở Krakow (Ba Lan). Một trong những kỷ niệm âm nhạc đáng nhớ nhất của đời tôi.
Hôm ấy tôi đi một mình, không bạn bè, và tôi ngồi cạnh một bà cụ lớn tuổi, vì lý do nào đó mà cũng hoàn toàn đơn độc giống như tôi. Bà vận đồ y như một quý bà thực thụ, chắc hẳn đó là một đêm quan trọng với bà lắm.
Trước khi buổi diễn bắt đầu, trông bà hơi khó chịu, hình như là do sân khấu khá lớn và có khá đông người ở đó. Mấy ông biết đấy, hơi lo lắng tí, căng thẳng, kiểu vậy. Cũng phải, bởi bà cụ trông khá yếu đuối và lại còn không có ai đi cùng. Rồi khi buổi hòa nhạc bắt đầu, bà bắt đầu bớt căng thẳng rõ rệt, nhưng vẫn trông hơi… căng, có vẻ thế. Và rồi khi các nhạc công bắt đầu dạo đầu bản nhạc nền cho nhân vật Deborah từ phim Once Upon A Time In America, và từ những nốt đầu tiên đó, bà cụ ấy dần biến đổi. Như thể âm nhạc đã khơi gợi lại điều gì đó bên trong con người bà, đánh thức một ký ức nào đó. Bà rung lên vì phấn khích và bắt đầu ngồi thẳng người, mọi căng thẳng bỗng tan biến, như thể trong chính khoảnh khắc ấy không còn gì tồn tại đối với bà ngoài âm nhạc và những gì bà đang (một cách rõ rệt) hồi tưởng lại. Tôi thề rằng trong lúc ấy bà trông trẻ ra hơn 20 tuổi.
Tôi phải thừa nhận, khi ấy mắt tôi ươn ướt không phải vì bản nhạc khiến tôi cảm động mà bởi tôi có thể chứng kiến nó đã tác động đến bà cụ kia như thế nào. Và việc nó có ý nghĩa đến nhường nào với bà.
Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy trong buổi biểu diễn bởi việc nhìn thấy âm nhạc có tác động rõ rệt lên con người thật cảm động, đặc biệt là ở một con người đã ở tuổi xế chiều. Tôi thật sự ước rằng tâm hồn mình cũng có thể dạt dào cảm xúc như thế khi già đi.
Và người tôi phải cảm ơn vì kỷ niệm đó không ai khác chính là nhà soạn nhạc đã viết nên bản nhạc ấy và đã có mặt ngay tại đó để chỉ huy dàn nhạc, Ennio Morricone, một thiên tài bất hủ.
>u/James007BondUK (48 points)
Đôi khi nghệ thuật có ảnh hưởng rất lớn. Dù là nhạc hay sách hay phim ảnh. Những gì tốt đẹp nhất của nghệ thuật luôn đưa chúng ta đến một thế giới khác. Một câu chuyện đẹp đấy.
_____________________
u/walktwomoons (827 points)
Nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời đại này:
* Gabrielle Oboe – phim bộ The Mission (1986)
* Deborah’s Theme – từ phim Once Upon A Time In America (1984)
* Cinema Paradiso – từ phim Nuovo Cinema Paradiso (1988), tựa Việt: Rạp chiếu bóng thiên đường
* The Legend of the Pianist – từ phim truyện The Legend of 1900 (1998)
* Love in the Morning – từ phim Lolita (1997)
* The Ecstasy of Gold – từ phim The Good, The Bad and The Ugly (1966). Tựa Việt: Thiện, Ác, Tà hay Thiện Ác Tranh Hùng.
_____________________
u/abbaschand (140 points)
Huyền thoại
Mừng là cụ đã thắng giải Oscar (xứng đáng) cho phim The Hateful Eight (2015)
_____________________
u/chadisdangerous (141 points)
Bảo rằng con người này là một nhà soạn nhạc phim vĩ đại mọi thời đại còn nghe như đang hạ thấp ông vậy. Khi Tarantino thay mặt Morricone lên nhận giải Quả Cầu Vàng cho phim The Hateful Eight, ông phát biểu rằng “Morricone là nhà soạn nhạc yêu thích của tôi; không chỉ là nhà soạn nhạc PHIM, nghe xoàng quá!”. Ổng lúc ấy hơi say và quá phấn khích, từ đó tôi và người bạn của mình có một câu đùa nhắc đi nhắc lại về vụ ấy, nhưng thành thật mà nói Tarantino có nói gì sai à? Ông bảo rằng những nhà soạn nhạc phim họ bị đẩy vào một vị thế rất khác so với các nhà soạn nhạc “thực thụ”, nhưng thật sự bạn có thể nói rằng những người như Morricone, John Williams, Nino Rota, Bernard Hermann, vân vân…. đã cống hiến rất nhiều những tác phẩm âm nhạc chạm đến tâm tưởng của công chúng giống như những nhà soạn nhạc cổ điển vậy.
Trời ạ, tôi đã xem rất nhiều những tác phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới để tìm ra một bản nhạc xuất sắc của Morricone.
Biết bao nhiêu lần những tuyệt tác của ông đã nâng giá trị cho những bộ phim bị mọi người coi là rẻ tiền (dòng phim giallo – phim kỳ bí kiểu Ý, Spaghetti Western – phim cao bồi Ý, kinh dị…). Biết bao nhiêu lần ông đã khiến tôi phải thán phục với những tác phẩm tuyệt hảo những lúc tôi ít mong đợi nhất. Sự đa dạng trong phong cách và thể loại nhạc của ông. Những bản nhạc chủ đề và mô-típ đã đi sâu vào tiềm thức nhiều người (như nhạc nền phim The Good, The Bad and The Ugy, xứng danh cùng những bản nhạc từ phim Jaws, Psycho, Star Wars, Indiana Jones, The Wizard of Oz, Singin’ In The Rain… là những bản nhạc mà người ta đều biết mỗi khi nghe đến). Vĩnh biệt một huyền thoại sống, những gì ông cống hiến cho điện ảnh là nhiều vô kể và cuộc sống này trở nên trọn vẹn hơn nhờ có ông.
_____________________
Bài đăng của bạn Nguyễn Quốc Trung trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/581799932730219
Edited by https://rvnweb.site