Dù ngày nay được nhắc tới rất ít, nhưng sự thật sự hiện diện quân sự ở Tân Cương từ năm 1918 đến 1949 là một trong những nhiệm vụ quân sự dài và quan trọng nhất trong lịch sử Liên Xô. Trong hơn 30 năm hiện diện, ngoài việc biến Tân Cương thành một lãnh thổ tách biệt với Trung Hoa, giữ nó là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô, thì chính quyền Xô Viết cũng để lại đây nhiều di sản và dấu ấn cả về quân sự, kinh tế, văn hóa, dân cư,…
Tuy vậy, sau khi được trả về Trung Quốc, 1949, gần như toàn bộ các dấu ấn Xô Viết ở Tân Cương đã bị quét sạch một cách đáng ngạc nhiên. Giải thích cho điều này, người ta nhận định rằng mục đích đó đến từ cả 2 phía.
Cụ thể, ở Liên Xô, nó được coi là kết quả trực tiếp của quá trình ”Phi Stalin hóa” khởi phát sau cái chết của lãnh tụ Stalin. Theo đó, các lãnh đạo Liên Xô sau Stalin coi Tân Cương là di sản cá nhân của Stalin, tạo ra bởi tham vọng bành trướng của Stalin với Trung Quốc và không liên quan nhiều đến Liên Bang. Vì vậy, các lãnh đạo Liên Xô đã quyết định ”rút hết chân” khỏi Tân Cương bằng cách từ chối mọi sự liên can nào sau năm 1949.
Còn phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, dĩ nhiên điều nước này cần là xóa bỏ các dấu ấn ngoại quốc khỏi vùng đất nổi tiếng dữ dội trong lịch sử này. Vì vậy, dễ hiểu khi Trung Quốc đã loại bỏ hầu hết các di sản Xô Viết ở đây, trừ…lò phản ứng hạt nhân của Liên Xô. Cần biết rằng quả bom nguyên tử đầu tiên của cả Liên Xô và Trung Quốc đều được chế tạo bởi Uranium khai thác ở Tân Cương. Còn lại, ví dụ như trong cách mạng văn hóa, toàn bộ nhà thờ Chính Thống giáo ở Tân Cương đã bị phá hủy hoàn toàn.
Để rồi ngày nay, dấu ấn Xô Viết 30 năm ở Tân Cương, chỉ còn tồn tại qua những bức ảnh cũ, những huân chương lưu lạc khắp nơi trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, hay trong cộng đồng khoảng 8.000 người Nga còn sót lại ở Tân Cương (con số mà dưới thời Xô Viết thường khoảng 3 vạn),… Ở đây nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng Bạch Vệ Nga, những người thua trận sau năm 1921 đã hình thành cộng đồng tị nạn hàng vạn người ở Tân Cương, tập trung ở thung lũng Ili.