Akkad là tên gọi thành bang và về sau phát triển thành đế quốc của người Akkad nói ngôn ngữ Akkad thuộc ngữ hệ Đông Semitic tồn tại vào thời kỳ Đồ Đồng, khoảng từ năm 2334 TCN cho tới khoảng năm 2154 TCN trên vùng Lưỡng Hà (Mesopotami) nằm giữa 2 con sông Eupharate và Tigris thuộc Iraq ngày nay
Lịch sử Akkad dù theo các tài liệu chỉ được bắt đầu với sự cai trị của Sargon a.k.a Sargon Đại Đế song trên thực tế thì thành bang Akkad đã tồn tại từ trước đó 1 thời gian để rồi cho tới khi Sargon lên cai trị thì nó phát triển từ 1 thành bang thành 1 đế quốc
Ở buổi đầu lập quốc thì có lẽ thành bang Akkad cũng chỉ là 1 thành bang bình thường trong 1 khối thành bang của người Sumer thành lập trên vùng Lưỡng Hà
Tuy vùng Lưỡng Hà là 1 trong những cái nôi khai sinh ra nền văn minh của nhân loại song so với Ai Cập hay Hy Lạp thì nó hoàn toàn ở vào thế bất lợi hơn nhiều cho các các cư dân bản địa sinh sống tại đó
Nếu như cái nôi văn minh Ai Cập gồm 1 dải các vùng đất ven sông Nile trải dài từ vùng ghềnh thác sông Nile giáp giới với Nubia kéo dài ra vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu miền cửa sông được bao quanh bởi một loạt các sa mạc rộng lớn gây khó khăn trong việc tiếp tế hậu cần cho các đoàn quân xâm lược từ bên ngoài vào thì địa thế Lưỡng Hà tuy cũng là 1 vùng đồng bằng màu mỡ được các cao nguyên Armenia, Iran và Zagros bao bọc xung quanh song các cao nguyên này chỉ đóng vai trò làm bàn đạp cho các dân tộc du mục sống xung quanh vùng Lưỡng Hà tràn vào hơn là đóng vai trò của 1 rào cản tự nhiên
Sự hiện diện của con người trên vùng đất Lưỡng Hà mà khởi đầu là người Sumeria đã bắt đầu từ khoảng năm 4500 TCN để rồi sau đó là xuất hiện nhóm dân Akkad rồi lần lượt dân Amorite…
Về thể chế thì dù là địa thế miền Lưỡng Hà bằng phẳng song hầu hết suốt giai đoạn đầu tồn tại của mình thì người Sumer chưa thể thống nhất được vùng Lưỡng Hà về dưới sự cai trị của 1 vị vua duy nhất
Các thành bang được người Sumer lập nên trong suốt giai đoạn này có diện tích lớn nhỏ khác nhau với các đường biên giới dựa trên những con kênh, đồng cát
Đứng đầu các thành bang Sumer là người cai trị với quyền lực chung nắm trọn cả vương quyền thần quyền mang tước hiệu ensi song về sau thì quyền lực này dần chuyển sang tay cấp bậc Lugal (đại nhân) thấp hơn 1 tý vốn là cấp bậc của người nắm quyền về quân sự
Khoảng năm 2275 TCN, các quốc gia thành bang của người Sumer sau nhiều năm tồn tại riêng rẽ đã được thống nhất lại dưới ngọn cờ của thành bang Umma khi Lugal Zage-Si lần lượt chinh phục các thành bang Uruk, Kish, Ur, Nippur, Larsa…
Tuy nhiên tới đây cũng là lúc kết thúc quyền lực của Lugal Zage-Si và thành bang Umma khi Sargon của Akkad tấn công và đánh bại Lugal Zage-Si tại Uruk khoảng thế kỷ 22 TCN
Gốc gác xuất thân của Sargon còn mơ hồ song dựa vào mảnh bảng đất sét của thư viện vua Ashurbanipal thời đế quốc Tân Assyria được cho là kể về gốc gác của Sargon thì gốc gác của của Sargon là thành phẩm của cuộc tình vụng trộm của 1 nữ tu thành Azupiranu bên bờ Euphrate với 1 người đàn ông không rõ danh tính để rồi nữ tu sỹ bí mật sinh ra Sargon và cho đứa con sơ sinh của mình vào 1 cái giỏ làm bằng bấc có nắp được trát hắc ín và thả trôi theo dòng nước cho tới khi được 1 người lấy nước tên Akki nhặt được và mang về nuôi như con ruột để rồi dạy cho Sargon nghề làm vườn
Cũng căn cứ theo truyền thuyết về Sargon thì trước khi trở thành vua thì Sargon đã kinh qua việc phục dịch trong cung cho vua Ur-Zababa của thành bang Kish (không rõ Akki có là dân thành Kish hay là về sau Sargon mới lưu lạc tới) cho tới khi Ur-Zababa mơ 1 giấc mộng lạ
Kỳ lạ là lúc này vua Ur-Zababa đã bổ nhiệm Sargon làm nhiều nhiệm vụ người mang cốc (có nhiệm vụ hầu hạ việc uống nước chủ tử) để rồi sau đó Ur-Zababa đã cho mời Sargon nghe kể về giấc mơ của Sargon vì trong giấc mơ đó Sargon đã mơ thấy nữ thần đại diện cho quyền lực, chiến tranh, công lý Inana đã dìm chết Ur-Zababa
Ur-Zababa sau khi nghe câu chuyện đã rất tá hỏa nên đã ra lệnh cho viên trưởng quản thợ rèn là Belis-Tikal giết Sargon khi tới nơi song nữ thần Inana đã hiện ra ngăn cản và yêu cầu Sargon dừng lại tại cổng với lý do là sự hiện diện của dòng máu mà Sargon đang mang làm ô uế khu vực
Sau thất bại trong việc hạ thủ Sargon lần đầu thì vua Ur-Zababa vẫn chưa chịu từ bỏ việc hạ sát Sargon nên đã phái Sargon làm tín sứ mang tấm bảng đất sét chứa thông điệp yêu cầu người nhận tin là Lugal Zage-Si của Umma và Uruk là nơi Sargon được phái tới hạ thủ với tín sứ của mình
Tuy nhiên dù câu chuyện chỉ được lưu truyền tới đây do bản lưu giữ về phần sau câu chuyện Thiên mệnh của Sargon đã bị mất song dựa vào các sự kiện lịch sử xảy ra thì có lẽ tín sứ Sargon sau đó đã cù cưa, kỳ kèo hay trả giá gì đó với Lugal Zage-Si để rồi Lugal Zage-Si sau đó đã đã kéo quân tới xâm lược thành Kish và hạ bệ Ur-Zababa
Và có lẽ Sargon sau đó đã lợi dụng khoảng trống quyền lực do Lugal Zage-Si tạo ra để chiếm lấy quyền lực (có thể là chấp nhận làm 1 quan viên hay tướng lĩnh hoặc chư hầu của Umma) để rồi sau đó Sargon bật ngược trở lại, kéo quân tới kinh thành Uruk, đánh bại và bắt giết Lugal Zage-Si cũng như là thay thế bá quyền của Umma bằng nền thống trị của Akkad trên khắp lãnh thổ Sumer
Việc Sargon thành lập nên đế quốc Akkad – đế quốc đầu tiên trong lịch sử nhân loại được cho là xảy ra vào khoảng năm 2334 TCN
Chưa ngừng lại ở đó, Sargon còn tiếp tục kéo quân tiến đánh Ur, Eninmar, Lagash, bành trướng lên tận vùng Thượng Lưỡng Hà gồm các xứ Mari, Subartu với vùng Cận Đông (Yarmuti, Ebla) và sang cả các quốc gia cổ nằm ở phía đông Lưỡng Hà trên đất Iran ngày nay là Elam và Marhashi…
Tất nhiên là các xứ bị Sargon chinh phục không chịu đời nào ngồi yên để 1 thằng con rơi nhập cư ất ơ từ đâu kéo tới đè đầu mình nên khi dù đã về già thì Sargon vẫn sống đời rất đầu sóng ngọn gió khi vẫn phải tiếp tục mang quân đi đàn áp nổi dậy
Tất nhiên là việc không thừa nhận 1 thằng ất ơ từ đâu đến làm chủ 1 đám quý tộc của các thành bang Sumer như Ur, Umma, Adab, Lagash, Der, Kazallu tiếp tục kéo dài sang tận thời con cháu của Sargon là Rimush, Manitusu và buộc các vị vua này tiếp tục phải mang quân đi dọn dẹp cũng như không ngừng mở rộng thêm lãnh thổ của ông cha xuống tận khu vực ven vịnh Ba Tư để rồi tới khi chắt của Sargon là Naram-Sin lên ngôi đã bành trướng lãnh thổ đế quốc Akkad lên đến cực đại khi mang quân tiến vào tận vùng bình nguyên Sharazor trong dãy núi Zagros trên khu vực ngày nay là vùng tự trị của người Kurd ở Iraq và tỉnh Kermanshah ở Iran
Ngoài ra thì Naram-Sin cũng phải chống lại các cuộc nổi dậy từ những người bị chinh phục cũng như các cuộc đột kích của dị tộc Gutia a.k.a Gutium được miêu tả là có màu tóc/nước da sáng từ dãy Zagros vốn sẽ trở thành kẻ tiêu diệt đế quốc Akkad về sau
Sự xuất hiện của người Gutia vào thời Naram-Sin được nhắc đến trong văn bản dạng thơ tựa đề Lời nguyền của Akkad: Sự báo thù cho ngôi nhà của các vị thần được viết hàng trăm năm sau thời kỳ trị vì của Naram-Sin
Theo văn bản này thì khi bành trướng thì Naram-Sin khoảnh năm (2254 TCN-2218 TCN) đã cho quân đội cướp phá đền thờ vua của các vị thần là thần Enlil (hoặc Mardurk) tại Nippur khiến thần nổi giận và triệu hồi người Gutia từ dãy núi Zagros tràn xuống cướp phá, mang theo sự đói kém, dịch bệnh và chết chóc gieo rắc khắp vùng Lưỡng Hà
Tuy nhiên để ngăn chặn sự quá tay thì 8 vị thần khác là Inana, Enki, Sin, Ninurta, Utu, Ishkur, Nusku, Idaaba đã họp lại và quyết định chỉ hủy diệt và chôn vùi mỗi thành Akkad và chừa lại người Sumer (Chỉ là huyền thoại không biết có thật không nhưng tới giờ thì đúng là di chỉ thành Akkad vẫn chưa được tìm ra như các thành bang Sumer xưa khác mà chỉ được cho là đâu đó ở bờ đông Tigris thuộc khu vực giữa Samarra và Baghdad)
Tuy nhiên thì lời nguyền của chư thần lại có tác dụng từ từ khi mãi tới khoảng 100 năm sau, vào năm 2154 TCN thì đế quốc Akkad mới chính thức bị diệt vong ở triều vua cuối cùng là Shu-Turul bởi bàn tay người Gutia
Trở lại với đế quốc Akkad thì nó cũng đã kịp thời bao trùm 1 vùng lãnh thổ có diện tích khoảng 800,000 cây số vuông ở thời điểm cực thịnh trước khi bị chư thần hủy diệt
Vào thời Naram-sin thì vua được xem là không chỉ là Chúa tể Bốn phương mà còn là 1 vị thần (dingir) được thờ phụng ở 1 khu đền riêng dành cho mình
Ngoài ra thì để tăng cường sự kiểm soát của vua với các vùng bị chinh phục thì cả Sargon và Naram-Sin đều thi hành các chính sách cho các công chúa con gái mình trở thành nữ tư tế cấp cao của đền thờ Nguyệt thần Sin (a.k.a Nanna) tại Ur cũng như bổ nhiệm các con trai làm ensi ở các vùng mang tính chất chiến lược trong lãnh thổ đế chế và cả việc gả các công chúa cho các quốc vương các xứ ngoại biên của đế chế như Marhashi hay Urkesh
Bên cạnh đó thì các vua Akkad cũng không ngại dùng tới công cụ quân đội nhằm để phản ứng với các tình huống khi cần thiết
Trong 1 số văn bản cổ đề cập đến việc vua Sargon sở hữu 1 nhóm gồm 5400 người được “dùng bánh mì trước vua mỗi ngày”
Đây có thể là quy mô về số người của triều đình hoặc quân đội thường trực của Sargon
Về cấp bậc chỉ huy quân đội Akkad thì vua là thống soái tối cao chỉ huy toàn quân với bên dưới lần lượt là các cấp Gir.nita, shakhattrim, nubanda và thấp hơn là Ugula
Về quy mô quân số của Akkad thì dựa vào 1 tuyên bố của Sargon thì quy mô của quân đội Akkad là 9 đội quân
Như vậy thì có thể thấy quy mô tổ chức đơn vị binh lính Akkad có thể dựa trên 1 phần cách tổ chức đơn vị của người Sumer là theo hệ lục thập phân và có thể là với tổ chức đơn vị cơ bản gồm 60 người (cấp đơn vị nhỏ nhất của người Sumer là 6 người và cấp lớn hơn đơn vị 60 người của người Sumer chính là nhóm 120 mạng)
Về quân đội (gurush) thì quân đội Akkad gồm lực lượng vệ binh hoàng gia (aga-ush lugai) cũ có quân số khoảng 60 người và lực lượng dân binh thì Sargon còn tạo ra tầng lớp quân đội thường trực là niskum
Bên cạnh các tầng lớp trên thì trong quân Akkad còn xuất hiện Nim với nghĩa là ruồi nên có thể cho rằng đây là lực lượng binh sỹ trang bị nhẹ chiến đấu trong các đội hình dàn trải và có khả năng di chuyển nhanh
Về binh chủng thì quân Akkad có cung thủ, quân đánh thương và lính mang rìu đánh tầm gần cũng như là sự xuất hiện và hỗ trợ của xe chiến
Căn cứ theo hình khắc trên bia ghi công của vua Naram-Sin thì giáo mà quân Akkad sử dụng có 2 loại là loại dài vượt quá đầu người với 1 quả đám ở mút đầu cán của giáo và loại còn lại thì có chiều dài ngắn hơn
Về rìu chiến thì căn cứ vào bản khắc chiến công của vua Naram-Sin trên đá thì có thể thấy rằng rìu được quân Akkad sử dụng phổ biến và không chỉ được sử dụng bởi quân phủ thủ mà còn được trang bị cho các cung thủ và lính giáo với vai trò vũ khí cận chiến
Rìu của quân Akkad theo hình khắc gồm nhiều loại với rìu mà vua Naram-Sin mang có lưỡi hẹp, hốc lõm và có mũi nhọn ở đầu mút đối diện với lưỡi rìu trong khi 1 vài binh sỹ mang rìu có lưỡi rìu lớn hơn loại của vua với cán cong trong khi số khác mang rìu cán thẳng
Ngoài ra thì quân Akkad còn sử dụng các vũ khí tầm xa như cung phức hợp và cũng theo bia ghi công cũa Naramsin thì có thể gồm cả gậy ném hay dây lăng đá và cả những mũi phi tiêu dài, ngắn
Về phần cung thì dựa theo bia Naram-Sin thì cung của Akkad là cung phức hợp
Ngoài ra thì có lẽ các binh sỹ Akkad cũng được trang bị khiên hình chữ nhật tương tự như các binh sỹ Sumer
Đối với quân phục thì có thể dựa vào bia chiến thắng để thấy được binh sỹ Akkad ít hoặc không được trang bị đồ bảo hộ cơ thể trừ váy ngắn, đội các mũ trụ hình tròn và mũ nhọn với mũ tròn có thể được làm từ da hoặc nỉ trong khi mũ nhọn thì có thể bằng đồng đỏ cũng như để râu và có 1 số binh sỹ thì để đầu cạo trọc
Bên cạnh đó thì trong quân Akkad cũng xuất hiện 1 số cỗ xe chiến
Tuy nhiên dựa vào loại xe chiến của người Sumer bấy giờ thì có thể xét ra xe chiến Akkad là loại xe giỏ đan, có 2 hoặc 4 bánh xe với bánh xe được ghép bằng 3 miếng gỗ đặc được giữ chạt bằng chốt cùng với trục xe nằm ở đằng trước và ở phần giữa của thân xe vốn khiến cỗ xe chiến trở nên nặng nề, mất cân bằng và thiếu tính cơ động
Xe chiến loại này căn cứ theo hình khắc thì do 4 con vật như là lừa hoang kéo với tải trọng là 2 người được trang bị vũ khí như lao và rìu chiến gồm 1 binh sỹ đánh xe và 1 chiến binh thường là xuất thân quý tộc như vua hay tướng lĩnh
Dựa vào cấu tạo xe cũng như động vật kéo là lừa hoang vốn phải dùng roi vọt mới chịu nghe lời thì tốc độ xe chiến không quá 10 dặm (16,1 cây số) giờ
Do vậy mà có thể cho rằng các xe chiến này thường được dùng với mục đích là chuyên chở những người có địa vị cao ra trận song trong nhiều lúc thì nó cũng có thể kiêm luôn vai tròi xung kích mà các chiến xa thực thụ đời sau đảm nhận
Ngoài ra những cỗ xe chiến như vầy cũng được các sứ giả và tín sứ sử dụng bên trong lãnh thổ đế chế
Bên cạnh đó thì trong các đoàn quân Akkad còn có sự xuất hiện của thư lại đi theo để ghi chép lại con số tử thương, tên tuổi thủ lĩnh địch, địa hình lãnh thổ, vũ khí quân dụng …cho mục đích khoe công kỷ niệm của các bậc đế vương, các binh sỹ mang biểu tượng huy hiệu của quân đội và thỉnh thoảng là các khâm sai là những người trong hoàng tộc được phái tới giám sát, thanh tra quân đội
Theo vài ghi chép thì viên khâm sai mang kiểu tóc hoàng gia trong khi trang phục thư lại thì là y phục có gắn quả tua; ngoài ra thì theo chân khâm sai hay những người có quyền thế là những người mang ghế
Với việc thành lập tầng lớp chiến binh niskum nhằm để duy trì 1 đội quân thường trực thì các chiến binh thường trực thuộc tầng lớp niskum cũng được triều đình đảm bảo sinh kế bằng việc ban cho đất đai cũng như cung cấp các khoản nhu yếu phẩm gồm cá và muối mỗi tháng
Về đội hình thì với việc được trang bị giáo thì có lẽ các chiến binh Akkad cũng chiến đấu trong đội hình chiến đấu đương thời của người Sumer là đội hình chiến đấu hình chữ nhật gồm có chiều ngang 6 hàng với 8 người 1 hàng cũng như có tuyến đầu gồm các binh sỹ mang khiên lớn hình chữ nhật
Tuy nhiên thì có chút khác biệt với người Sumer khi người Akkad sử dụng cung phức hợp vốn đảm bảo ưu thế về chiến đấu tầm xa trong khi theo các hình khắc chiến trận trên bia ghi công của người Sumer thì hầu như không thấy có đề cập đến việc sử dụng cung trong quân đội Sumer
Về chiến thuật của quân đội Akkad thì thường là gồm 3 đợt tấn công với khúc dạo đầu là khoảnh khắc dành cho xạ thủ trút ra trận mưa tên, lao, phi tiêu vào đối phương rồi sau đó lực lượng binh sỹ mang giáo sẽ nhập trận và dùng giáo đâm, ném vào nhau trước khi loạn đả bằng vũ khí cận chiến như rìu để rồi chấm dứt chương trình chiến trận bằng cuộc tấn công giáp lá cà của đội lính cận chiến chỉ được trang bị rìu
Về hậu cần thì người Akkad tiến hành công việc cung ứng hậu cần bằng cách tìm hiểu, soi các nguồn nước cũng như cự ly, quãng đường mà họ di chuyễn trong khu vực để rồi sau đó họ sẽ chuẩn bị và chuyển vận đầy đủ số lượng vũ khí, quân nhu cũng như là có thể tìm cách bổ sung thêm nữa trong suốt dọc đường hành quân
Quân lương của binh sỹ Akkad dành cho quân đội đồn trú theo 1 tài liệu ở Umma là bánh mỳ và bia trong khi ở Girsu thì là 5 lít cá và 1 lít muối mỗi tháng và số này có lẽ được các khu dân cư gần nơi quân đội đồn trú đảm trách
Đế quốc Akkad sau thời gian trị vì của Naram-Sin bắt đầu dần đi xuống khi phải liên tiếp căng mình hứng chịu thiên tai như hạn hán cũng như các đợt đánh phá liên miên của người miền núi mà đứng đầu là người Gutia khiến cho đời sống người dân Lưỡng Hà dần trở nên khó khăn
Bên cạnh phải đón nhận các cuộc tấn công của dị tộc thì các thành bang người Sumer từng một thời bị người Akkad khuất phục cũng nhân cơ hội đế quốc Akkad rối ren mà lập nên chính quyền riêng của mình như Lagash, Uruk, Ur
Tình hình này kéo dài cho tới khoảng năm 2154 TCN khi người Gutia từ miền núi Zagros cuối cùng cũng hủy diệt được đế quốc Akkad dưới triều vua cuối cùng của nó là Shu-Turul
Người Gutia sau đó đã thống trị lãnh thổ cũ của đế quốc Akkkad song với tính chất của dân du mục miền núi nên sự kiểm soát của họ không thể vươn tới khu vực của các thành bang Sumer li khai khỏi đế quốc Akkad dù có thể các vua Sumer có thể hạ mình làm chư hầu của người Gutia
Khoảng năm 2055 TCN, các vua của người Sumer là Utu-hegal của thành Uruk cùng với sự phù trợ từ con rể là vua Ur-Nammu của thành bang Ur đã đứng lên đánh đuổi người Gutia ra khỏi Lưỡng Hà và mang quyền cai trị vùng Lưỡng Hà về lại cho người Sumer bản địa
Theo ghi chép của biên niên sử Weidner a.k.a Biên niên sử Babylon: Thần Mardurk (vị thần tối cao của người Babylon) khi đã 2 lần triệu hồi người Gutia tới đánh bại người Akkad để rồi thần trao vương mệnh cho người Gutia song do người Gutia không biết cách tôn thờ thần linh cũng như bỏ mặc phong tục và thậm chí đã cướp con cá được đánh bắt và chế biến bởi ngư phủ Utu-hegal với ý định là đem nó dâng lên cho thần Marduk (con cá vốn dĩ nên được dâng lên cho thần Mardurk trước khi được dâng cho các thần khác) nên thần đã ra lệnh tống cổ hết bọn Gutia khỏi vùng Lưỡng Hà và mang vương quyền cai trị vùng đất này trao cho Utu-hegal
Sau khi Utu-hegal mất thì con rể Ur-Nammu lên nắm quyền cai trị Lưỡng Hà và thành lập nên đế quốc Ur của người Sumer
#quansu