Agni, giáo sỹ của các vị thần: Hỏa tế, ánh sáng và trí tuệTrong kinh Vệ Đà Agni là đ…

Agni, giáo sỹ của các vị thần: Hỏa tế, ánh sáng và trí tuệ

Agni, giáo sỹ của các vị thần: Hỏa tế, ánh sáng và trí tuệ
Trong kinh Vệ Đà Agni là đại diện tối cao của lễ hỏa tế, nhưng không chỉ giới hạn trong việc này. Ông là con của Dyaus, sinh ra trên trời và hạ phàm dưới dạng tia chớp, nhưng ông tồn tại cả trong nước, gỗ và cây cối.
Ông được mô tả như một hiện thân của lửa với “mái tóc rực cháy,” “cằm vàng.” Ông là “sứ giả” giữa trời và đất, thông qua ông mà đồ cúng đến được với các vị thần. Ông được gọi là “giáo sỹ” (purohita), do vậy mà lời ca đầu tiên trong Rig Vệ Đà là dành cho ông: “Tôi hát Agni, giáo sỹ, vị thần của cúng tế…” Ông là “vị thần không bao giờ già” vì ông được tái sinh từ mỗi ngọn lửa mới. Là “chủ của ngôi nhà,” Agni xua tan bóng tối, đẩy lùi ma quỷ, chống lại bệnh tật và yêu thuật. Đây là lý do con người thân cận với Agni hơn các vị thần khác.
Dù hiện diện trên mọi mặt của đời sống tôn giáo, Agni lại không có chuyện thần thoại nào đáng kể. Về mặt vũ trụ, vai trò của ông gây bối rối nhưng lại quan trọng. Một mặt ông được gọi là “phôi thai của Nước”, ông được gọi lên như sự phun trào từ tử cung của những Người Mẹ (Nước). Mặt khác ông lại thâm nhập vào vùng nước nguyên thủy và nuôi dưỡng nó. Chắc chắn điều này liên quan đến một khái niệm vũ trụ cổ xưa: sáng thế bởi sự hợp nhất một yếu tổ thuộc lửa với một nguồn gốc thuộc nước.
Đến đây chúng ta có một sự ước lượng tốt nhất về tầm quan trọng của Agni trong tín ngưỡng tâm linh Ấn Độ: ông làm trỗi dậy vô số những suy cứu và chiêm nghiệm về vũ trụ, ông tạo điều kiện để giảm bớt nhiều phương diện khác nhau trong quá trình tìm kiếm tổng hợp thành một nguồn gốc căn bản duy nhất. Từ thời Vệ Đà ông đã được định danh với tejas – “hỏa năng, sáng lạng, hiệu quả, oai phong, sức mạnh siêu nhiên.” Tuy nhiên, hàng chuỗi những sự định danh, đồng hóa, thống nhất này – một đặc tính của tư tưởng Ấn Độ – còn có ý nghĩa hơn thế nhiều. Agni, hay một trong những tương đồng của ông, Mặt Trời, còn liên quan đến triết lý (philosophoumena) trong đó tìm kiếm sự nhận định ánh sáng với atmantinh dịch. Bằng những nghi lễ và các phương pháp tu khổ hạnh để theo đuổi sự gia tăng của “nội nhiệt,” dù đôi khi gián tiếp, Agni bị ràng buộc với sự giá trị hóa tôn giáo của “khổ tu nhiệt” (tapas) và một vài thực hành Yoga.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *