LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (30)Tôn giáo của người Ấn-Âu: Những vị thần Vệ Đà (ti…

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (30)

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (30)

Tôn giáo của người Ấn-Âu: Những vị thần Vệ Đà (tiếp theo)
Indra, nhà vô địch và đấng tạo hóa
Indra là vị thần khét tiếng nhất trong kinh Rig Vệ Đà. Ông là một anh hùng không có đối thủ, một chiến binh kiểu mẫu, đối thủ đáng gờm của Dasyua hay Dasa. Nhưng Indra cũng là đáng sáng tạo và thần sinh trưởng, một sự nhân cách hóa của cuộc sống trù phú, của năng lượng sinh học và vũ trụ. Uống soma như nước, một loại đồ uống tăng lực, ông nới lỏng những cơn bão, dội mưa và ban ra các kiểu ướt át.
Huyền thoại quan trọng nhất trong Rig Vệ Đà là chiến trắng của Indra trong trận chiến với Vrtra, con rồng khổng lồ đã giữ nước trong “vùng rỗng của những ngọn núi.” Indra bổ đầu Vrtra với vajra (“lưỡi tầm sét”) của ông, giải phóng nước chảy về biển “như những con bò rống.”
Trận chiến giữa thần và quái vật biển là một chủ đề được phổ biến rộng rãi (Re và Apophis, Marduk và Tiamat, Zeus và Typhon, v.v.). Giết một con quái vật bò sát ở biển – thứ tượng trung cho hỗn độn, hư ảo và cả “bản địa” – tạo điều kiện để hình thành một vũ trụ hay “hoàn cảnh” mới. Một điểm chung nữa giữa các thần thoại này là sự sợ hãi hay thất bại trong lần đầu giáp mặt của nhà vô địch. Indra lần đầu nhìn thấy Vrtra đã “sợ phát sốt” và chạy xa nhất có thể.
Rõ ràng là những yếu tố tự nhiên có hiện diện vì chiến thắng của Indra tương đương với chiến thắng của sự sống đối với sự cằn cỗi và cái chết, kết quả của việc Vrtra giam giữ nước. Nhưng cấu trúc của thần thoại này mang tính vũ trụ. Trong Rig Vệ Đà nói bởi chiến thắng nên vị thần tạo ra mặt trời, bầu trời và bình minh. Theo một bài thánh ca khác thì ngay sau khi sinh ra Indra đã tách Trời khỏi Đất và cố định vòm trời, rồi chém Vrtra. Trời và Đất là cha mẹ của các vị thần, Indra là con út và cuối cùng vì ông đã “phân tách hai thế giới, Trời và Đất, bằng sức mạnh của mình là làm cho mặt trời chiếu sáng.”
Theo một số truyền thuyết khác, “kẻ nhào nặn” ra những vị thần, Tvastr, xây cho mình một ngôi nhà và tạo ra Vrtra để làm mái và cũng là tường. Bên trong nơi trú ngụ được bao quanh bởi Vrtra này có Trời, Đất và nước. Indra làm nổ toang đơn sinh nguyên thủy này bằng cách bẻ gãy “sức ì” của Vrtra. Thế giới sự sống không thể sinh ra nếu không giết chết một Thực Thể Vô Định.
Đây là một thần thoại đa trị; ngoài giá trị vũ trụ còn có giá trị tự nhiên và lịch sử. Trận chiến của Indra là mô hình của những trận chiến giữa người Aryan và Dasyus (cũng gọi là vrtani). Bạo lực làm sự sống nảy nở, tăng trưởng và tái sinh. Suy cứu Ấn Độ sẽ sớm dùng thần thoại này để minh họa cho lưỡng hợp thần thánh và như một ví dụ về sự tìm kiếm lời giải cho việc vén bức màn của thực tại tối hậu.
Agni, giáo sỹ của các vị thần: Hỏa tế, ánh sáng và trí tuệ
Trong kinh Vệ Đà Agni là đại diện tối cao của lễ hỏa tế, nhưng không chỉ giới hạn trong việc này. Ông là con của Dyaus, sinh ra trên trời và hạ phàm dưới dạng tia chớp, nhưng ông tồn tại cả trong nước, gỗ và cây cối.
Ông được mô tả như một hiện thân của lửa với “mái tóc rực cháy,” “cằm vàng.” Ông là “sứ giả” giữa trời và đất, thông qua ông mà đồ cúng đến được với các vị thần. Ông được gọi là “giáo sỹ” (purohita), do vậy mà lời ca đầu tiên trong Rig Vệ Đà là dành cho ông: “Tôi hát Agni, giáo sỹ, vị thần của cúng tế…” Ông là “vị thần không bao giờ già” vì ông được tái sinh từ mỗi ngọn lửa mới. Là “chủ của ngôi nhà,” Agni xua tan bóng tối, đẩy lùi ma quỷ, chống lại bệnh tật và yêu thuật. Đây là lý do con người thân cận với Agni hơn các vị thần khác.
Dù hiện diện trên mọi mặt của đời sống tôn giáo, Agni lại không có chuyện thần thoại nào đáng kể. Về mặt vũ trụ, vai trò của ông gây bối rối nhưng lại quan trọng. Một mặt ông được gọi là “phôi thai của Nước”, ông được gọi lên như sự phun trào từ tử cung của những Người Mẹ (Nước). Mặt khác ông lại thâm nhập vào vùng nước nguyên thủy và nuôi dưỡng nó. Chắc chắn điều này liên quan đến một khái niệm vũ trụ cổ xưa: sáng thế bởi sự hợp nhất một yếu tổ thuộc lửa với một nguồn gốc thuộc nước.
Đến đây chúng ta có một sự ước lượng tốt nhất về tầm quan trọng của Agni trong tín ngưỡng tâm linh Ấn Độ: ông làm trỗi dậy vô số những suy cứu và chiêm nghiệm về vũ trụ, ông tạo điều kiện để giảm bớt nhiều phương diện khác nhau trong quá trình tìm kiếm tổng hợp thành một nguồn gốc căn bản duy nhất. Từ thời Vệ Đà ông đã được định danh với tejas – “hỏa năng, sáng lạng, hiệu quả, oai phong, sức mạnh siêu nhiên.” Tuy nhiên, hàng chuỗi những sự định danh, đồng hóa, thống nhất này – một đặc tính của tư tưởng Ấn Độ – còn có ý nghĩa hơn thế nhiều. Agni, hay một trong những tương đồng của ông, Mặt Trời, còn liên quan đến triết lý (philosophoumena) trong đó tìm kiếm sự nhận định ánh sáng với atmantinh dịch. Bằng những nghi lễ và các phương pháp tu khổ hạnh để theo đuổi sự gia tăng của “nội nhiệt,” dù đôi khi gián tiếp, Agni bị ràng buộc với sự giá trị hóa tôn giáo của “khổ tu nhiệt” (tapas) và một vài thực hành Yoga.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *