Tại sao có một số người lại ghét nhạc Jazz vậy?

Tại sao có một số người lại ghét nhạc Jazz vậy?

Answer: Franciscus Alex Rebro, nhạc sĩ Piano hơn 20 năm, với tình yêu âm nhạc sâu đậm.

Source: https://qr.ae/pNKaGC
{——————————————-}
Rick Beato, một Youtuber nổi tiếng chuyên bàn luận về lý thuyết của mọi thể loại nhạc, gần đây đã đăng một đoạn clip gần 1 tiếng đồng hồ nói về vấn đề này. Tựa đề đoạn video có tên là “Sao người ta ghét Jazz?”
Đây là đoạn video đó đây: https://youtu.be/SlkhkF3etWo
Một vài luận điểm chính của ông ấy là:
  • Đa số người nghe không hiểu được ngôn ngữ của Jazz: bao gồm ngữ pháp, cú pháp và dụ pháp nghệ thuật của nó do sự thiếu vắng việc tiếp xúc với Jazz thường xuyên. Ông ấy đưa ra ví dụ là nó giống như một người Tây chỉ biết tiếng Anh mà đang cố nghe và hiểu được vẻ đẹp sâu thẳm bên trong một bài thơ tiếng Trung Quốc vậy. Chúng ta không thể chỉ trích một người chẳng tìm thấy điều gì tích cực ở trải nghiệm như vậy cả. Tương tự với các người nghe hiện đại khi nghe Jazz.
  • Trong thời kì đỉnh cao vào những năm 1920 và 1930, Jazz rất khác so với cái hướng mà nó đi sau đó. Jazz từng là nhạc nhảy (nhạc dance – dance music). Và hiện nay nhạc loại gì vẫn thịnh hành nhất? Nhạc dance. Từ năm 1960 trở về sau, Jazz không còn là nhạc dance nữa sau khi nó đã bị qua mặt bởi rock and roll. Jazz tập trung vào biểu đạt cá nhân thông qua các tương tác phức tạp ở nhịp điệu, giai điệu và hòa âm. Nó không còn là âm nhạc chỉ để “cho vui” nữa. Sự kết nối đến xúc cảm, mà nhiều nghệ sĩ đang nhắm đến trong nhiều trường hợp, cần người nghe tiên phong dấn thân để có thể bước vào thể loại nhạc như vậy.
  • Người ta cảm thấy bị thu hút bởi các nhóm nhạc biểu diễn. Một vài bản Jazz bất hủ theo thời gian là kết quả của các nghệ sĩ Jazz chơi cùng nhau: bộ năm thành viên của Miles Davis, nhóm của Herbie Hancock, Weather Report, bộ ba Keith Jarrett. Ngày nay, thị trường âm nhạc hiện đại khiến cho một ban nhạc Jazz sinh tồn khó khăn nên tình hình đã chuyển các nhạc sĩ phải tự đi biểu diễn cho mình (và các nghệ sĩ Jazz cũng chỉ luôn biểu diễn cho chính họ thôi – một vấn đề khác để bàn tới) và cố gắng tìm kiếm các buổi thu âm và các buổi biểu diễn bên ngoài bằng mọi giá. Nên là, chúng ta có nhiều album nhạc Jazz đến từ sự góp nhặt lẻ tẻ của từng nghệ sĩ tài ba, hơn là một nhóm nhạc liên kết với nhau để cùng nhau nhắm đến mục tiêu là tạo nên thương hiệu cho ban nhạc của mình. Sự thiếu vắng nét đặc trưng này khiến cho khán giả đại chúng khó kết nối.
Tôi chưa xem hết video ấy nữa, nhưng tôi thấy các luận điểm này ngay của Rick Beato và ngay lập tức đồng ý với chúng. (Hãy xem anh ấy đi! Rick có tâm hồn thuần khiết dành cho âm nhạc và xứng đáng nhận được những ủng hộ). Nhiều người cũng đã xướng vang các luận điểm tương tự trong phần trả lời của câu hỏi này. Tôi cũng có một vài điều muốn kèm thêm:
Có nhiều người thích dùng nhạc Jazz để tỏ vẻ thượng đẳng, và xin thứ lỗi, mấy người này tôi không chịu được. Ai có thể trách được những người tắt ngay nhạc đang nghe của mình khi mà họ phải chịu đựng một ông lớn tuổi cứ luôn miệng truyền giáo với họ về việc nhạc của Charlie Parker hay hơn mọi thứ rác rười được phát trên đài phát thanh ngày nay?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *