Làm sao để không quên đi những gì mình vừa học?

Làm sao để không quên đi những gì mình vừa học?

Đọc nhiều sách để quên sạch thì đọc làm chi?

Tác giả: William Cho.
_____________________________
Tôi ngồi trong quán cafe gần 2 tiếng đồng hồ, đọc không biết bao nhiêu bài đăng trên Medium rồi cuối cùng tôi nhận ra mình chỉ nhớ vài thứ trong cả đống khái niệm và lý thuyết mà tôi đã đọc.
Ký ức rất dễ phai mờ. Tôi cố đọc nhiều sách nhất có thể, nhưng nếu bạn bắt tôi kể ý chính/cốt truyện thì tôi chẳng kể được đâu. Tôi khá chắc là không chỉ mình tôi mà rất nhiều sinh viên cũng gặp vấn đề như thế.
Họ dành cả học kì để học nhiều môn khác nhau, đầu tư không biết bao nhiêu thời gian để học tài liệu, và chỉ hai ba tiếng sau khi bước ra khỏi phòng thi thì lại quên sạch.
Hermann Ebbinghaus, một nhà tâm lí học người Đức, đã khám phá ra đường cong quên lãng – một khái niệm về việc trí nhớ suy giảm theo thời gian.
Đường cong quên lãng dốc nhất vào ngày đầu tiên, thế nên nếu không ôn lại những gì vừa học, bạn thường sẽ quên phần lớn kiến thức đó và trí nhớ của bạn về nó sẽ tiếp tục suy giảm, đến cuối cùng thứ còn sót lại là những mảnh thông tin rời rạc.
Bài viết “Tại sao chúng ta quên gần hết những cuốn sách đã đọc” trên The Atlantic nói về việc tần suất của việc sử dụng internet đã ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta một cách tiêu cực.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ, trí nhớ của con người trước giờ luôn như vậy. Nhưng Jared Horvath, một nghiên cứu viên tại Đại học Melbourne, cho rằng cách mà con người tiêu thụ thông tin và giải trí đã thay đổi cái trí nhớ mà chúng ta coi trọng – và và nó không thay đổi theo cách giúp chúng ta ghi nhớ cốt truyện của bộ phim bạn xem 6 tháng trước.

Trong kỉ nguyên internet, gợi nhớ ký ức – khả năng tự động gợi nhớ thông tin trong đầu bạn – đã trở nên ít quan trọng hơn. Nó vẫn còn tốt trong những chuyện vặt vãnh, hay ghi nhớ cái to-do list, nhưng trên hết, theo Horvath, thứ quan trọng hơn là bộ nhớ nhận dạng. “Chừng nào bạn biết thông tin đó nằm ở đầu và cách để truy cập nó, thì bạn thật sự không cần hồi tưởng nó”.

Chúng ta xem internet như là một cái ổ cứng thứ hai. Chúng ta biết nếu ta cần một thông tin gì đó thì ta có thể mở chiếc laptop thân yêu và tìm thấy nó ngày lập tức.
Cách học đúng lúc này trở nên phổ biến bởi vì nó sẽ hiệu quả hơn khi ta tìm thông tin mình cần ngay lập tức thay vì lưu những thông tin mà có lẽ sẽ có tác dụng trong tương lai. Hiểu nhiều biết rộng đã trở nên vô giá trị – vài thông tin nông cạn, nhanh chóng và thiết thực có tác dụng hơn để hoàn thành công việc.
Bởi vì chúng ta biết rằng chúng ta luôn có một cái bộ nhớ ngoài, ta ít nỗ lực hơn trong việc ghi nhớ và hiểu mọi khái niệm và ý tưởng mà chúng ta học.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng internet có chức năng như là một bộ nhớ ngoài. “Khi ai đó mong chờ tiếp tục truy cập vào chiếc ổ cứng đó trong tương lai, họ sẽ có tỷ lệ hồi tưởng thông tin thấp hơn,” một nghiên cứu đã chỉ ra. Nhưng kể cả trước khi internet xuất hiện, những sản phẩm giải trí đã phục vụ để trở thành một bộ nhớ ngoài. Bạn không cần nhớ một câu trích dẫn trong một cuốn sách nếu bạn chỉ cần nhìn vào nó. Khi băng video xuất hiện, bạn có thể xem lại một bộ phim hay chương trình truyền hình khá là dễ dàng. Chẳng có nghĩa lí gì khi bạn không ghi một phần văn hóa vào não mình thì nó sẽ biến mất vĩnh viễn.

Chúng ta cũng có xu hường “cày phim (binge-watching)” với sự gia tăng của các truyền thông dễ tiêu thụ. Có bao giờ bạn ở nhà vào một tối thứ bảy và cày nguyên season của một bộ phim? Bạn có thể nhớ lại ý chính của từng tập không? Bạn có thể nhớ lại những xung đột và cách giải quyết?
“Cày phim” khuyến khích bạn tiêu thụ nội dung một cách vô thức, thay vì có ý thức với từng tác phẩm truyền thông. Chúng ta được khuyến khích ăn thật nhiều, kể cả khi cái nịt đang có nguy cơ nổ tung bởi vì tiêu thụ quá mức.

Sự thật là mọi người thường nhồi thật nhiều thứ vô não dù cho nó không thể chứa hết được. Năm trước, Horvath và những người bạn đã nhận thấy những cày thủ thường quên nội dụng của chương trình nhanh hơn những người chỉ xem một tập mỗi tuần. Ngay khi xem xong, những cày thủ ghi được rất nhiều điểm khi làm quiz về những chương trình đó, nhưng sau 140 ngày, điểm của họ thấp hơn rất nhiều so với những người xem hàng tuần. Họ cũng không thưởng thức chương trình được như những người chỉ xem một tập mỗi tuần hay mỗi ngày.

Mọi người cũng thích cày chữ nữa. Trong năm 2009, trung bình một người Mỹ bắt gặp 100k từ mỗi ngày, kể cả khi họ không thật sự “đọc” chúng. Thật khó để tưởng tượng con số đó đã giảm đi đáng kể 9 năm sau đó. Trong “hội chứng Binge-Reading,” một bài báo của tờ The Morning News, Nikkitha Bakshani phân tích ý nghĩa của thống kê này. “Đọc là một từ mang sắc thái,” cô viết, “nhưng cách đọc thường thấy nhất là đọc để xài: khi ta đọc, đặc biệt là ở trên internet, đơn thuần là để có được thông tin. Nhưng thông tin thì chẳng bao giờ có thể biến thành tri thức trừ khi nó “dính”.”

Hay như Horvath đã viết: “Nó khiến bạn vui sướng nhất thời và rồi bạn muốn thêm thật nhiều sự vui sướng nữa. Đó không phải là bạn đã học được điều gì mới. Mà nó có nghĩa là bạn có cảm giác trải nghiệm nhất thời khiến bạn cảm thấy như mình vừa học được điều gì đó mới”.

Chúng ta không thật sự đọc để học. Chúng ta chỉ cảm thấy chúng ta sẽ học được cái gì đó bằng việc đọc và nhìn ra những từ trên màn hình. Thông tin vẫn chưa thành tri thức, nhưng ta tự lừa bản thân rằng nó đã được chuyển thằng vào trong não của chúng ta và nó sẽ ở đó đến hết đời.
Vậy làm cách nào để chúng ta thật sự giữ lại những gì mình đã học?
Bạn cần thời gian để tiêu hóa những gì đã học.

Bài học từ nghiên cứu “cày phim” của anh ấy là nếu bạn muốn ghi nhớ những gì bạn đã học, giãn cách chúng ra. Tôi đã từng bị kích động ở trường khi mà một giáo trình môn Tiếng Anh chỉ bắt tôi đọc ba chương mỗi tuần, nhưng cái gì cũng có lí của nó. Bạn càng hồi tưởng thì trí nhớ của bạn càng được gia cố, theo như Horvath. Nếu bạn đọc một lèo nguyên cả cuốn sách – trên máy bay chẳng hạn – bạn chỉ giữ câu chuyện trong bộ nhớ làm việc của bạn suốt cả quãng thời gian đó. “Bạn sẽ không bao giờ thật sự truy cập lại được vào nó đâu,” anh ấy nói.

Xem lại những mảnh thông tin mà bạn muốn giữ. Tôi thường nhận ra khi tôi học được một thứ thú vị và tôi viết về nó, tôi có thể hồi tưởng về nó dễ dàng hơn khi tôi cố hồi tưởng một thứ gì đó tôi đã học trong một cuốn sách nào đó hay bài viết đâu đó.

Sana nói rằng khi đọc, ta thường “cảm thấy lưu loát”. Thông tin trôi vào, ta hiểu được nó, có vẻ như nó tự đối chiếu với nhau và trở thành một chất kết dính và được đặt cẩn thận trên một cái kệ tri thức của não. “Nhưng thật ra chẳng có gì dính ở đó cả, trừ khi bạn phải nỗ lực tập trung và sử dụng vài chiến lược giúp ta ghi nhớ.

Ai cúng có thể thực hiện nó khi học, khi đọc, nhưng dường như chúng ta sẽ không dành chút thời gian để note những thứ đã xảy ra trong Gilmore Girls để tự quiz lại mình sau này. “Có thể là bạn sử dụng thị giác và thính giác đấy, nhưng bạn lại không để ý và lắng nghe,” Sana nói. “Theo tôi nghĩ, đó là phần lớn thời gian của mọi người.”

Nếu bạn đang cố gắng học cho bài kiểm tra hay cố gắng học một công thức/ khái niệm phức tạp, hay xem lại những thông tin nhiều lần. Bạn xem lại môn mà bạn đang cố để học nhiều bao nhiêu, thì những khái niệm càng được củng cố trong bộ nhớ dài hạn bấy nhiêu.
Hãy dành chút thời gian để hồi tưởng lại chúng mà không cần tới những học liệu. Nếu bạn làm không được, hãy đọc lại công thức/ khái niệm lần nữa và tiếp tục hồi tưởng lại nó vài giờ sau đó.
Luyện tập càng nhiều thì bạn càng dễ dàng giữ lại và hồi tưởng kiến thức trong tương lai.
Scott H. Young, một blogger, đã cố gắng thử thách bản thân để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Cách tốt nhất để học là gì?”. Anh ấy tin rằng việc học là chìa khóa để chúng ta sống tốt hơn, và đã giải quyết những vần đề của những người mà quên đi những gì đã đọc bằng cách đưa ra một giải pháp hiệu quả.
Khi ta đọc sách, ta không tích cực sử dụng tài liệu. Mắt thì cứ lướt, còn thời gian và năng lượng thì ta dùng để nhận biết những gì đang được nói.

Thật không may, tập luyện để nhận biết là thứ duy nhất mà mọi người làm khi đọc. Khi đọc một cuốn sách, phần lớn thời gian của bạn là bạn tiêu phí thời gian để nhận biết những gì đang được nói. Rất hiếm khi bạn có thể đặt biệt hồi tưởng lại một khái niệm một cách tự nhiên. Nếu bạn đọc một cuốn sách được viết tốt, bạn có thể sẽ không bao giờ phải sử dụng hồi tưởng vì những nhà văn giỏi biết rằng hồi tưởng là một thứ rất khó nên họ thường sẽ nhắc lại những gì đã đề ra trước đó để bạn không bị nhầm lẫn.

Sau đó, bạn đột nhiên muốn tri thức này luôn có sẵn và bạn có thể dễ dàng nhớ lại. Bạn muốn bạn có thể đưa ra một cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, trả lời một câu hỏi trong bài kiểm tra, hay khi cần phải đưa ra quyết định, có thể triệu tập thông tin mà trước đây bạn chỉ tập luyện vài lần để nhận ra chúng.

Theo mô hình này thì chẳng có gì lạ khi hầu hết mọi người không thể hồi tưởng lại nhiều từ cuốn sách họ đã đọc.

Sẽ thật vô lí khi muốn người đọc sẽ phải nhớ và hiểu được từng từ và ý tưởng mà cuốn sách đề ra. Ký ức luôn có khuyết điểm. Nhưng nhiều người thường cảm thấy bực bội khi nhận ra mình quên kha khá phần và ý tưởng của cuốn sách ngay khi ta gập nó lại.
Scott Young đưa ra một giải pháp: Phương thức đặt câu hỏi

Mỗi khi bạn đọc được cái gì đó và bạn muốn ghi nhớ, hãy note nó lại. Nhưng không phải note lại theo kiểu tóm tắt lại những ý chính mà bạn muốn hồi tưởng. Thay vào đó hãy note lại nó bằng những câu hỏi.

Nếu bạn muốn làm gì đó với bài này, bạn có thể viết xuống câu hỏi, “Q: Hai quá trình ghi nhớ của não bộ là gì?” và câu trả lời sẽ là “A: Hồi tưởng và nhận biết.”

Sau này, khi bạn đọc một cuốn sách, hãy nhanh chóng lướt qua và tự thử thách bản thân bằng những câu hỏi mà bạn tạo ra từ những chương trước. Việc này sẽ giúp bộ nhớ hồi tưởng của chúng ta vững chắc hơn từ đó bạn có thể dễ dàng truy cập vào thông tin mình muốn khi cần.

Thay vì ghi chú lại hay viết lại y xì như tác giả thì bạn hãy viết bằng chính những con chữ của mình. Tự hỏi bản thân sẽ giúp bạn luyện tập hồi tưởng thông tin.
Vào phần kết của mỗi chương, bạn hãy hãy đặt câu hỏi để tóm tắt lại ý chính hay khái niệm quan trọng bạn muốn ghi nhớ.
Anh ấy cũng thêm một vài lời khuyên để những bài tập này thực tế nhất có thể
Anh ấy biết rằng vài người sẽ cố quá mức, họ sẽ thử chính mình mọi lúc họ bắt gặp điều gì mới ở trong sách. Điều này sẽ khiến việc đọc trở thành thành một công việc và cuối cùng sẽ khiến họ mất động lực để sử dụng phương pháp này.

Đầu tiên – đừng cố quá mức. Cố để gợi nhớ lại mỗi khi có thể sẽ khiến việc đọc trở nên tẻ nhạt và sẽ giết chết tình yêu của bạn với việc đọc sách. Một câu hỏi mỗi chương thì cũng đã đủ cho hầu hết các loại sách rồi. Với những cuốn sách nổi tiếng thì tầm chục câu hỏi là đã đủ để ta nắm hết được ý chính và luận điểm rồi.

Thứ hai – hãy ghi lại trang chứa đáp án. Nếu bạn quên mất cái gì đó, bạn sẽ muốn kiểm tra lại. Biết được ý chính nằm ở trang 36 có thể giúp ích sau này.

Và cuối cùng – hãy đơn giản nhất có thể. Với sách giấy, thì tôi đề nghị một cái thẻ chỉ mục, vì bạn dễ dàng chứa vừa tất cả câu hỏi ở trong đó. Cộng thêm thẻ chỉ mục cũng có thể làm một cái bookmark, nên bạn sẽ không cần tìm những ghi chú của mình sau nay. Nếu bạn xài Kindle, hãy đặt câu hỏi của mình bằng chức năng chú thích. Sau đó bạn có thể dễ dàng quiz mình hơn.

Luyện tập giãn cách thời gian học và tích cực gợi nhớ lại những thông tin mình vừa học được có thể giúp bạn không quên đi những thứ mình đã học nữa.
Đây là bài tập dành cho mí bồ nè, tại sao không thử đặt vài câu hỏi sau khi đọc xong bài này như là:
  • Làm sao để tui nhớ được nhiều hơn khi học bài?
  • Cày phim, cày sách ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ của tui như thế nào?
  • Rồi internet đã thay đổi cách chúng ta học và duy trì thông tin ra làm sao??

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *