Nghệ thuật dùng độc dược của người xưa
Người Á Đông xưa dùng độc vào nhiều việc, đơn giản lúc đầu là để chống trả thú dữ và săn bắn hiệu quả hơn, sau đó mới đến để chống lại kẻ thù xâm lược, cuối cùng là để thực hiện những âm mưu của mình.
Nói đến độc, người xưa chia làm 3 loại là Sinh độc, Khoáng độc và Thảo mộc độc.
Sinh độc, chế tạo từ nọc của các loài có độc các loài rắn, rết, nhện, bò cạp,…
Thảo mộc độc bào chế bằng cây cỏ. Một số loại cây có độc tính như ba đậu, ô đầu, mã tiền, cành lá trúc đào,…
Khoáng độc, là các vật chất lấy từ lòng đất như thủy ngân, chu sa, thần sa, thạch tín,…
Tùy mục đích sử dụng, mỗi loại độc được ứng dụng khác nhau.
Sinh độc và thảo mộc độc hay được ứng dụng vào việc bôi lên các loại vũ khí để sử dụng vào việc săn bắt hay chiến đấu, nhằm tăng hiệu quả của các loại vũ khí này lên.
Trong thần thoại Hy Lạp, Héc-quyn đã dùng máu của quái vật Hydra để tẩm độc lên các mũi tên. Trong thiên sử thi thành Troy, Cả quân Hy Lạp lẫn Troy đều sử dụng tên tẩm độc để triệt hạ lẫn nhau. Ngoài ra nó còn được sử dụng rộng rãi bởi tất cả các dân tộc trên toàn thế giới.
Người ta cũng dùng sinh độc và thảo mộc độc để chế tạo ra thuốc độc để đầu độc. Các loại độc nhất trong thiên hạ có ba thứ “Khổng tước đàm, hạc đỉnh hồng, tỳ sương” (Mật công, máu mào hạc, thạch tín) thì có hai thứ thuộc sinh độc.
Đơn cử nhất là thuốc đánh bả chuột hay bả chó ngày xưa được dùng bằng ba đậu hoặc hạt mã tiền nghiền nhỏ trộn vào thức ăn.
Nhưng các loại sinh độc cũng có khả năng dễ bị phát hiện bằng các phép thử hơn, ví dụ như dùng đũa ngà voi hoặc gỗ cây kim giao (vua chúa ngày xưa hay dùng).
Đơn giản nhất trong các loại độc thuộc sinh độc chính là nước tiểu của con người hoặc động vật. Những người ở vùng núi rừng hay dùng loại độc kiểu này, ngày nay vẫn thấy còn dùng.
Chỉ cần ngâm những mũi tên tre, gỗ vào nước tiểu lâu ngày, thì những múi tên sẽ có tác dụng gây nhiễm trùng, làm suy yếu con vật hoặc người, ít nhất cũng mất sức chiến đấu.
Hoặc nặng hơn nữa là người ta pha thêm vào nước tiểu những loại lá cây, củ cây rừng…có độc vào thành một hợp chất keo, bôi lên mũi tên hoặc đao kiếm, sau đó phơi khô. Cách này làm cho chất độc trở nên bền hơn với mưa gió, lại dính được trên những dụng cụ bằng sắt thép.
Sinh độc và thảo mộc độc còn được ứng dụng để điều chế ra Mê dược và Dâm dược, loại thuốc có ảnh hưởng đến các cơ quan thần kinh của con người, nhằm nhiều mục đích khác nhau. Loại mê hương dược mà hay thấy trên phim, chính là từ những một loại sinh độc điều chế ra.
Khoáng độc ít được sử dụng rộng lớn để bôi vào vũ khí vì nó khó khai thác, giá lại đắt và cũng khó điều chế hơn. Nhưng về khoảng chế thuốc độc để đầu độc hại người, khoáng độc có ưu thế hơn vì nó khó giải do tính lưu trữ rất lâu trong các nội tạng. Sinh độc và thảo mộc độc đa số đi vào dạ dày và ngấm vào máu là cùng, nhiều khi chỉ cần xổ ruột là giải được, nhưng khoáng độc thì ngấm hẳn vào nội tạng như gan, mật, thận…không những khó giải mà còn để lại hậu quả nặng nề.
Thạch Tín (Tỳ Sương) từng được mệnh danh là Vua chất độc bởi tính khó giải của nó. Hoàng đế Pháp Na-pô-lê-ông chết chính vì bị đầu độc bởi thạch tín (asen).
Những chất độc khác như chu sa, thần sa, thủy ngân…cũng được ứng dụng để làm thuốc, nhưng cũng phải với số lượng cực nhỏ. Riêng với thủy ngân, người ta chủ yếu dùng để ướp xác. Cương Thi Tán lừng danh giang hồ, cũng được điều chế chính từ những chất thủy ngân này.
Chất độc có gốc vô cơ hầu như không phản ứng với các phép thử bằng đũa ngà voi hay kim giao, cho nên thường được dùng để đầu độc là vậy. Thay vì dùng đũa, các nhà quyền quý hay vua chúa phải sử dụng chính đầu bếp chế biến món ăn làm dụng cụ thử độc. Cách này khá hiệu quả, trừ khi sử dụng độc loại ngấm chậm, cho dùng từ từ. Na-pô-lê-ông chết chính vì loại độc này.