LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (28)

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (28)

Tôn giáo của người Ấn-Âu: Những vị thần Vệ Đà (tiếp theo)
Người Aryan ở Ấn Độ
Người Aryan bắt đầu tiến vào tây bắc Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ thứ hai. Trong năm thế kỷ họ chiếm đóng vùng lòng trảo Punjab ở thượng lưu sông Ấn. Kinh Vệ Đà thuật lại trận chiến chống dasa hay dasyu. Họ được mô tả là có làn da đen, không có mũi, nói tiếng man tộc, và thờ tượng dương vật (sisna deva). Họ đông đảo và sống ở những pháo đài kiên cố (pur) đã bị Indra tấn công và phá hủy. Trận chiến đã bị thần thoại hóa nhiều. Kinh Rig Vệ Đà cũng đề cập đến một dân tộc thù địch gọi là Pali chuyên trộm bò và không chấp nhận giáo phái Vệ Đà.
Dù sao thì sự cộng sinh với người bản địa cũng diễn ra từ rất sớm. Những cuốn kinh sau này của Rig Vệ Đà có từ dasa nghĩa là “nô lệ” cho thấy số phận của những người Dasa. Sự pha trộn với người bản địa lưu dấu trong ngôn ngữ thể hiện trong tiếng Phạn Vệ Đà và từ vựng Vệ Đà (một lượng lớn từ ngữ không thuộc về tiếng Aryan). Ngoài ra, một số thần thoại còn có nguồn gốc bản địa. Sự công sinh sẽ còn tăng khi người Aryan tiến vào đồng bằng sông Hằng.
Người Vệ Đà Ấn Độ làm nông những nền kinh tế chủ yếu là chăn nuôi. Bò có chức năng như tiền. Ngựa rất được quý trọng, chỉ để dành cho chiến tranh và nghi lễ hoàng gia. Người Aryan không có thành phố và không biết viết. Thợ mộc và người luyện đồng rất có uy. Sắt bắt đầu được dùng vào khoảng năm 1050 trước công nguyên.
Các bộ lạc được cai quản bởi các chỉ huy quân sự rajas. Quyền lực của những người này được cân bằng bởi những hội đồng nhân dân (sabhasamiti). Đến cuối thời kỳ Vệ Đà thì tổ chức xã hội bốn giai cấp được hoàn thành. Từ varna chỉ định các giai cấp xã hội có nghĩa là “màu sắc”.
Những bài thánh ca không hé lộ nhiều về đời sống thời Vệ Đà. Người Aryan thích nhạc nhẽo và nhảy múa và đặc biệt thích hai loại đồ uống gây say: soma sura. Trò xúc xắc khá phổ biến. Các bộ lạc người Aryan cũng có mâu thuẫn và xảy ra chiến tranh. Chận đại chiến giữa người Kuru và họ hàng là người Pandava được kể trong sử thi Mahabharata xảy ra khoảng năm 1400 trước công nguyên tại Madhyadesa ở trung tâm bán đảo cho thấy người Aryan đã tiến xa khỏi khu vực sông Hằng. Khoảng giữa năm 1000 đến 800 trước công nguyên, thời điểm chuyên luận Satapatha Brahmana được viết thì hai tỉnh Kosala và Videha đã bị Aryan hóa. Sử thi Ramayana thì cho thấy ảnh hưởng của người Aryan mở rộng về phía nam.
Vì những đối thủ của người Aryan bị thần thoại hóa nên những cuộc chinh phạt cũng bị đồng hóa với những trận chiến của Indra chống lại Vrtra và những thực thể ma quỷ khác. Việc chiếm lãnh thổ mới được hợp pháp hóa bằng việc xây tế đàn (garhapatya) cho Agni. Đây là một nghi lễ giả của sự sáng tạo, tức là lãnh thổ mới chiếm đóng này chuyển từ hỗn độn thành vũ trụ, nhờ tác dụng của nghi lễ mà có hình thể và trở thành có thật.
Thần điện Vệ Đà được thống trị bởi các vị thần. Một số có ít vai trò như mẹ của các vị thần Aditi, nữ thần rạng động Usas, Bóng Đêm – Ratri. Nữ Thần Vĩ Đại của Hindu giáo chiếm vị trí chủ đạo. Bà minh chứng cho chiến thắng của tín ngưỡng vượt ngoài Bà-la-môn và sức sáng tạo của tinh thần Ấn Độ. Rõ ràng chúng ta phải xem xét đến việc các kinh Vệ Đà đại diện cho tôn giáo của giới thầy tế phục vụ cho giới quý tộc quân sự; phần còn lại của xã hội , giai cấp vaisyasudra có lẽ có niềm tin tương tự trong đạo Hindu 2000 năm sau. Các bài thánh ca không phản ánh toàn bộ tôn giáo Vệ Đà; chúng được soạn cho khán giả với những lo toan trần thế: sức khỏe, sống lâu, có nhiều con trai, nhiều bò, giàu có. Do đó có vẻ hợp lý khi nghĩ rằng một số khái niệm tôn giáo phổ biến sau này đã được hình thành từ thời Vệ Đà.
Sức sáng tạo của tinh thần Ấn Độ, đặc biệt trong quá trình cộng sinh, đồng bộ, tái đánh giá dẫn đến sự Aryan hóa của Ấn Độ và sau này là sự Hindu hóa. Vì quá trình vài nghìn năm này diễn ra trong cuộc đối thoại với hệ thống tôn giáo dựa trên nền tảng của sự “mặc khải” Vệ Đà (sruti) được xây dựng bởi các Bà-la-môn. Sự thống nhất văn hóa và tôn giáo Ấn Độ là kết quả của một chuỗi tổng hợp dài dưới ảnh hưởng của những nhà thơ-triết gia và những nhà nghi lễ thời Vệ Đà.
Varuna, thần thánh nguyên thủy: Chư thiên và A-tu-la
Thần trời Ấn-Âu Dyaus đã không còn được thờ phụng. Tên ông giờ có nghĩa “bầu trời” hoặc “ngày.” Danh từ nhân cách hóa sự thiêng liêng của trời kết thúc với nghĩa là một hiện tượng tự nhiên là một quá trình tương đối phổ biến trong lịch sử của các thần trời.
Vị trí của Dyaus được sớm thay thế bởi Varuna, vị thần tối cao. Varuna được đặc biệt chỉ định với danh hiệu a-tu-la, một danh hiệu cũng dành cho các vị thần khác. Các A-tu-la tạo thành một gia tộc thần thánh cổ xưa nhất. Trong các kinh Vệ Đà có đề cập đến mâu thuẫn giữa các Chư thiên (deva) và A-tu-la và sẽ được nói lại trong Brahmanas, chuyên luận dành cho sự huyền bí trong hiến tế. Thực ra chiến thắng của chư thiên đã được quyết định khi Agni theo lời mời của Indra đã rời bỏ các A-tu-la. Ngay sau đó các Chư thiên lấy mất Lời cúng tế (Vac) từ A-tu-la. Chiến thắng của Chư thiên với A-tu-la được đồng hóa với chiến thắng của Indra đối với Dasyus.
Mâu thuẫn thần thoại này phản ánh cuộc chiến của những vị thần trẻ do Indra dẫn đầu chống lại các vị thần nguyên thủy. Việc các A-tu-la nổi tiếng là có pháp thuật vô địch và bị đồng hóa với tầng lớp sudras không nhất thiết nghĩa là họ đại diện cho những vị thần của dân bản xứ thời tiền Aryan. Trong kinh Vệ Đà a-tu-la là hình dung từ cho bất cứ vị thần nào. Nói cách khác thì thuật ngữ a-tu-la nói đến những sức mạnh thiêng liêng cụ thể thuộc về bối cảnh nguyên thủy, đặc biệt là trước khi thế giới được tổ chức. Những Chư thiên trẻ đã thành công trong việc chiếm đoạt sức mạnh thiêng liêng này.
Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là “thời đại của A-tu-la” có trước thời hiện tại được cai trị bởi các Chư thiên. Ở Ấn Độ cũng như kha khá các truyền thuyết tôn giáo cổ khác, phân đoạn từ thời nguyên thủy đến thời hiện tại, từ trạng thái hỗn mang đến một thế giới trật tự, được tả bằng thuật ngữ vũ trụ. Chúng ta sẽ thấy bối cảnh vũ trụ này trong trận chiến giữa Indra và rồng sơ khai Vrtra. Giờ thì Varuna, một a-tu-la xuất chúng được định danh với Vrtra. Sự định danh này tạo điều kiện cho một chuỗi những suy cứu bí mật về bí ẩn của lưỡng hợp thần thánh.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *