Kính tiềm vọng trên chiến hạm Nhật

Vào những năm 1920, Nhật Bản là cường quốc hải quân thứ ba thế giới, sau Trà đá và Mẽo. Và trong WW2 thì Nhật chính là đối thủ chính của hai nước trên.

Và cũng trong thời gian đó, Nhật bắt đầu nghiên cứu chế tạo kính tiềm vọng.

Trên các chiến hạm Nhật, đài quan sát được đặt trên tháp chùa và thường cách mặt nước đến 90 feet. Các kính tiềm vọng đó do Nippon Kogaku, sau này là hãng máy ảnh Nikon nổi tiếng chế tạo thường to đến mức có thể nhét vừa một đầu người, các kính lớn làm bằng đồng thau ấy được làm to để thu càng nhiều ánh sáng càng tốt. Để đáp ứng yêu cầu ấy, thấu kính bên trong kính được chế tạo để có khả năng thu ánh sáng gấp 980 lần mắt người, từ đó cung cấp tầm nhìn lên đến hơn 20 dặm! Loại kính tiềm vọng 100mm, 20x của Nikon chính là kiểu mẫu cho kính tiềm vọng trên các tàu chiến Anh vào đầu thế kỉ XXI.

Vào những năm thập niên 30 – 40, trong khi Anh trà và Mẽo đua nhau chế tạo radar, anh Nhật nhà ta lại chú tâm vào kính tiềm vọng vì anh ấy cho rằng, chỉ cần kính tiềm vọng là đủ.

Quay lại thời WW1, kính tiềm vọng đầu tiên được công ti Fuji Brothers sáng chế vào năm 1911 để sử dụng trong nước. Vì khó khăn khi nhập hàng từ Đức trong WW1, hãng Nippon Kogaku đã được các quan chức ủy quyền việc nghiên cứu và sản xuất thấu kính vào năm 1918

Năm 1934, hãng Hattori Tokei Ten bắt đầu sản xuất kính ảnh. Và sau đó, hãng đổi tên thành Tokyo Kogaku Kikai, và bắt đầu sản xuất kính tiềm vọng cho Hải quân.

Nhưng, Tokyo Kogaku Kikai không phải là hãng sản xuất kính tiềm vọng lớn nhất cho quân đội. Theo cuốn Militaerische Ferngleaser und Fernrohre in Heer, Luftwaffe und Marine của Hans Seeger (1996), hãng Nikon mới là hãng sản xuất kính tiềm vọng lớn nhất cho Hải quân.

Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối cuộc chiến, những kính này nhanh chóng bị radar áp đảo vì radar giúp người ta thấy địch ngay trước khi địch kịp thấy mình, và nằm ngoài cự li của kính tiềm vọng.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *