Adnan Bin Saidi sinh năm 1915 gần Kajang thuộc Malaysia. Ông là con trai cả trong gia đình, và 2 người em của ông là Ahmad và Amarullah cũng đều là binh lính tình nguyện chiến đấu và phục vụ cho nước Anh vĩ đại trong Thế chiến 2. Ahmad đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ khi tàu của ông là HMS Pelandok bị Hải quân Đế quốc Nhật Bản đánh chìm trên đường đến Úc. Amarullah thì sống sót cuộc chiến và hiện đang sinh sống tại Kajang, Selangor.
Bản thân Adnan là người lính rất tài năng và nhanh chóng được giao nhiệm vụ chỉ huy một trung đội trong Thế chiến 2. Khi Lục quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành xâm lược Singapore, Thiếu uý Adnan và trung đội của ông được giao nhiệm vụ bảo vệ nơi này. Ông ra lệnh cho binh lính của mình phòng thủ khu vực Cầu Pasir Panjang, ngày 12 tháng 2 năm 1942, quân Nhật bắt đầu tấn công vào đây. Mặc dù yếu thế hơn hẳn nhưng ông và binh lính vẫn kháng cự quyết liệt và nhiều lần đẩy lui các đợt tấn công của Nhật.
Tới ngày 14, tuy nhiên, hậu cần bắt đầu cạn kiệt. Thức ăn và thuốc men về cơ bản là không còn. Họ chỉ có một vài quả lựu đạn và buộc phải dùng lưỡi lê chiến đấu. Nhưng cho dù không có hậu cần, ông và binh lính vẫn quyết tâm chiến đấu để bảo vệ từng mảnh đất và lãnh thổ của Đế quốc Anh đến cùng. Tuy vậy, quân Nhật vẫn nhất quyết tấn công và đánh vào sườn của Trung đoàn Malaysia, buộc phía trung tâm cũng phải rút lui.
Ngày 14 tháng 2, Thiếu uý Saidi bị thương nặng nhưng vẫn không đầu hàng và tiếp tục chiến đấu. Đáng buồn thay, trận chiến đã thất bại và ông bị quân Nhật bắt. Nguồn Nhật nói rằng ông bị đánh đập, tra tấn và treo ngược lên cây cho đến chết sau 2 ngày kháng cự quyết liệt và nhất quyết không chịu đầu hàng. Nguồn Anh nói rằng ông bị tra tấn và đánh đập đến chết nhưng vẫn kháng cự và không đầu hàng chứ không ghi chép gì về việc ông bị treo ngược lên cây.
Dù thế nào đi nữa thì di sản của ông vẫn còn cho tới ngày nay. Thiếu uý Adnan Bin Saidi đến hiện tại vẫn được coi là anh hùng dân tộc của Anh, Singapore và Malaysia. Năm 1995, Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu đã cho xây dựng bia tưởng niệm Thiếu uý Adnan tại Công viên Kent Ridge. Đồng thời cũng có rất nhiều bộ phim của Singapore và Malaysia được quay lên để ca ngợi ông như Leftenan Adnan (1999), A War Diary (2001), Life Story (2004), Heroes: Battle of Bukit Chandu (2016),…