Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ
“Trên dưới 20 tuổi là quãng thời gian mà người ta gọi là ‘hậu tuổi thơ’ thời kỳ mà người ta bỏ lại tuổi thơ đằng sau, nhưng chưa bước vào thế giới của người lớn”
Với mình thì đây là cuốn sách hay nhất của bác Giang, khác với cách viết của các cuốn khác, cuốn sách này có gì đó ” đời” hơn và ” đau” hơn. Cuốn sách viết vể những người trẻ trên dưới 20 tuổi, về những câu chuyện trên quãng đời học làm người lớn của họ. Thế giới đó có tình yêu lấp lánh, tuổi trẻ nhiệt huyết, những chuyến đi xa vi vu và cả những hoang mang chông chênh tuổi đôi mươi. Mỗi người mỗi chuyện nhưng tất cả đều gói gọn trong chữ ” đau”. Đau từ những câu chuyện trần trụi được bác Giang kể bằng ngôi thứ nhất, nó thật, thật hơn bao giờ hết.
Thế giới của những đứa trẻ vắng bóng người lớn. Bố mẹ ly hôn, con cái phải ở cùng một trong hay thậm chí không ai cả, sang nhà bác ở. Thiếu thốn tình thương khiến họ buông thả bản thân, lầm đường lạc lối.
Thế giới của những đứa trẻ sống nhầm vai,
“Tôi mong có người dìu dắt nhưng lại phải dìu dắt mẹ tôi”
“Để trưởng thành người ta phải tự lực xây dựng cái tôi, hình ảnh cá nhân của mình. Nhưng mẹ đã làm hộ tôi hết “.
Thế giới của những đứa trẻ sống trong ngục tù yêu thương, “tôi sợ lắm, sợ mình trở nên giống mẹ: không có cuộc sống riêng, không biết yêu thương bản thân mà chỉ hy sinh cuộc sống của mình cho người khác. Mẹ chọn mọi thứ rẻ nhất cho mình nhưng cho con thì không tiếc gì cả. Cái cách của mẹ làm cho mình có cảm giác mắc nợ, mình phải trả nợ” có những đứa trẻ lớn lên như thế, với sự ít kỷ của ba mẹ.
Mình nghĩ đây là cuốn sách phù hợp cho mọi lứa tuổi, phù hợp cho người trẻ để thức tỉnh, cho cha mẹ để nuôi dạy con cái tốt hơn. Sau từng câu chuyện bác Giang sẽ phân tích tâm lý và đưa ra vài giải pháp
Sau khi đọc xong cuốn sách, thứ mình băn khoăn nhiều nhất là lối sống của bản thân. Gia đình bố mẹ mình sinh ra thời kỳ hậu bao cấp, với họ sự ổn định là trên hết. Ổn định không sai, chỉ là suy nghĩ đó lỗi thời nhưng đã in sâu trong tâm trí ba mẹ. Và ba mẹ luôn muốn con cái theo ý mình, “cá không ăn muối cá ươn”. Thế nên con phải nghe ba mẹ, chọn lấy công việc “ổn định”, kiếm đồng vô đồng ra chứ cuộc sống vô thường lắm. Nhưng mỗi khi mình nghĩ, nếu bây giờ mình từ bỏ ước mơ mình đi theo thứ gọi là “ổn định”, liệu sau này, khi mình bị cuộc sống này mài mòn, mình có trở trên cộc cằn thô lỗ? mình hằn học khi con mình đang loay hoay vẽ bức tranh của nó, quát lên rằng ” học toán xong chưa mà vẽ, vẽ vẽ vẽ rồi cạp đất mà ăn!!”. Đó là điều mình sợ, mình sợ khi mình sống như một con robot chạy theo guồng quay hối hả này, sẽ đến lúc mình xót xa khi nhìn thấy quá khứ của mình trong hình hài con trẻ.
Một cuốn sách đọc để thấu