Nụy Khấu a.k.a Uy khấu, Oa Khấu, Giặc Lùn là tên gọi dành cho lực lượng cướp biển người nhật và về sau là người Hoa tại vùng biển Hoa Đông cũng như biển Nhật Bản sớm nhất là từ thế kỷ thứ 4 cho tới thế kỷ 16 -17
Oa Khấu, Nụy Khấu,Uy khấu là các tên gọi dùng để chỉ các cướp biển xuất thân là người Nhật (Oa, Nụy, Uy) vốn hơi bị nhan nhản trong suốt thời gian đầu tồn tại cho tới khoảng thế kỷ 16 khi nhân lực Oa Khấu dần được bổ sung và thay thế bởi nhân sự Trung Quốc
Tuy vậy thì Uy khấu chỉ là 1 bộ phận chung của cướp biển Nhật từng hoạt động mạnh khắp nhiều vùng biển vào thời đó
Thực tế thì Uy Khấu là cái tên mà người Trung, Triều Tiên dùng để gọi bộ phận hải tặc Nhật viễn dương, đánh phá dọc miền bờ biển của mình cũng như tung hoành trong khu vực Biển Đông trong khi lực lượng hải tặc Nhật (người Nhật gọi là Kaizoku) lại còn gồm cả bộ phận hải tặc Nhật hoạt động ở chính bản quốc trên biển Nội Địa thay vì viễn dương ra đánh phá bên ngoài
Cái tên Oa khấu được nhắc đến sớm nhất là ở bia đá của vua Quảng Khai Thổ Thái Vương vào năm 404
Tới thế kỷ 14 thì lực lượng Uy khấu mới bắt đầu hoạt động mạnh mẽ trên vùng biển Hoa Đông khi các toán hải tặc Nhật bắt đầu đánh phá các đạo Toàn La, Khánh Thượng ở phía nam của triều đình Cao Ly cũng như sang thời Minh thì bắt đầu đánh vào Trung Quốc
Năm 1380, hạm đội 100 tàu của Cao Ly nhờ vào việc sử dụng đã đánh tan cướp biển Nhật, giải cứu được 334 người bị cướp biển bắt khiến cho tần suất tập kích của hải tặc Nhật vào bán đảo Triều Tiên dù còn nhưng giảm dần
Tới năm 1419 thì nhà Triều Tiên phái hạm đội gồm 227 tàu cùng với quân số 17,285 sang đánh phá cứ điểm của hải tặc Nhật ở đảo Tsushima (Đối Mã) trong cuộc Kỷ Hợi đông chinh, phá hủy 129 thuyền cùng 1939 căn nhà, bắt giết 135 người cũng như giải cứu 131 tù nhân Trung Quốc và Triều Tiên bị giam giữ cùng 21 nô lệ trên đảo
Sau cuộc Kỷ Hợi đông chinh năm 1419 thì số lần đánh phá của hải tặc Nhật vào Triều Tiên giảm rõ rệt song ở Trung Quốc thì tùy theo đời vua
So với Triều Tiên thì Trung Quốc thời Minh từ giai đoạn Hồng Vũ của Chu Nguyên Chương cho tới thời Vạn Lịch đế thì hơi thê thảm hơn với 46 lần bị Oa khấu đột kích ở thời Hồng Vũ, 43 lần dưới thời Vĩnh Lạc của Minh Thành Tổ và đạt kỷ lục cao nhất là vào thời Gia Tĩnh với tần suất 601 vụ trong 44 năm
Trong số các nơi bị Oa khấu đánh phá thì nặng nề nhất là khu vực Chiết Giang khi bịUy khấu ghé thăm tổng cộng là cả thảy 238 lần gồm 21 lần dưới thời Minh Thái Tổ, 25 lần thời Minh Thành Tổ còn thời Gia Tĩnh thì sơ sơ có 192 lần trong khi Giang Nam (tỉnh Giang Tô) ở hạ lưu Trường Giang khi bị Uy khấu đặc biệt ghé thăm nhiều nhất là vào thời Gia Tĩnh với cả thảy là 207 lần cũng như 5 lần thời Hồng Vũ và 4 lần thời Vĩnh Lạc
Đứng hạng 3 là khu vực Phúc Kiến với tổng số lần cập bến của uy khấu cả thảy là 163 lần gồm 3 lần thời Hồng Vũ, 1 lần vào các thời Vĩnh Lạc và Tuyên Đức để rồi tới thời Gia Tĩnh thì lên tới 158 lần
Khu vực Quảng Đông xếp hạng tư trong bảng tổng sắp khu vực được Uy khấu lựa chọn du lịch khi chỉ ghé có sơ sơ 73 lần song bù lại ở chỗ là hầu như triều vua nào cũng có người tới cập bến với 9 lần thời Hồng Vũ, 3 lần thời Vĩnh Lạc, 1 lần vào các thời Tuyên Đức, Thành Hóa, Hoằng Trị, Chính Đức cùng với 39 lần thời Gia Tĩnh, 19 lần thời Long Khánh và 9 lần thời Vạn Lịch
Dù lý do loạn lạc ở chính quốc Nhật Bản đã đẩy 1 số người phải trở thành Uy khấu song về sau này thì do nhà Minh thi hành chính sách Hải Cấm (nhà nước độc quyền mua bán với Nhật trong khi tư nhân thì bị cấm giao thương) nên thành ra xuất hiện thêm 1 bộ phận uy khấu người Hoa được các thương gia người Hoa tổ chức nhằm để tự bảo vệ quyền lợi của mình
Lực lượng Uy khấu người Hoa sau đó đã liên hợp, dần chi phối và thay thế các Uy khấu người Nhật tại vùng biển Hoa Đông cũng như ở biển Đông
Ở thời kỳ đỉnh cao thì các toán Uy khấu còn ngược dòng Trường Giang vào hoạt động sâu trong lục địa cũng như 1 số thương nhân kiêm trùm hải tặc gốc Hoa mở mang phạm vi hoạt động và đặt căn cứ hoạt động ở bên ngoài Ttrung Hoa lục địa như Apparri, Caboloan (Pangasinan) ở Philippine hay vùng Pattani ở bán đảo Mã Lai của Thái Lan và Malaysia
Một số thương nhân hải tặc thậm chí nắm quyền lực tới mức họ dám tấn công thẳng vào các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha như trường hợp thương nhân hải tặc Lâm Phụng (Linmahong) thống lĩnh hạm đội 62 thuyền buồm cùng 6500 mạng tấn công vào thuộc địa Manila của người Tây Ban Nha vào ngày 29 tháng 11 năm 1574 cũng như chinh phục tiểu quốc Caboloan tại địa phương để thành lập nên 1 nhà nước của Uy Khấu và hải tặc trong khu vực sau thất bại tại cuộc tiến đánh Manila cho tới khi bị người Tây Ban Nha kéo tới đuổi đánh hoặc trường hợp của Lâm Đạo Can là tới thành lập căn cứ ở Pattani và theo chuyện kể Pattani thì Lâm Đạo Can thậm chí còn vớ được cả con gái của Sultan (quốc vương) tại đó về làm thê tử cũng như trường hợp hải tặc Lương Đạo Minh thay thế hải tặc Trần Tổ Nghĩa để trở thành người cai trị vùng Palembang (Tam Phật Tề) ở Sumatra, thuộc Indonesia với sự công nhận từ Minh triều cũng như sự bảo vệ từ hạm đội Bảo Thuyền của Trịnh Hòa sau khi họ Trịnh đánh bại và tiêu diệt thế lực hải tặc người Hoa cũ của Palembang là Trần Tổ Nghĩa tại trận hải chiến Palembang năm 1407
Về định nghĩa thì Uy khấu chính là lực lượng được các lãnh chúa (daimyo) ở các phiên, các dòng họ như Murakami Noshima, Tsushima, Kirabatake có truyền thống viễn dương như tổ chức với thành phần gồm các lãng nhân a.k.a ronin (samurai vô chủ), ngư dân, nông dân, thương nhân…với vai trò na ná các tàu lùng trong thời đại Cướp Biển phương tây khi các toán Uy Khấu này phải chịu sự quản lý của các lãnh chúa cũng như phải chia chác 1 phần thu hoạch của mình cho các lãnh chúa bảo trợ
Ngoài ra thì các lãnh chúa bảo trợ cho cướp biển nhiều lúc cũng dùng lực lượng cướp biển đánh phá kẻ thù của mình và trong 1 số trường hợp 1 số lãnh chúa thời Sengoku cũng liên thủ đồng minh với lực lượng hải tặc
Trong 1 vài trường hợp thì ở 1 vùng biển nếu có nhiều toán hải tặc cùng tung hoành thì các toán này sẽ chia nhau địa bàn hoạt động cũng như không tranh cướp con mồi của nhau như trường hợp hải tặc Nhật mà sứ thần nhà Triều Tiên từng tới Nhật năm 1420 là Song Huigyeong đã tường thuật lại việc các tàu hải tặc hoạt động trên vùng phía tây vùng Kamagari tại Nhật làm ăn thì các băng nhóm cướp biển hoạt động ở khu vực phía đông của vùng đó không hề đếm xỉa tới còn lúc mà các thuyền cướp biển phía đông khực làm ăn thì các băng cướp biển hoạt động ở phía tây vùng chẳng buồn can thiệp
Ngoài ra thì 1 số lãnh chúa bảo trợ hải tặc cũng có quyền trong việc bảo kê những người mình chọn và những thương thuyền đã đóng phí cầu đường (phí mãi lộ) khỏi bị các toán hải tặc dưới quyền hỏi thăm như lãnh chúa Murakami Takeyoshi của nhà Murakami ở đảo Noshima (Murakami Noshima)
Các vị lãnh chúa này bên cạnh việc giữ các thuyền đã chi trả phí mãi lộ đểđược yên thân trong vùng biển do mình quản hạt thì trong vài trường hợp như nếu như các thuyền như thuyền chở quan lại hay các tu sỹ Cơ Đốc phương tây có việc phải qua lại trên các tuyến hàng hải thuộc phạm vi hoạt động của các nhóm hải tặc do nhà Murakami Noshima chống lưng thì họ đều hào phóng thông tuyến cho các tàu qua lại trót lọt
Với các tàu thời đó thì cách để họ an toàn trong vùng biển thuộc phạm vi hoạt động của hải tặc dưới trướng nhà Murakami Noshima là treo cờ của chính nhà Murakami Noshima để làm dấu hiệu nhận biết họ được miễn trừ
Về thành phần thì lực lượng nòng cốt ban đầu là các ngư dân, lãng nhân ronin (võ sỹ vô chủ), thương nhân người Nhật góp mặt trong đội hình Uy Khấu song về sau thì người Hoa bắt đầu chiếm số đông trong thành phần lực lượng Uy Khấu cũng như 1 số nhân vật người Hoa như Vương Trực, Từ Hải, Lương Đạo Minh, Trần Tổ Nghĩa, Lâm Phụng, Lâm Đạo Can bắt đầu nhảy lên vị trí sếp sòng của đám hải tặc cả Hoa lẫn Nhật trên biển Đông cũng như ở biển Hoa Đông để rồi dần thay thế các thế lực cũ của Uy khấu người Nhật
Về y phục thì các Uy khấu thường ăn mặc gọn nhẹ phù hợp cho việc đột kích đánh nhau rút gọn với khố trắng bên dưới áo khoác rộng, áo được thắt lại ở khu vực ngực bằng các sợi dây được may nổi vào áo, đi chân trần
Ngoài ra thì một số Uy khấu còn mặc áo khoác may thô cũng như có họa tiết nhuộm màu một các đơn điệu, được thắt đai lưng tại phần eo
Về kiểu tóc người Oa thì nếu như trong các tài liệu của nhà Minh đề cập đến hải tặc Oa để trọc thì thực tế là 1 số để đầu theo kiểu cạo sạch tóc ở phần trán trong khi số tóc còn lại ở phía sau được buộc theo kiểu đuôi lợn
Tuy nhiên đó chỉ là các toán Uy khấu hoạt động viển dương trong khi với các hải tặc Nhật hoạt động ngay tại vùng biển nội địa của nhật thì các với lộ trình ngắn cũng như có nhiều cảng khẩu tiếp đón các tàu hải tặc nên trang bị bảo hộ của họ nhiều khi bảo vệ còn tốt và chắc chắn hơn các đồng nghiệp Uy khấu bên bộ phận viễn dương khi sở hữu các giáp ngực (do,do a.k.a tosei dou) loại Okegawa là loại giáp ngực có hình dạng giống hình ống cấu thành từ các miếng kim loại được tán đinh và sơn mài làm phẳng bề mặt của bộ giáp tương tự như loại giáp mà các binh sỹ bộ binh Nhật đương thời hay dùng
Giáp ngực Okegawa này được chia làm 2 loại là loại gồmcác miếng giáp kim loại nằm ngang (yokohagi) và loại thứ 2 là gồm các miếng kim loại nằm dọc (tatehagi)
Bên cạnh đó thì các chỉ huy, các thủ lĩnh hải tặc thường có các bộ giáp cầu kỳ mà điển hình là bộ giáp của “Hải tặc vương” Murakami Takeyoshi còn gồm cả mũ trụ có gắn mào (maedate) hình vỏ sò trên mũ
Chính vì các toán Uy khấu hoạt động tại vùng biển chính quốc được trang bị tốt hơn so với các đồng nghiệp viễn dương nên các daimyo khi cử quân đi trấn áp các toán hải tặc này đều hết sức cẩn thận do mỗi lần chạm trán với quan quân thì với các toán hải tặc hoạt động tại vùng nội hải Nhật Bản cũng là cơ hội để họ gom được các trang bị vũ khí, chiến giáp mới từ tay quan quân
Cũng chính vì các lý do trên mà có chính quyền khi cử quân đi giao chiến với hải tặc đã khuyến cáo các võ sỹ ngoại trừ bộ giáp ngực (Do) và mũ chiến thì không được mang thêm các trang bị khác như mặt nạ, giáp bảo vệ đùi, ống chân, ống tay cũng như thay cả loại cờ hiệu mang trên lưng (sashimono) mà các binh sỹ Nhật hay mang khi đánh nhau trên bộ sang loại kỳ hiệu nhỏ trên vai (sode-jirushi)
Hầu như Oa khấu đều để râu theo kiểu rũ xuống cũng như theo 1 vài kiểu râu khác trong khi gương mặt phì nộn của họ thì được sơn vẽ để tỏ ra nhìn đáng sợ hơn
Về vũ khí thì Uy khấu sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau song vũ khí mà Uy khấu thích sử dụng chính là kiếm Nhật (có thể là Katana hoặc loại ngắn hơn wakizashi)
Trong tay Uy khấu thì Katana hoặc Wakizashi, Uy khấu có uy lực sát thương vô cùng lớn trong 1 khu vực có đường kính 18 feet khi Uy khấu cận chiến với các lực lượng triều đình của Minh quốc hay Triều Tiên vốn được tổ chức bài bản hơn
Song do Katana chỉ phát huy được uy lực khi giáp lá cà nên danh tướng Thích Kế Quang thời Minh đã tổ chức huấn luyện cho binh sỹ áp dụng trận pháp Uyên Ương trận với các binh sỹ cầm cành trúc xoa nhằm gây vướng víu cho quân Oa khấu khi lỡ kiếm chém vào cũng như các binh sỹ trang bị thương, lao, các vũ khí dài như thương hay đinh ba nhằm để kết liễu Uy khấu từ xa hơn là cho họ có cơ hội giáp lá cà tung hoành
Một số uy khấu cònmang bên mình 2 thanh katana cũng như khi đánh nhau mỗi tay họ cầm 1 thanh kiếm
Tuy vậy thì trái với mọi người hay lầm tưởng là hàng nguội của Uy khấu là kiếm nhật mà như Thích Kế Quang có đề cập trong Luyện Binh Thực Kỉ là vũ khí của Oa Khấu còn có cả trường thương (yari) và cung nặng cũng như các chỉ huy, thủ lĩnh có có hàng nguội là quạt chiến
Trường thương Nhật có cấu tạo lưỡi thẳng chuôi dài bằng thép với lỗ rỗng để gắn vào cán cung như nạnh để giữ lưỡi giáo với phần cán bằng gỗ bọc tre
Có nhiều loại thương yari với chiều dài khác nhau như thương Nagae Yari (Trường bính thương) có chiều dài 5m -6m và loại ngắn hơn tí là Mochi Yari (bính thương) được các võ sỹ samurai và các túc khinh ashigaru sử dụng
Ngoài ra thì người Nhật cũng có nhiều loại giáo khác như Yajiri Nari Yari là loại giáo có lưỡi rộng với 2 lỗ hình bán nguyệt trên lưỡi), Tsuki Nari Yari là loại giáo có lưỡi hình mặt trăng lưỡi liềm nằm ngang dùng để chém, móc, loại giáo Sashaho Yari có lưỡi rộng và hình lá tre…
Về cung tên thì có nhiều loại cung Nhật (Wakyu, Yumi) xuất hiện trong khoảng thời gian hoành hành của Uy khấu trên vùng biển Hoa Đông từ những năm Hồng Vũ thuộc thế kỷ 13 cho tới thời Vạn Lịch đế vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 với cấu tạo của các cung khác nhau đôi chút về cấu trúc và chất liệu
Loại đầu tiên tồn tại từ khoảng thế kỷ 13 cho tới thế kỷ 14 là loại Shihochiku là loại gỗ được bọc tre tới năm 1550 thì xuất hiện loại cung Sanbonhigo có cấu tạo gồm lõi từ 3 miếng tre cán mỏng, 2 bên thân cung bằng gỗ trong khi mặt phía trước và sau của cung là bằng tre
Tới khoảng năm 1600 thì xuất hiện loại cung Yohonhigo tương tự loại Sanbonhigo chỉ khác ở chỗ lõi lúc này được cấu thành từ 4 miếng tre chứ không phải 3 miếng như Sanbonhigo
Tác giả Chu Cửu Đức trong Uy biến sự lược có miêu tả tới cung Nhật có chiều dài khoảng 7-8 xích (1 xích tương đương 33,33cm) trong khi Thích Kế Quang trong Kỷ Hiệu Tân thư cũng có đề cập là cung Nhật thì tầm bắn không xa (theo 1 số nguồn thì khoảng chừng 300m) trong khi tên thì nặng song do người Nhật thường nhắm rất kỹ trước khi bắn nên bị trúng tên là xác định đi đứt ngay
Theo Uy Biến Sự Lược thì tên của Oa khấu(ya) dài từ 4 tới 5 xích, có 2 loại đầu tên là loại đầu bằng sắt thì có hình dạng giống đuôi chim sẻ khi đang bay và loại có đầu bằng tre thì giống cây thương dài
Ngoài ra thì người Nhật cũng còn sở hữu nhiều loại tên có đầu mũi khác nhau dùng cho mục đích khác nhau như yanagi-ba là loại đầu lá liễu, loại karimata có đầu mũi chia ra, loại watakushi là loại tên ngạnh, tagone-ya là loại đầu dạng hình cái đục và tên rít làm hiệu Kaburi-ya
Uy lực của cung Nhật được miêu tả trong Uy Biến Sự lược là khi bắn từ bên ngoài thành thì mũi tên bay vút qua hào thành, tường thành, chúc xuống, xuyên thủng mái nhà bằng ngói và cắm thẳng vô rui nhà
Ngoài ra thì Người Nhật cũng có 1 số loại cung có kích thước lớn và hiển nhiên là tầm bắn xa hơn và có lực bắn mạnh hơn các loại cung nhỏ hơn song tỷ lệ thuận với nó là đòi hỏi số lượng người căng 1 cây cung nhiều hơn cũng như lực căng lớn hơn là sanin-bari (loại cung cần 3 người căng dây) , yonnin-bari (loại 4 người căng dây) và gonin-bari (loại 5 người căng dây) song có thể là ít hoặc không được Uy khấu sử dụng do tính phức tạp của nó (chỉ riêng loại sanin-bari là cần lực kéo từ 80 pound tương đương 36,2 kilogram tới 140 pound tương đương 63,5 kilogram) nên có thể cũng dễ hiểu phần nào lý do tại sao mà sau này Oda Nobunaga lại cho binh sỹ chuyển sang xài hỏa mai (teppo) một cách đại trà
Bên cạnh đó thì từ sau năm 1543 trở đi khi các thương nhân phương Tây như Bồ Đào nha bắt đầu giao thương với các lãnh chúa Nhật Bản thì một số Oa khấu có thể sử dụng cả hàng nóng như súng hỏa mai như loại hỏa mai Tanegashima có tầm bắn hiệu quả trong khoảng từ 80m tới 100m
Loại súng hỏa mai Tanegashima ban đầu là súng hỏa mai được các thương nhân Bồ Đào Nha du nhập và Nhật Bản nên dĩ nhiên nó cũng có 1 số hạn chế nhất định như lực bắn yếu hơn nên đạn dễ bật ngược trở lại khi va chạm với các giáp trụ mà các binh sỹ hay mang cũng như là hỏa mai gặp điều kiện ẩm ướt là sẽ tịt ngòi nên người Nhật sau đó đã cải tiến và thêm vào 1 số chi tiết như hộp sơn mài giúp vận hành hỏa mai ngay cả trong điều kiện ẩm ướt cũng như nòng súng được kéo dài hơn
Về tàu thuyền thì Uy khấu sử dụng nhiều loại tàu thuyền khác nhau song với các Uy khấu người Nhật thì loại thuyền phổ biến đương thời ở Nhật Bản là thuyền kenminsen trong khi với các lực lượng Uy khấu hoạt động sau này khi các thành phần nhân lực người Hoa bắt đầu chiếm số đông thì họ sử dụng cả các thuyền như thuyền mành và thuyền tam bản như lực lượng Uy khấu đã đụng độ với người Tây Ban Nha tại sông Cagayan năm 1582
Thuyền Kenminsen là loại thuyền loại thuyền buồm cỡ lớn dài khoảng 150m với 2 cột buồm, 2 khoang thuyền vận hành dựa vào gió và được sử dụng trong suốt thời mạc phủ Ashikaga a.k.a Mạc phủ Muromanchi khi nó được sử dụng làm thuyền buôn chuyên chở hàng hóa và cũng như là thuyền chuyên chở các đoàn sứ thần Nhật tới Minh quốc và Triều Tiên
Ban đầu thì thuyền Kenminsen do Mạc phủ (Bakufu) sở hữu song ở vào thời buổi Chiến quốc loạn lạc cùng với việc các lãnh chúa tranh bá xưng hùng thì quyền lực Mạc phủ bị suy yếu nên thành ra về sau không chỉ mỗi Mạc phủ mới có hạm đội Kenminshen mà còn cả các lãnh chúa thủ hộ ở các vùng cũng như các chùa cũng đều có khả năng sở hữu thuyền Kenminshen
Điểm khác biệt giữa thuyền Kenmishen chuyên chở sứ đoàn sang Minh triều và triều Tiên thời sau so với các thuyền Kentoshisen chở các phái đoàn từ Yamato a.k.a Nhật Bản sang Đại lục vào thời Đường ở chỗ là thuyền Kentoshisen được đóng riêng với mục đích chuyên chởngười trong khi thuyền Kenmishen thường là các thuyền tư nhân được thuê và cải biến sao cho có khả năng viễn dương cũng như là thêm các khoang nghỉ ngơi cho các phái đoàn ngoại giao
Thuyền Kenmisen được dùng để chuyên chở phái đoàn ngoại giao thường được giảm 2/3 tải trọng
Thân thuyền Kenminsen gồm cấu trúc vách ngăn (tanaita) bằng ván xẻ kết hợp với hợp chất Kawara được dùng cho phần đáy tàu thay vì cấu trúc các bộ phận hình chữ Lđược làm hõmvào thân tàu (omoni) kết hợp với vài ngăn tanaita được xếp lớp và gia cố bằng xà rầm đặt nằm ngang đỡ các tấm ván tàu với mục đích chống chịu áp lực tác động của nước
Cấu trúc của Tanaita tùy theo tình hình song thường gồm có 3 lớp gồm Nenda (khu vực đáy tàu), Chudana (khoang giữa thuyền) và Uedana boong trên) hoặc gồm 2 lớp (không có lớp Chudana) hay loại 4 lớp (có tới 2 lớp Chudana) thường
Mô hình cấu trúc thân tàu của thuyền Kenminsen này về sau trở thành mô hình mẫu của các thuyền buồm cỡ lớn của Nhật thời cận đại như các loại tàu chở hàng ở thời đại Edo kitamae-bun,Higaki-kaisen, Taru-kaisen
Ngoài ra thì cấu trúc vòm tàu cũng khác nhau tùy theo loại tàu
Có rất nhiều kiểu dáng vòm tàu xuất hiện trên thuyền Kenminsen gồm kiểu phong cách Todate trên các thuyền Ise, kiểu Miyoshi trên các thuyền Bensai và loại có phong cách lưỡng hợp Futanari gồm phần trên hình hộp và phần bên dưới theo kiểu Miyoshi
Ngoài ra thì thuyền Kenminsen cũng sử dụng mỏ neo sắt được vận hành bằng tời
Về tải trọng thì theo tác phẩm Boshi Nyuminki của nhà sư phái Thiền tông Tenyo Seikei thì thuyền Kenminsen có tải trọng khoảng 700-1700 thạch (koku – đơn vị tính tải trọng tàu dựa theo số thóc gạo mà tàu chở được với 50 koku tương đương khoảng 7,5 tấn) cùng thủy thủ đoàn 150 người
Ngoài ra thì theo Nyumin Shoyorei thì các tàu có tải trọng từ 500 tới 2500 ở các bến Moji, Tomita, Kamiseki, Yanai, Onomichi, Tomo, Tajima, Innoshima và Ushimado cũng được xếp vào loại Kenminsen nên có khả năng là Kenminsen cũng là tên gọi chung là cho các thuyền lớn có khả năng đi biển cũng như có khoang nghỉ ngơi
Thời gian sau này thì các thuyền Kenminsen bắt đầu biến mất dần và thay thế bằng các thuyền chiến có kích thước lớn như Atakebune hay loại đặc chủng được bọc các tấm sắt của thuyền Atakabune là Tekkosen (Thiết hạm)
Bên cạnh đó thì với 1 số toán hải tặc Nhật hoạt động ở nội hải Nhật dưới trướng các lãnh chúa như nhà Murakami Noshima vào thế kỷ 16 cũng như hải tặc Ohama Kagetaka của nhà Kitabatake ở tỉnh Ise thì họ còn sử dụng cả thuyền chiến atakabune hoặc sekibune là loại thuyền chiến thân hình hộp với mũi nặng, mép (tayte ita) ván dày 6-10m và có chỗ được lắp bản lề đề khi cần thì lắp cầu vào và hạ xuống giúp cho việc đổ bộ, tràn qua tàu chiến của đối phương để giáp lá cà cũng như khắp 4 thân tàu có tạo các lỗ thông khí dùng cho việc bắn tên và súng ra xung quanh
Khác với Kennmisen, thuyền chiến Atakabune là loại thuyền vận hành chủ yếu bằng mái chèo
Song khi cần thì dựa vào hệ thống 3 chân đỡ thì cũng có thể lắp được 1 cột buồm đón gió trên tàu Atakabune
Nhìn từ xa thì thuyền Atakabune trông giống như 1 pháo đài nổi trên mặt nước hơn
Tuy là nhìn đồ sộ song tải trọng mà chiếc Atakabune vào khoảng 800 thạch koku vớisố người gồm thủy thủ đoàn 80 tay chèo, 60 lính chiến cũng như có thể chở được khoảng vài khẩu pháo (teppo) và khoảng 30 súng hỏa mai móc có nhiều cỡ nòng
Ngoài ra thì các nhóm hải tặc Uy khấu đời sau với thành phần người Hoa chiếm lượng ngày càng đông thì họ sử dụng các thuyền mành kiểu Trung Quốc và thuyền tam bản có đáy phẳng
Về chiến thuật thì theo Thích Kế Quang thì dù các Uy khấu có kỷ luật tốt hơn và thường hay đánh bại quan quân song Uy khấu lại thích chơi trò phòng thủ hơn và cách Uy khấu áp dụng đối phó quan quân kéo tới đánh dẹp là ở các vị trí cao quan sát để rồi chờ tới khi trời tối, lúc quan quân mệt mỏi thì họ dùng các mũ có gắn dây màu, sừng với tạo hình ma quỷ hù dọa quan quân
Tuy vậy thì với sự thay thế dần của nhân lực người Hoa trong đội hình Uy khấu nói riêng và hải tặc hoạt động trên khắp 1 dải biển Đông và Hoa Đông nói chung bấy giờ cũng không ngăn cản được việc Uy khấu dần bị suy giảm sức mạnh và bị binh sỹ chính quy đánh bại và tiêu diệt
Dù có 1 số thế lực hải tặc hùng mạnh như từ Hải, Vương Trực song trước sự chỉ huy của các bộ đôi danh tướng nhà Minh Du long Thích Hổ (Du Đại Du và Thích Kế Quang) cùng Uyên Ương trận hay sự trí trá như Hồ Tông Hiến mà các thế lực Uy khấu sừng sỏ như Vương Trực, Từ Hải đã bị tiêu diệt trên chính lãnh thổ Trung Quốc cũng như số phận các nhà nước hải tặc do các toán cướp biển người Trung Quốc và Nhật Bản lập nên tại Appari và Caboloan ở Philippin thì sau đó cũng thất thủ dưới hỏa lực Tây Ban Nha
Còn về phần các Uy khấu phiên bản gốc hoạt động ở vùng biển Nội Địa Nhật thì có lẽ cũng dần kết thúc khi các thế lực chư hầu Chiến quốc thời đại (Sengoku) dần thống nhất dưới ngọn cờ của Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường), Toyotami Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) và cả Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) cũng như bằng các biện pháp hạn chế hải tặc từ việc cấp giấy có đóng mộc đỏ (Goshuinjo a.k.a Ngự Chu Ấn Trạng) để cấp phép cho tàu buôn hoạt động (Châu Ấn thuyền a.k.a Shuinsen) cho tới các biện pháp quyết liệt hơn như lệnh Tỏa quốc Sakoku ( bế quan tỏa cảng) chỉ cho phép thuyền buôn các nước đồng văn và thương thuyền Hà lan tới mua bán ở 1 số khu vực giới hạn được chỉ định để giao thương như là đảo Deshima ở Nagashaki, phiên Tsushima, phiên Matsae song không cho người Nhật viễn dương được ban hành vào thời Tokugawa Iemitsu và kéo dài mãi cho tới khi hạm đội chiến thuyền Hoa Kỳ của đô đốc Perry tới cập cảng vào năm 1853 thì Uy khấu Nhật tới đây coi như cũng chấm dứt
Song nạn hải tặc trên vùng biển Đông và Hoa Đông không vì sự biến mất của thế lực Uy khấu nên chấm dứt mà ngược lại thì các thế lực hải tặc người Hoa (người Việt gọi là giặc Tàu Ô) đã tận dụng sự vắng bóng của Uy khấu đã thay chân và tiếp tục tung hoành khắp khu vực này trong suốt thời gian sau đó
#quansu