Mustafa Tlass – quyền lực, ngông cuồng,trung thành, thờ cha phản con,… và những chuyện về gia tộc quyền lực thứ 2 Syria. (Phần 2).
1/ Những lần phát ngôn gây sốc
Là một tướng quân đội, Bộ trưởng quốc phòng của Syria, nhưng Mustafa Tlass lại sở hữu một phong cách phát ngôn của một nghệ sĩ. Thực sự thì Mustafa Tlass tự nhận mình là một nhà văn, và cũng sở hữu một nhà xuất bản tư nhân của mình ở Syria. Suốt cuộc đời, Mustafa Tlass đã viết không dưới hàng trăm đầu sách. Một nửa trong số đó mang nội dung thù hận Do Thái và chỉ cách tiêu diệt nhà nước Israel. Số còn lại đủ các thể loại tiểu thuyết, lịch sử, thơ văn,… nhưng đa phần chúng không được đánh giá cao. Tác phẩm có lẽ là nổi tiếng nhất của Tlass, là cuốn sách tên ”matzo of Zion”, nội dung nói về việc người Do Thái giết trẻ em để lấy máu cho nghi lễ ở Damascus năm 1840.
Điều đó để nói lên rằng, Mustafa Tlass là một người căm hận Do Thái, muốn tiêu diệt nhà nước Israel bằng mọi giá. Lịch sử thì chứng minh điều ngược lại, những việc làm của quân đội Syria dưới thời Tlass lại giúp bảo vệ Israel. Tuy vậy, trong những phát ngôn của mình, Mustafa Tlass không ít lần khiến thế giới sững sờ về độ quyết liệt trong ý định hủy diệt Israel, mặc dù không nhiều trong số đó được tin là xác thực.
Ví dụ năm 1974, báo chí Syria thông báo Tướng Mustafa Tlass đã ca ngợi và tặng huân chương cho một binh sĩ Syria đến từ Aleppo. Anh này được cho là đã chặt đầu 28 lính Israel bị bắt và ăn thịt họ. Tlass đã thừa nhận: “Tôi đã trao Huân chương Anh hùng Cộng hòa, cho một người lính từ Aleppo, người đã giết 28 lính Do Thái. Anh ta không sử dụng vũ khí quân dụng để giết họ mà sử dụng rìu để chặt đầu họ. Anh ta đã ăn nó trước mặt mọi người. Tôi tự hào về lòng dũng cảm của anh ấy”.
Năm 1982, Tlass lại nói với báo chí Arab Saudi về vụ việc có 3 lính Israel trên cao nguyên Golan đi lạc và bị Syria bắt. Ông nói rằng ”đã gửi xương của họ [lính Israel] cho Israel, và họ có thể ăn bao nhiêu tùy thích”.
Ngoài ra, một trong những điều vô cùng đặc biệt đáng chú ý, Mustafa Tlass tự nhận mình thần tượng diễn viên người Ý Gina Lollobrigida. Có một bức ảnh được cho là Tlass chụp chung với nữ diễn viên.
Về chuyện này, năm 1998, Mustafa Tlass gây chấn động thế giới khi tuyên bố chính ông đã ra lệnh đánh bom căn cứ lính Mỹ và Pháp ở Beirut, Lebanon năm 1983 làm hơn 300 lính thiệt mạng. Tlass tuyên bố lẽ ra ông còn định đánh bom lính Ý, nhưng ”không muốn nước mắt rơi trên mặt Gina Lollobrigida” và vì vậy đã tha cho lực lượng Ý. Phát ngôn của Mustafa Tlass còn gây sốc vì quân đội Mỹ trước đó chỉ tin rằng Iran đứng sau Hezbollah thực hiện vụ đánh bom, chứ Syria không thể thực hiện.
Đến năm 2009, trả lời phỏng vấn báo RT của Nga, Tlass tiếp tục gây sốc bằng tuyên bố rằng Gina Lollobrigida đã nói rằng cô có tình yêu với Mustafa Tlass. Tlass cũng nói rằng ông đã giết một lính Israel năm 1974 và lấy đồng hồ làm quà cho Dina.
Chưa hết, Tlass còn nói rằng Công nương Diana của Anh cũng ”có tình cảm với ông”, và Hoàng tử Charles của Anh còn tặng ông một khẩu tiểu liên Sterling mạ vàng. Cũng trong buổi phỏng vấn đó, Tlass còn chưng bày những món quà như chiêc gậy đi bộ của Tổng thống Ai Cập al-Sadat tặng ông, và một chiếc rìu của công binh Liên Xô có dòng chữ ”USSR” bằng vàng.
Nhưng sau tất cả, phát ngôn khiến ông trở thành nhân vật bất tử trong làng meme xứ Arab, là phát biểu nhằm vào Yasser Arafat và Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) trong một buổi lễ ở Lebanon năm 1999.
Trong buổi lễ đó, khi nói về Arafat và PLO, Mustafa Tlass đã dùng những lời nhục mạ thậm tệ nhất mà một người Arab có thể thốt ra cho người khác như ”Yasser Arafat mặc quần áo giống như một vũ công thoát y – bất cứ khi nào lên sân khấu, hắn cởi quần áo. Nhưng sự khác biệt giữa Yasser Arafat và vũ công thoát y là khi là vũ công thoát y, vẻ đẹp của họ được phơi bày, nhưng khi thoát ý Yasser Arafat, hắn ta chỉ có sự xấu xí”. Cuối cùng, chốt lại bằng câu ”Hắn là con của 60.000 con chó? Con trai của 60.000 gái điếm”.
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để dùng những lời lẽ xúc phạm như thế trong tiếng Arab, bởi gái điếm và vũ công thoát y là những nghề tận cùng bị ghê tởm, đằng này Tlass còn dùng số từ ”con của 6 vạn gái điếm” để nói về Arafat. Ngay sau khi Tlass dứt lời, các sĩ quan Syria ở dưới cười khoái chí, còn thế giới Arab rúng động. Cả thế giới Arab lúc đó coi PLO và Arafat là biểu tượng của cuộc đấu tranh đòi hòa bình với Palestine, nhưng phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Syria đã tạo một cơn địa chấn làm rung chuyển sự đoàn kết này. Điều này cũng thể hiện một mối quan hệ phức tạp của Syria với các tổ chức xung quanh, mà chẳng ai biết được nếu không tìm hiểu lịch sử Syria từ gốc ban đầu khi tổng thống Hafez al-Assad mới lên quyền lực. Tóm lại, phát ngôn của Tlass đã gây ra xung đột dai dẳng không dứt giữa Syria với Palestine,và Syria sẽ không giúp đỡ bất cứ tổ chức Palestine nào. Chính điều này giải thích cho câu phía trên: tại sao Mustafa Tlass căm thù Israel, nhưng những việc làm của ông lại toàn có lợi cho nhà nước Do Thái.
2/ Qua mặt Liên Xô.
Có một chuyện khó kiểm chứng về việc tướng Tlass công du châu Á năm 1969 -1970. Khi đó ở Syria, cuộc tranh chấp quyền lực giữa Tổng thống thân Liên Xô Salah Jadid và tướng Hafez al-Assad đang căng thẳng. Mustafa Tlass ủng hộ Hafez al-Assad. Khi Hafez al-Assad càng ngày càng lấn át quyền lực, Liên Xô phản đối Assad và đe dọa ngưng cung cấp vũ khí cho Liên Xô. Và cũng năm 1969 đó, Liên Xô vừa đánh nhau đẫm máu với Trung Quốc trên sông Amur. Nhìn ra điều này, Hafez al-Assad đã cho Mustafa Tlass công du sang châu Á, đến một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa đang trong vòng tranh chấp Xô-Trung. Tại Trung Quốc, người ta nói rằng ông đã chụp ảnh bắt tay và vẫy cuốn ”Mao Tuyển” cùng chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời mua một lượng lớn vũ khí Trung Quốc, gồm hàng trăm xe tăng Type-55. Điều này làm Liên Xô lo ngại Trung Quốc sẽ lấy mất ảnh hưởng ở Syria, và vì vậy phải chấp nhận việc Hafez al-Assad lên nắm quyền lực. Ngoài ra, Mustafa Tlass cũng được cho là đã công du tới Ấn Độ, Triều Tiên, và cả Việt Nam,…
3/ Bóp chết cải cách của ”Assad con” (vụ này có lẽ để bài khác kỹ hơn).
Khi mới lên nắm quyền năm 2000 sau cái chết của cha Hafez, tổng thống Bashar al-Assad từng thực hiện một cuộc cải cách ở Syria, bao gồm tự do hóa kinh tế và tự do chính trị. Điều này từng được đón nhận nhiệt liệt ở phương Tây, mà người ta đã gọi cải cách của Assad là ”mùa xuân Damascus”. Tuy nhiên, khi quyền lực còn chưa nóng ghế, các cải cách của Bashar al-Assad đã bị một phe bảo thủ, gồm những nhân vật cộm cán từ thời Tổng thống Hafez al-Assad đe dọa ngăn chặn với lý do lo ngại các tổ chức cực đoan như Anh em Hồi giáo trỗi dậy. Họ coi các cải cách của Bashar al-Assad là đi ngược lại với cha Hafez và đặt Syria vào nguy cơ.
Những nhân vật bảo thủ này, thường là những nhân vật hàng đầu trong chính quyền Syria, thuộc phái Alawite dòng Shia, những người sợ mất quyền lực khi phải chia sẻ. Cụ thể hơn, Hafez al-Assad trước khi qua đời đã bộ nhiệm 10 tướng cao cấp vào một ”Hội đồng chuyển tiếp”, có nhiệm vụ quản lý đất nước cho đến khi con trại Bashar al-Assad đủ vững vàng để lãnh đạo Syria. Đứng đầu trong số họ, dĩ nhiên là Mustafa Tlass, bộ trưởng quốc phòng, còn được biết đến với tên ”lãnh chúa vùng Homs” – cái tên cho thấy gia tộc Tlass gần như nắm quyền kiểm soát nửa phía Bắc đất nước Syria.
Do sự phản ứng của phe bảo thủ, cuộc cải cách ”mùa xuân Damascus” của Bashar al-Assad coi như chết yểu và không thể thực hiện. Quyền lực ở Syria sau đó được cho là vẫn bị Mustafa Tlass và những nhân vật hàng đầu chi phối cho đến mãi sau này, khi tổng thống Bashar al-Assad quyết liệt giành lại quyền lực hơn.
4/ Phản ”Assad con” và số phận gia tộc Tlass sau nội chiến Syria.
Có một điều phải biết rõ ràng rằng, cái gọi là ”phe đối lập Syria” từ buổi đầu cuộc nội chiến không phải là một đám nổi dậy thân phương Tây như báo chí xứ ta mô tả. Nếu tìm hiểu kỹ, sẽ thấy ngay cả lá cờ của ”quân nổi dậy Syria” ngày nay không phải là do họ tạo ra, mà đó là cờ của nước Cộng hòa Syria từ năm 1932 đến năm 1963, khi Đảng Cộng sản Syria còn chưa bị đàn áp. Điều tương tự cũng xảy ra ở Iraq nếu các bạn tìm hiểu.
Thế nên, cần khẳng định rằng, nòng cốt ban đầu của ”phe nổi dậy Syria” không phải là lực lượng thân phương Tây chống Assad, mà chính là lực lượng bảo thủ do Mustafa Tlass dẫn đầu. Đó cũng chính là lý do tại sao vào đầu cuộc chiến, hàng loạt nhân vật cấp cao của quân đội Syria ồ ạt chạy qua ”phe nổi dậy”, và cũng là tại sao thành phố Homs – quê nhà Mustafa Tlass trở thành một trong những thành trì lớn nhất của họ. Nhưng đó là ban đầu, còn về sau, phe bảo thủ trong lực lượng nổi dậy Syria càng bị yếu thế trước các tổ chức cánh hữu và Hồi giáo cực đoan, dẫn đến tình thế như hiện tại.
Trước khi nội chiến nổ ra, gia tộc Tlass vẫn đầy uy quyền. Tướng Mustafa dù về hưu vẫn là ”lãnh chúa vùng Homs” được quân đội kính nể. Con trai thứ 2, Firas Tlass là người giàu nhất Syria, chi phối gần như mọi ngóc ngách nền kinh tế. Con trai thứ 3, Manaf Tlass, chuẩn tướng quân đội, nổi tiếng là bạn thân nhất của Tổng thống Bashar al-Assad từ thời thơ ấu. Con gái lớn Nahed Tlass, lấy tỷ phú Arab Saudi gốc Syria – Akram Ojjeh – một trong những trùm buôn vũ khí Trung Đông, thường xuyên buôn lậu vũ khí từ Pháp cho chính quyền Syria. Con gái cuối cùng Sarya, là một di sản gợi nhớ thời gian Syria chiếm đóng Lebanon, trước khi thường được người Syria gọi vui là ”quận chúa Lebanon”, hàm ý coi Lebanon lúc đó là một phần lãnh thổ Syria. Sarya lấy chồng người Lebanon.
Thế nhưng, gia tộc Tlass đã quyết định rời bỏ ”Assad con” do coi Bashar al-Assad đã phản bội con đường của cha, và những chính sách sai lầm của ông đã khiến Syria bất ổn. Tướng Mustafa Tlass sang Pháp với lý do y tế năm 2011, sau đó con trai ông tỷ phú Firas Tlass cũng ôm tài sản chạy khỏi Syria đến các nước Vùng Vịnh. Lúc đó, người ta vẫn còn tin vào Manaf Tlass, chuẩn tướng lực lượng Vệ binh Cộng hòa thân cận với Tổng thống Bashar al-Assad, cũng là bạn thân của ông. Nhưng rồi, năm 2012 Manaf Tlass cũng gây choáng váng với quyết định đào tẩu, gia nhập phe nổi dậy Syria. Vụ đào tẩu của Manaf Tlass là một trong những sự kiện quan trọng nhất hồi đầu nội chiến Syria, đã gây ra khủng hoảng nghiêm trọng trong quân đội Syria lúc đó và khiến họ liên tục thất bại, và nhiều người đã coi đó là dấu chấm hết cho chế độ al-Assad.
Nhưng cuối cùng, điều đó chưa xảy ra. Với sự hỗ trợ của Nga, tổng thống Bashar al-Assad vẫn giữ được quyền lực. Ngược lại, phe bảo thủ trung thành với Cựu tổng thống Hafez al-Assad như của gia tộc Tlass đến nay gần như không còn chỗ đứng trong phe nổi dậy, nhất là sau khi thành trì Homs thất thủ. Phe nổi dậy hiện nay ở Syria gần như chỉ còn lại phe được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn là đáng kể. Có thể nói, gia tộc Tlass đã kết thúc 5 thập kỷ chi phối Syria.