Hỏi: Sự kiện Tết Mậu Thân có phải là sai lầm nghiêm trọng của Bắc Việt?
Trả lời: Phan Nhật Tuyên, kĩ sư phần mềm.
KHÔNG
Nhiều người nghĩ rằng Tổng Tiến công Tết Mậu Thân là sai lầm, bởi họ chỉ nhìn vào trận đánh mà không nhận ra mục tiêu, chiến lược của chiến dịch này. Cuộc tấn công là bước cuối cùng trong một kế hoạch lớn mà Bắc Việt đã chuẩn bị suốt nhiều năm trời để đánh bại Mỹ và giành thắng lợi cuối cùng.
Tổng Tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 chính là bước ngoặc của chiến tranh Việt Nam, thuật ngữ này được đề cập trong cuốn sách “Tết! Bước ngoặc chiến tranh Việt Nam” của Don Oberdofer.
1. Thương vong
Vào cuối năm 1967, Bắc Việt đã có 220.000 quân chính quy và 57.000 Việt Cộng tại miền Nam, đối đầu với 1.333.546 binh sĩ tới từ Hoa Kỳ và các đồng minh. Nhiều người tin rằng Việt Cộng đã bị quân đội Hoa Kỳ đẩy lùi và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề khi họ cố gắng chiếm Sài Gòn và nhiều thành phố tại miền Nam Việt Nam. Không sai, Việt Cộng và Bắc Việt hi sinh tới 44.824 người, một tổn thất rất lớn: https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/7976502-.html
Tuy nhiên Việt Cộng đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất của họ: thắng lợi chính trị. Bên cạnh đó, chính phủ Hoa Kỳ cũng không đề cập đến việc năm 1968 là năm thiệt hại nặng nhất với 16.899 lính Mỹ thiệt mạng: (Vietnam War: Escalation and Withdrawal, 1968-1975). Nếu tính thêm cả số người bị thương con số tổn thất của Hoa Kỳ và đồng minh còn lớn hơn nữa. Ví dụ: từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1968, quân đội VNCH có 20.977 người mất khả năng chiến đấu (4.121 người chết, còn lại bị thương).
Nếu ai đó cho rằng “đếm xác” là cơ sở đển phân định thắng bại thì đối với họ, Hoa Kỳ đã thắng. Nhắc lại thời Thế chiến thứ II, Liên bang Xô viết đã tổn thất tới 40 triệu người. Vậy có thể coi Đức quốc xã đã đánh bại Liên Xô không? Hoa Kỳ chỉ có thể gây thương vong nhiều hơn cho đối thủ Bắc Việt/ Việt Cộng nhờ họ có sự yểm trợ của pháo binh và không quân. Năm 1979, 600.000 quân Trung Quốc tấn công 200.000 dân quân địa phương Việt Nam mà không có không quân hỗ trợ, ai phải chịu thương vong nặng hơn? Thắng bại của trận đánh được phân định dựa trên mục tiêu chứ không phải “đếm xác”. Nhiều người đổ lỗi cho chiến lược “đếm xác” của Westmoreland nhưng chính họ lại dùng “đếm xác” để phân định thắng bại.
2. Mục tiêu chiến lược
Nhiều người Mỹ tin rằng Tổng Tiến công Tết chỉ là hoạt động quân sự thuần túy, nhưng thực tế đó là cuộc tấn công chính trị của Bắc Việt.
Vào năm 1965, sau một vài trận đánh, chỉ huy cao nhất của quân đội Việt Nam đã nhận ra Hoa Kỳ là một siêu cường khác hẳn với Pháp, Việt Nam không thể giành thắng lợi bằng cường độ chiến tranh thông thường. Nếu Việt Nam tiêu diệt lính Mỹ với tỉ lệ 1/8 trong rừng, sẽ không ai biết được điều đó, 7/8 lính Mỹ đóng ở các thành phố, họ dễ dàng bổ sung người khác vào thay thế.
Việt Nam đã rất nỗ lực, nhưng cho tới cuối cuộc chiến, việc tiêu diệt một Tiểu đoàn của Hoa Kỳ vẫn là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Chiến tranh du kích không đủ để giúp Việt Nam thắng lợi, cần một chiến thắng hủy diệt như Điện Biên Phủ, nhưng điều đó là bất khả thi bởi Hoa Kỳ có sự yểm trợ đến từ không quân, và ngay cả khi Việt Nam có thể giành chiến thắng, Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng bom hạt nhân để xóa sổ chiến thắng đó.
Vào năm 1967, một chỉ huy của Bắc Việt là Nguyễn Chí Thanh đã tiến hành điều tra thật kĩ về các trận đánh tại miền Nam Việt Nam. Vào tháng 4 năm 1967, ông ra Bắc gặp Lê Duẩn. Ông Duẩn và tướng Thanh đã thảo luận rất kỹ và trình kế hoạch lên Bộ Chính trị trong cuộc họp từ 20 đến 24 tháng 6 năm 1967. Cách duy nhất để giành thắng lợi, đó là đưa chiến tranh đến lãnh địa của địch và đánh thật mạnh để phá vỡ ý chí xâm lược của chúng. Bởi đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho người dân Mỹ thấy rằng sau 20 năm chiến tranh, người Mỹ chỉ gây ra rất ít thiệt hại cho đối phương. Bất chấp chi phí cho cuộc chiến đã lên rất cao, lực lượng đối phương vẫn đủ mạnh để chiếm đóng các đô thị.
Vấn đề ở chỗ, về lý thuyết bên tấn công phải có lực lượng gấp 10 lần bên phòng ngự, nhưng thực tế Hoa Kỳ có quân số đông hơn Việt Nam. Chưa kể Hoa Kỳ có sự yểm trợ trong thành phố từ pháo binh cùng với không quân, và lực lượng của họ được trang bị và huấn luyện cực tốt.
Dường như không cách nào có thể tấn công trực diện Hoa Kỳ, nhưng Việt Nam đã nghi binh thành công khiến một bộ phận quân đội Hoa Kỳ phải di chuyển ra xa, dẫn tới lực lượng phòng thủ ở thành phố mỏng hơn và đó là thời cơ để Việt Nam tấn công và cho thế giới thấy dù có 1,3 triệu quân, Hoa Kỳ vẫn không thể bảo vệ thủ đô của Nam Việt, không nơi nào an toàn trên toàn miền Nam. Cuộc tấn công đã phá tan quyết tâm chiến đấu của người dân Hoa Kỳ và giành thắng lợi chính trị quyết định. Chiến tranh là bước tiếp theo của chính trị, nếu mất lý do chính trị thì chiến tranh không còn cần thiết nữa.
Hoa Kỳ tuyên bố họ không thua bất cứ trận đánh nào nhưng thua toàn cuộc chiến, điều đó phần nào đúng khi họ đã chiếm được thêm lãnh thổ. Ví dụ, họ tuyên bố giành thắng lợi khi chiếm được một cứ điểm, như một ngọn đồi hay mục tiêu nào đó tương tự. Nhưng điều đó không có ý nghĩa, bởi bản thân ngọn đồi không có giá trị, sau khi chiếm được ngọn đồi họ phải khẩn trương rút đi vì ngọn đồi đó không thể sử dụng cho bất kỳ kế hoạch tấn công nào nữa. Trong khi đó, đối thủ đã rút lui an toàn. Bắc Việt tuyên bố giành thắng lợi vì họ đã giết rất nhiều lính Mỹ và chỉ rút lui khi họ hết lương thực và đạn dược. Một số thắng lợi nhỏ ở vài địa điểm (Dakto, Khe Sanh …vv, đều là những bước nhỏ trong kế hoạch lớn Tổng Tiến công Tết Mậu Thân 1968: kéo quân Mỹ ra xa để quân Việt Nam có thể tấn công các thành phố), theo cách nào đó cả hai bên đều có cơ sở để tuyên bố thắng lợi.
3. Hỏa lực
Những cuộc đụng độ trước đó, Việt Cộng áp dụng chiến thuật “hit and run” để chống lại Hoa Kỳ, nhưng lần này vì mục tiêu chính trị, họ phải ở lại đóng giữ các cứ điểm càng lâu càng tốt. Các tướng Việt Nam tin rằng Việt Cộng có thể chiến đấu trong đô thị nhằm hạn chế pháo binh và không quân Hoa Kỳ, nhưng thực tế Hoa Kỳ không hề tự giới hạn hỏa lực của họ. Nhiều người dân vô tội chết cùng Việt Cộng, hầu hết các ngôi nhà và công trình bị phá hủy.
Một trận đánh tại Huế năm 1968. Tôi hơi lười dịch toàn bộ video, nhưng có thể nghe lính Mỹ nói chuyện với nhau từ 6:24. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã cố gắn tấn công Bắc Việt, nhưng họ chịu tổn thất nặng nề và phải rút lui vì Huế là thành cổ lịch sử, họ không thể sử dụng xe tăng, pháo binh hay không quân yểm trợ. Chỉ có những khẩu súng máy và lựu đạn để chống lại Bắc Việt. Sau 4 ngày, các sĩ quan cao cấp buộc phải cho phép sử dụng xe tăng và pháo binh để chiến đấu.
4. Kết cục
Sau cuộc Tổng tiến công Tết, Westmoreland bị thay thế, McNamara bị thay thế và ngay cả Tổng thống Johnson cũng bị thay thế, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng ma túy hoặc ám sát các chỉ huy của họ. Kể từ thời điểm này, Hoa Kỳ không còn toan tính thắng bằng cách nào nữa, họ chỉ có thế nghĩ tới rút ra bằng cách nào.
#Vietnam_war #Tet_Offensive