Ngày 09/05/2020, trang twitter chính thức của Nhà Trắng đăng dòng trạng thái nói rằng Mỹ và Anh đã chiến thắng trước Đức Quốc Xã, chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2. Dòng trạng này đã lờ đi luôn những đồng minh thân cận khác của Mỹ và Anh như Canada, Pháp, Úc,… chứ chưa cần nhắc đến Liên Xô. Nhiều người sẽ bảo: Đấy là twitter của Nhà Trắng, một cơ quan của Mỹ, họ thích ghi gì thì họ ghi, làm sao điều khiển được? – Đúng, thích ghi gì thì ghi, tạm gác dòng trạng thái đó một chút.
Lùi về khoảng 2 ngày trước, ngày 07/05/2020, Văn phòng Nhà Trắng đưa ra bản tuyên bố chung của Ngoại trưởng Mỹ, Bulgaria, Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania và Slovakia – các nước thuộc khối Liên Xô cũ, trong tuyên bố đó, có đoạn rằng: “Tháng 5/1945, chiến tranh đã kết thúc tại châu Âu nhưng nó không mang lại tự do cho toàn bộ châu Âu. Phần phía đông của lục địa này phải chịu sự cai trị của chế độ cộng sản”. Nói gọn lại, tuyên bố này khẳng định một chiến thắng cho phía Tây – tức là công lao của Mỹ, Anh, còn phía Đông châu Âu thì vẫn không có chiến thắng nào cả. Tuyên bố này còn khẳng định là đã có hàng triệu người chết, bị tra tấn, di dời và những người ở phía Đông không thể có dân chủ và độc lập – không khác gì nói Liên Xô và chính quyền các quốc gia thuộc Liên Xô cũ là một “chế độ phát xít” khác.
Nhưng, thật may, vì thế giới này còn những người Đức. Ngày 07/05/2020, cùng ngày với Tuyên bố chung của phía Hoa Kỳ cùng các quốc gia Đông Âu, Bộ Ngoại giao Đức đăng bài viết của Ngoại trưởng Heiko Maas và giáo sư Andres Wirsching lên án việc xét lại lịch sử, bôi đen vào quá khứ, đổi trắng thay đen. Trong bài viết, Ngoại trưởng Đức thừa nhận Đức là người gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 bằng việc đem quân đánh Ba Lan, ngoài Đức, phải chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người. Chính bài viết này cũng nói rằng tại Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, các anh hùng được tưởng niệm chiến thắng bằng các cuộc diễu hành. Còn khi nhắc về “các đồng minh phương Tây” – bao gồm Mỹ, Anh, Pháp và liên quân, Ngoại trưởng Đức nói “cũng kỉ niệm ngày 08/05”.
Rõ ràng, người Đức đánh giá rằng chính Liên Xô và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ mới là những kẻ “chiến thắng”, còn người phương Tây, Ngoại trưởng Đức dùng từ “cũng”, một từ thủng thẳng hơn.
Trong khi người Mỹ “lật sử”, vu cáo rằng việc Đức và Liên Xô bắt tay nhau “đánh Ba Lan từ hai phía” là một hành động khởi nguồn chiến tranh thế giới, thì người Đức, đến bây giờ vẫn thể hiện một quan điểm rõ ràng, xanh chín, là người Đức đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 bằng việc đánh Ba Lan – chứ không liên quan gì đến Liên Xô. Người Đức cũng ngầm khẳng định luôn Liên Xô và khối các quốc gia Liên Xô cũ là những người “chiến thắng”.
Ngoại trưởng Heiko Maas khẳng định: “Những người “vẽ lại” lịch sử không chỉ chế giễu các nạn nhân” mà còn cướp đi uy tín chính trị của nước Đức”
Chuyện là có một bạn du học sinh New Zealand và Mỹ, từng làm tại BBC Vietnamese, nói rằng, lịch sử phải nhìn từ hai phía, phải đứng ở phía thế giới bên ngoài nhìn về phía nước mình. Bạn này có nói rằng, các du học sinh khi tiếp xúc với lịch sử được viết từ bên kia khác nhiều so với lịch sử được viết ở Việt Nam, ở các quốc gia ấy, đa chiều hơn, trung thực hơn và khách quan hơn.
Mình tự hỏi, từ bao giờ, khi đọc những thông tin từ Mỹ, New Zealand và những bên tham chiến ở Việt Nam, rồi gọi đó là đa chiều? Còn gọi lịch sử Việt Nam là một chiều? Tại sao lịch sử Mỹ, New Zealand là trung thực còn lịch sử Việt Nam là dối trá? – Thật đáng buồn là có kha khá những bạn du học sinh, có trình độ, hiểu biết, lại nghĩ như vậy.
Thực ra cái mà người ta gọi là đa chiều đó – đều là những thông tin mà họ muốn nghe. Kiểu như khi bạn ghét một thằng A, nếu nghe thấy những thông tin bất lợi về thằng A đó chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn, tin tưởng hơn, kể cả những thông tin về thằng A đó là không đúng, tâm lý bạn vẫn muốn cho rằng đó là những điều ấy là đúng. Có khá nhiều du học sinh, mà mình xin được nói thẳng ra là ghét Việt Nam, nhưng chẳng phải, các bạn cũng đã lớn lên ở Việt Nam hay sao, các bạn có điều kiện đi học, rồi học giỏi – hoặc là nhà các bạn giàu vãi đạn, thì rõ ràng, Việt Nam cũng đâu tệ đến mức chỉ toàn là những điều xấu xa?
Mình xin tự đặt ra một câu hỏi như thế này, vị thế các nước trên thế giới có công bằng không? Chắc chắn là không, vì đến ngay cả trong xã hội cũng chẳng có một sự công bằng tuyệt đối giữa người và người nữa kìa. Ai cũng có một tuổi thơ, hãy nhớ về những ngày tháng ấy, luôn tồn tại những bè cánh, nhóm chuyên bắt nạt, trấn lộn những người khác. Sẽ luôn có một thằng to đầu nhất, giàu có nhất, khỏe nhất, mạnh nhất đứng đầu các băng nhóm ấy, tại chiến tranh Việt Nam, đó là Mỹ. Tại sao chỉ có Mỹ mới có quyền cấm vận, thậm chí cấm vận vô lý như với Cuba, 98% các quốc gia tại Liên Hợp Quốc đã lên án lệnh cấm vận của Hoa Kỳ áp vào Cuba nhưng Mỹ vẫn kệ: Cấm vận mày là việc của bố mày!
Đọc lịch sử của nước ngoài, để có thêm một góc nhìn về lịch sử nước mình, hiểu thêm việc nước ngoài đã làm những điều tệ bạc gì với Việt Nam. Chứ không phải quay lại, chĩa súng vào lịch sử nước mình, kiểu như một du học sinh Việt ở Mỹ, nói rằng, Mỹ có thể ném bom hạt nhân vào Hà Nội hoặc Hải Phòng để bắt Bắc Việt đầu hàng, như cái cách Mỹ bắt Nhật Bản đầu hàng sau khi ném bom vào Hiroshima và Nagasaki vậy.
Quay lại về thời kỳ bị đô hộ và chia cắt, có bao giờ các bạn đặt ra một câu hỏi: Tự dưng Mỹ huy động hàng trăm ngàn quân, nướng gần 60 ngàn lính vào chiến trường Việt Nam để làm gì? Giúp Việt Nam chiếu đấu chống cộng sản à? Chẳng có một thằng lãnh đạo nào, ngu xuẩn đến mức nướng quân tại một quốc gia khác vô điều kiện cả, kiểu gì cũng có những tính toán nhất định cả. Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? Một phần chứng minh cho câu nói đó là việc nhìn những hình ảnh người dân Mỹ phản đối chiến tranh là hiểu. Đến bây giờ, chưa có bất cứ phong trào nào tại nước Mỹ có quy mô lớn như phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Hay do người Mỹ rảnh kéo nhau đi biểu tình sương sương? Hay do phía Bắc Việt photoshop, chế hình vu cáo Mỹ và đồng minh?
“Lịch sử Đức đã chứng minh sự nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại bằng việc thay thế những suy nghĩ hợp lý bằng những chuyện thần thoại” – Ngoại trưởng Heiko Mass. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà lịch sử được viết từ những câu chuyện hư cấu trong phim ảnh, trò chơi điện tử hoặc ngôn ngữ báo chí, và rõ ràng, mặc dù những chuyện đó không có thật, nhưng người ta lại tin rằng những gì diễn ra ở đó lại là sự thực.
Kẻ thủ phạm sẽ được miêu tả như những anh hùng, những nạn nhân sẽ được miêu tả như là thủ phạm. Như những người dân ở Mỹ Lai bị tra tấn, hành hạ, giết hại bởi những người lính Mỹ, nhưng ở Mỹ, người ta nói rằng những người dân vô tội đó là những người lính cộng sản sẵn sàng nã súng vào lính Mỹ. Nếu không có những người Mỹ chân chính, những sự thực về Mỹ Lai sẽ bị chôn giấu vĩnh viễn và người Việt vẫn lại ôm mối đau thương mà chẳng bao giờ được phân giải.
Kết thúc bài viết, Ngoại trưởng Đức nói: “Cần hiểu cả nỗi đau của nạn nhân và trách nhiệm của thủ phạm, giữa thần thoại và sự thực lịch sử”.
Chủ nghĩa xét lại đang tồn tại âm ỉ, điều đáng buồn thay, lại từ những thế hệ trẻ, những người có học thức chứ không phải không, chưa từng trải qua thời chiến nhưng lại sẵn sàng đưa thời chiến đem ra xét lại theo những góc nhìn chẳng giống ai, đưa những chiến công trở thành những tội ác và sẵn sàng đưa những người anh hùng trong quá khứ – lên vành móng ngựa. Và tin những gì diễn ra trên phim ảnh, như việc nước Mỹ, cùng với Captain American đã chiến thắng phát xít vậy.
Hình ảnh đó, làm mình liên tưởng đến một phiên tòa trong The Dark Knight Rises, nơi không có công lý, không có sự thực, chỉ có bạo lực, quy chụp – giả danh vì công lý.
Ucraina – quốc gia của những kẻ mất gốc, những người trẻ đã thẳng tay hành hạ những cựu binh già đã từng chiến đấu tại chiến tranh thế giới thứ 2 trong màu áo hồng quân, đạp đổ tượng đài, rũ bỏ quá khứ hào hùng đã qua. Mình thật lo ngại ở một tương lai, không biết là có xa xôi không, những hình ảnh đó liệu có lặp lại ở Việt Nam hay không? Liệu Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị có bị vấy bẩn? Hay Cầu Hiền Lương sẽ “gãy” thêm một lần nữa?
Người Đức, không chịu nhìn lịch sử qua lăng kính của người Mỹ, với họ, chỉ có lăng kính của người Đức – mới phán xét được lịch sử nước Đức trong quá khứ. Méo hiểu sao, lịch sử của quốc gia mình, lại được nhìn từ những kẻ khác – lại là những kẻ đã thua trận, hoặc là rút chạy nhục nhã và thất bại.
Và cụm từ “chiến thắng”, trong bài viết của Ngoại trưởng Đức, là dành cho Nga, Liên Xô và khối các nước thuộc Liên Xô cũ – chứ không dành cho đồng minh phương Tây hay các nước Đông Âu hiện tại.
LỊCH SỬ VÀ CHÂN LÝ LUÔN THUỘC VỀ KẺ THẮNG!!!
#tifosi
#đặng_văn_mến
#trainghiemsong_share