What learning strategies do “quick learners” follow?

What learning strategies do “quick learners” follow?

Trả lời: Lukas Schwekendiek – Life Coach, Speaker, Writer. Published on TIME, INC & Huffington Post.
Thường hay được gọi là “người học nhanh” nhưng thật ra khả năng học của những người này không hề tốc độ hơn những người khác, mà là họ biết áp dụng một vài quyết cho việc học. Hiện nay, con người đều tìm những cách nhanh nhất, đơn giản nhất để sửa chữa, giải quyết vấn đề và làm sao để có những gì mình muốn sớm nhất.
Ở thời đại ngày nay, nếu chúng ta cần gì, chúng ta lấy được nó rất dễ dàng. Phim hay luôn có sẵn trên tivi, chương trình truyền hình chiếu liên tục cả ngày ta có thể xem thỏa thích, thậm chí chỉ cần ngồi một chỗ bấm điện thoại là hàng giao tới trước cửa nhà trong tích tắc.
Tuy nhiên việc tiếp thu kiến thức thì không hoàn toàn như vậy. Những gì mà người học nhanh làm là họ tìm hiểu sâu và rộng hơn hầu hết những người còn lại. Tôi đã làm một vài so sánh nhỏ và liệt kê ra đây một vài điểm khác nhau giữa người học nhanh và người bình thường.
Khi học bài:
  • Người bình thường: Những người này chỉ học khi họ cảm thấy cần phải học hay là khi có hứng thú thì mới ngồi vào bàn. Sau đó học tới khi nào mệt hoặc nản rồi thì tư tưởng của họ là sẵn sàng nghỉ ngơi, từ đó mất tập trung và không còn làm bài nữa. Họ chỉ học khi mà thấy cực kỳ cần thiết phải học trong khi hàng tháng trước đó lại không đụng gì tới bài vở.
  • Người học nhanh: Mặt khác, những người học nhanh họ học không phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân. Mục tiêu của họ quan trọng hơn hết thảy và vượt qua mọi cảm xúc tiêu cực, những thứ như vậy không ngăn được họ. Tuy rằng có những lúc cảm thấy mệt mỏi và nản lòng, nhưng gạt sang một bên những suy nghĩ đó, họ vẫn học cho dù thế nào bởi vì chỉ có thế mới giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Cách học:
  • Người bình thường: Hầu hết mọi người sẽ chỉ học những gì mình cần và chỉ như thế, không hơn. Họ sẽ không tìm hiểu sâu xa hay cặn kẽ vấn đề vì họ không thấy có hứng thú hay vui thích khi học. Nếu như bạn than thở rằng giáo viên hoặc giảng viên của mình đưa những kiến thức không nói tới ở đề cương vào bài kiểm tra thì chính xác là bạn đã học theo cách của người bình thường.
  • Người học nhanh: Người học nhanh học mọi kiến thức liên quan tới chủ đề. Họ sẽ tìm hiểu qua ngọn ngành và những thứ có quan hệ với nhau và học chúng cho dù không hẳn cần thiết. Điều này giúp họ hiểu biết về vấn đề sâu hơn, có nhiều kiến thức liên quan và từ đó việc học thêm thông tin mới dễ dàng hơn.
Sự tập trung khi học:
  • Người bình thường: Những người bình thường khi học rất hay để ý tới thời gian. Họ tự đặt cho bản thân một giới hạn rằng mình sẽ chỉ học trong bao nhiêu giờ trước khi được nghỉ giải lao, và quan tâm chủ yếu vào suy nghĩ mình sẽ làm gì trong giờ nghỉ hơn là ngẫm xem mình học như thế thì đạt được những gì.
  • Người học nhanh: Những người này có thể không thích học hơn là nghỉ ngơi đâu, nhưng họ thực sự chú tâm vào kết quả đạt cuối cùng hơn là thời gian bỏ ra để đi tới đích. Khi họ quyết định làm gì thì sẽ làm tới cùng bất kể thời gian có là bao lâu.
Thái độ khi học:
  • Người bình thường: Người bình thường thở dài, ngồi vào bàn và lắc đầu chán nản mỗi khi nhìn vào đồng hồ. Họ không muốn học, hối hận vì khi nhìn vào bài vở và tìm lý do để nghỉ ngơi, thậm chí thừa nhận mình yếu kém để không phải làm những bài tập khó.
  • Người học nhanh: Họ cũng thở dài, ngồi vào bàn và lắc đầu mỗi khi nhìn lên đồng hồ nhưng họ không chán nản. Họ thấy bản thân đang không có đủ thời gian để làm hết những việc mình muốn. Khi nhìn lên đồng hồ họ cúi xuống làm việc gần như ngay lập tức vì họ không có thời gian để lãng phí. Họ luôn luôn có nhiều việc cần làm và thường gần như kiệt sức ngay sau khi học xong.
Sự kiên định:
  • Người bình thường: Họ đặt mục tiêu rõ ràng, tự nhủ rằng mình sẽ học 1 tiếng mỗi ngày, nhưng chưa kịp học thì đã có nhiều hoạt động bên lề như một bữa tiệc phải tham gia, một sự kiện thú vị hay thậm chí là một bộ phim hay, và họ sẽ tặc lưỡi bỏ qua cái sự học của mình. Họ không đặt việc học với độ ưu tiên cao nhất.
  • Người học nhanh: Những người này cũng đặt mục tiêu như trường hợp còn lại, nhưng họ coi việc học quan trọng hơn tất thảy mọi thứ xung quanh. Đương nhiên là trong những trường hợp khẩn cấp như người thân cấp cứu hay có công chuyện không thể từ chối được thì việc học có thể bỏ qua họ sẵn sàng hy sinh giấc ngủ của mình để ngồi vào bàn học.
Điều quan trọng cần nói ra là khoảng thời gian chúng ta bỏ ra để học nhanh một thứ gì. Chúng ta nhìn thấy người khác học nhanh và nhiều kiến thức rồi tin rằng họ chỉ bỏ từng ấy thời gian để học, trong vài phút, vài giờ, hay là vài ngày, tuần, tháng.
Trong thế giới mà mọi thứ có thể đạt được ngay lập tức, việc học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng để trở thành một người học nhanh không phải làm tìm ra cách học để làm sao có kiến thức chỉ qua vài giờ trong ngày. Đó là cả một quá trình gian kéo dài cả tuần hoặc cả tháng, năm,….
Khi bạn bỏ ra vài giờ trong tuần để học, những gì bạn đạt được sau khoảng thời gian đó không quá quan trọng, cũng tương tự với việc bạn học nhanh hơn người khác bao nhiêu. Điều quan trọng nhất ấy là bạn cần kiên định, tiếp tục giữ thói quen học tập bất kể cảm xúc chán nản hay hào hứng, và đừng bỏ qua bất cứ một ngày nào cả, và rồi bạn sẽ trở thành tấm gương cho người khác, và còn được hỏi sao kiến thức của bạn sâu rộng thế và rồi bí quyết của bạn là gì. Cứ tiếp tục bền bỉ, thành công sẽ luôn chờ bạn!
Link gốc: https://qr.ae/pNKPfX

What learning strategies do “quick learners” follow?

Lukas Schwekendiek’s answer: Quick learners do not learn faster because they know some secret way of learning. In today’s world we are all looking for the quick fix, for the easy solution and the fast way to get to what we want. We get everything we desire instantly. Movies are on demand, TV sho…..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *