Người Khương (Qiang) hay thường được gọi là Tây Khương, là liên minh các bộ tộc người du mục hùng mạnh nói ngôn ngữ Khương thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến ở khu vực miền Tây bắc Trung quốc từng tồn tại từ thời cổ đại cho tới khoảng thời Ngũ Hồ và Nam Bắc triều cũng như Đường thì dần bị các quốc gia của các bộ tộc Tiên Ty như Thổ Dục Hồn của thị tộc Mộ Dung hoặc Thổ Phồn thôn tính gần sạch sẽ chỉ còn 1 trong số đó được cho là 1 nhánh và có thể có quan hệ hôn nhân với người Tiên Ty là nhóm Đảng Hạng (sử Trung Quốc còn gọi là Đảng Hạng Khương) tồn tại tới tận thế kỷ 11 và lập nên chính quyền Tây hạ mà người Mông Cổ gọi là Đường Ngột quốc và tồn tại mãi tới năm 1227 thì bị Mông Cổ tiêu diệt
Người Khương xuất hiện trong lịch sử từ tận thời nhà Thương (thế kỷ 17 TCN –thế kỷ 11 TCN) khi cống nạp cho nhà Thương cũng như sau đó là hỗ trợtrợ Vũ vương Tây Chu tiêu diệt Thương Trụ trong trận Mục Dã vào khoảng năm 1046 TCN)
Từ thời nhà Chu thì Khương tộc nằm trong nhóm người rợ ở phía Tây là Tây Nhung bên cạnh Khuyển Nhung, Miên Chư, Nghĩa Cừ…
Khương Nhung cũng như các tộc Nhung khác từng nhiều lần giao chiến với quân Tây Chu
Trong cuộc chiến năm 789 TCN thì quân Khuyển Nhung tiến vào đánh nhau với quân Tây Chu do Chu Tuyên vương chỉ huy ở Thiên Mẫu và cuối cùng họ đã đánh tan rã đạo quân phía nam của Tây Chu
Thực lực Nhung tộc ở phía tây sau đó trở nên cường thịnh và uy hiếp biên giới phía tây nhà Chu
Năm 771 TCN quốc trượng Thân Hầu của nước Thân do thấy con giá là hoàng hậu của U vương nhà Chu (Thân hậu) bị vua say đắm nhan sắc Bao Tự mà đẩy vào lãnh cung nên đã mượn liên quân Khuyển Nhung tiến đánh, tàn phá kinh thành Cảo Kinh của Tây Chu và giết chết U vương
Đợt tấn công của Khuyển Nhung đã tàn phá nặng nề Cảo kinh và buộc nhà Chu phải dời đô về Lạc ấp khiến thực lực nhà Chu (Đông Chu) càng thêm suy yếu
Để bảo vệ cương giới phía tây chống lại quân Nhung thì các vua Tây Chu đã hứa thề giao đất căn bản lập nghiệp của tiên tổ Tây Chu là vùng Kỳ Sơn nếu đánh đuổi được người Nhung khỏi đây và Tần quốc sau đó đã đánh bật người Nhung về tây thùy chiếm giữ vùng Kỳ sơn
Trong khi Trung Nguyên Hoa Hạ vẫn xảy ra cảnh chư hấu cắn nuốt giao dưới thời Xuân Thu và Chiến Quốc thì nước Tần tận dụng thời gian đã mở mang bờ cõi về phía Tây thôn tính nhiều tộc Tây Nhung mà cá biệt là thời Tần Mục Công thì 20 tiểu quốc tây nhung bị Tần khuất phục
Tuy vậy thì các bộ lạc Tây nhung nói chung và cả nhóm Khương Đê ở miền Tây Bắc nói riêng vẫn còn tồn tại và trở thành mối đe dọa hậu phương cho Tần quốc
Năm 318 TCN, Nghĩa Cừ thuộc Tây Nhung nghe lời thuyết của Công Tôn Diễn tận dụng việc Tần quốc vì sợ Nghĩa Cừ hùa theo đợt tấn công của các nước Quan Đông nên đã tặng lễ vật hậu hĩnh nhằm mua lấy hòa bình ở biên tây nước Tần đã chính thức phát binh vào đánh bại Tần binh ở Lý Bá
Tuy nhiên thì sau khi Tần quốc phản công quân chư hầu Quan Đông thắng lợi thì quay sang lấn đánh Nghĩa Cừ để rồi tới năm 272 TCN thì Tuyên Thái hậu nước Tần sau nhiều năm tư thông và sinh được 2 con với vua Nghĩa Cừ (có thể chỉ là 1 phiên bản Mỹ Nhân kế) đã triệu vua Nghĩa Cừ rồi phục binh giết ở cung Cam Tuyền cũng như tận dụng lúc Nghĩa Cừ đang vô chủ mà cử binh sang đánh diệt và lập nên 3 quận Lũng Tây, Bắc Địa và Thượng Quận.
Tính tới thời điểm Nghĩa Cừ quốc bị tiêu vong thì tên gọi Tây Nhung cũng dần biến mất trong thư tịch Trung Quốc như là tên gọi cho các bộ lạc tây biên song người Nhung biến mất cũng là lúc tên gọi Khương và Đê bước vào thế chỗ trên vùng Tây Bắc
Dù vậy thì tên gọi “Khương” đôi khi được các sách sử xưa áp dụng cho không chỉ người Khương chính cống mà còn với cả các bộ lạc không thuộc ngữ hệ Tạng Miến nhưng lại sống du mục trên vùng Thanh Hải, Tây Tạng
Người Khương cổ hơi khác với người Khương hiện đại đang cư trú ở khu vực thượng du sông Dân tại Tứ Xuyên ở chỗ họ là dân du mục và có thể là 1 tập hợp các tộc người mà sau này trở thành tổ tiên của không chỉ mình người Khương hiện đại mà còn cả 1 phần người Tạng cũng như là các tộc người nói ngữ hệ Tạng – Miến
Theo truyền thuyết thì người Khương có 1 phần nguồn gốc là hậu duệ của Viêm Đế thời thượng cổ
Khương tộc tổ chức không có chung 1 thủ lĩnh chính trị mà chỉ là 1 nhóm các bộ lạc có liên hệ lỏng lẻo và nhiều lúc thì các bộ lạc lớn trong khối liên minh Khương tộc còn dùng sức mạnh để chèn ép các bộ nhỏ hơn
Chính vì Khương tộc không quy về 1 mối, mạnh ai nấy sống nên họ rất dễ dàng bị yếu thế trước các quốc gia có thể chế cai trị được tổ chức hoàn bị hơn như Hung Nô, Hán triều khuất phục
Tổ chức Khương tộc vào khoảng thời Tây Hán gồm hơn 200 bộ lạc lớn nhỏ như Tiên Linh Khương, Mao Ngưu Khương, Thiên Khương, Hãn Khương, Đồn Khương, Tham Lan Khương, Bạch Mã Khương, Đãng Xương Khương, Đặng Chí Khương, Đồn Khương, Thiêu Đương Khương, Bạch Mã Khương, Đảng Hạng Khương, Đa Di… sống chủ yếu là du mục trên các vùng đồng cỏ thượng lưu sông Hoàng Hà ở vùng Thanh Hải, Cam Túc cũng như 1 nhánh sống du mục ở khu vực Tây Vực là Nhi Khương
Dù là cùng được gom vào 1 nhóm Tây Nhung thời cổ cũng như có nền văn hóa tương tự song hàng xóm với họ là người Đê thì không thuần túy là dân du mục như dân Khương mà còn canh tác nông nghiệp, sản xuất đồ thủ công như dệt , làm đồ sơn mài và sinh sống trong các ngôi nhà có khung gỗ với tường bùn ở các thung lũng sông trên vùng thượng du Hoàng Hà
Phong tục người Khương theo Hậu Hán Thư cũng tương tự như phong tục của các tộc người thảo nguyên bấy giờ là thượng võ, mạnh được yếu thua, kẻ mạnh làm chủ kẻ yếu
Về trang phục thì căn cứ theo Lễ ký thì người Tây Nhung được miêu tả là để xõa tóc và mặc y phục da thú nên có thể người Khương cũng tương tự
Luật tục người Khương thì được ghi chép khá ít song chắc chắn là kẻ tự ý giết người thì sẽ lãnh án tử
Để có thể chống chọi với điều kiện sinh tồn khắc nghiệt ở vùng Tây Bắc Trung Quốc thì thể trạng người Khương được miêu tả là rắn chắc, mạnh mẽ cũng như dũng cảm, mạnh tợn cũng như có khả năng chịu đựng được buốt giá và gian khổ như chim thú
Thậm chí theo nguồn thì khi phụ nữ Khương tộc sinh nở thì thường ở ngoài trời chứ không đi tìm chỗ tránh gió tuyết và cái lạnh như dân vùng khác
Với người Khương thì tử trận là cái chết vinh quang trong khi chết vì già yếu hay bệnh tật thì không
Các chiến binh Khương tộc dù mạnh mẽ chiến đấu ở trên địa hình núi non thung lũng song lại khá yếu khi xuống đánh nhau ở nơi bằng phẳng nên chiến thuật người Khương thường áp dụng là đột kích, tấn công bất ngờ
Người Khương biết sử dụng các vũ khí được bằng sắt
Ngoài ra thì các tù binh Khương được biết đến là những thợ chế tạo giáp cốt phục vụ việc bói toán lành nghề vào thời Thương
Theo Hán thư thì một bộ phận tộc Khương sống ở khu vực ở phía tây ải Dương quan trên con đường Tơ Lụa và đông của Thả Mặc là người Nhi Khương (Nhược Khương) có dân số là 450 hộ với 1750 nhân khẩu cũng như lực lượng chiến đấu là 500 người, sống du mục theo cỏ nước cũng như hay đổi lấy thóc gạo từ Thiện Thiện và Thả Mạt, đã biết lấy sắt từ các ngọn núi và chế tác nên các vũ khí
Vũ khí người Khương sử dụng gồm kiếm, dao găm, giáo và cung tên cũng như họ cũng có sử dụng giáp trụ
Thậm chí thì vào năm đầu niên hiệu Bảo Định của Trung Nguyên thì người Khương thị tộc Bạch Lan sống ở khu vực Thanh Tạng, giáp giới với Thổ Dục Hồn ở phía Đông Bắc đã phái người tới dâng triều đình Trung Nguyên bộ giáp da tê
Người Khương tồn tại tới thời Tây Hán thì dù có bị lệ thuộc vào ách thống trị người Hung Nô song họ vẫn là 1 thực thể chính trị hùng mạnh và nguy hiểm trên biên giới Tây Bắc của dân Hoa Hạ
Một trong các bộ lạc Khương khi đó là nhóm Tiên Linh đã lập liên minh với sự tham dự của khoảng 200 thủ lĩnh Khương tộc để nhằm hóa giải thù hận giữa các bộ cũng như cùng liên kết nhau và liên thủ với Hung Nô để chống lại người Hán
Hán đình đã phái tướng tới bình định và cuối cùng cũng đã dẹp tan liên minh Khương tộc với việc chia rẽ phủ dụ các bộ tộc nhỏ trong khi với với đầu sỏ là thị tộc Tiên Linh thì đánh cho tan tác
Tuy vậy Khương tộc vẫn còn là mối họa lớn ở phía tây của các triều đình Trung Nguyên
Bên cạnh việc dùng vũ lực thì các hoàng đế Trung Nguyên như Hán Vũ Đế còn dùng cả chính sách chiêu phủ di dời 1 số bộ tộc người Khương ít hiếu chiến hơn vào sâu khu vực nội địa như Địch Đạo, Đê Đạo, Lâm Thao, An Cố để họ lập đồn điền, định cư và canh tác nông nghiệp nhằm tách rời mối liên hệ, liên kết giữa họ với người Hung Nô giúp cho nhà Hán có thể giảm bớt đi 1 số kẻ thù
Bên cạnh đó thì nhà Hán cũng đặt thêm chức Hộ Khương Hiệu úy nhằm để quản lý, canh chừng các bộ tộc Khương còn đang ngoài vòng kiểm soát của Hán đình trên vùng Tây Vực
Chính sách này vẫn được tiếp tục thi hành vào thời Đông Hán khi các bộ tộc Tiên Linh Khương được dời tới định cư ở 3 quận Lũng Tây, Phù Phong, Thiên Thủy vào năm 35 CN và tới năm 58 CN thì tới lượt Thiêu Đương Khương được dời tới khu vực định cư ở miền trung Thiểm Tây
Với sự di dời và định cư 1 số bộ tộc Khương như Tiên Linh và Thiêu Đương Khương thì nội bộ Khương tộc bắt đầu xuất hiện phân nhánh 2 bộ là Đông Khương ở trong nội địa nhà Hán và Tây Khương là các bộ lạc còn sống du mục rải rác ở khắp khu vực Lương Châu và Tây Vực
Tuy nhiên thì dù được dời tới định cư ở nội địa Trung nguyên song số phận dân Đông Khương lại xui xẻo khi bị nô dịch hóa thành tá điền cho các địa chủ, chúa đất trong khi đó thì số phận dân Tây Khương cũng chẳng khá hơn gì mấy khi khi sống dưới sự giám sát Hán đình dù cho họ ở mức nào đó thì tự do hơn Đông Khương
Việc càng bị người Trung Nguyên lấn áp, chèn ép đã khiến người Khương buộc phải cầm vũ khí đứng lên chống lại Hán triều
Khi Đông Hán suy tàn và chuyển tiếp sang thời Tam quốc thì Khương tộc và lực lượng kỵ binh của họ thường là nhân sự góp mặt trong đội hình kỵ binh Tây Lương cũng như trở thành đối tượng bị tranh giành, lôi kéo trong các cuộc chiến tranh giữa Thục Hán và Tào Ngụy tại chiến trường Lũng Hữu
Tất nhiên thì Khương tộc cũng chia phe phục vụ song bên cạnh đi lính thì thêm 1 số bộ tộc Khương được dời vào nội địa cũng như 1 số vùng đất trống mà họ định cư khi trước lại được cư ngụ bởi các bộ tộc người Tiên Ty, Hung Nô mới đến tạo thành tình hình cộng cư xen kẽ
Tuy là việc cộng cư giúp đa dạng văn hóa song nó cũng như 1 trái bom nổ chậm khi có mâu thuẫn sắc tộc
Tình hình này kéo dài tới thời Tây Tấn khi Thái tử Tẩy mã Giang Thống dâng sớ trình bày việc di dời người Nhung ra ngoài cõi qua “Tẩy Nhung luận “ (Đồ Nhung luận) với lý do dân du mục khác với người Hán định cư lại hung hãn mạnh tợn nên nếu hai bên sống chung lâu quá dễ có họa
Triều đình tuy có tiếp thu sớ song lại không hề có hành động gì
Trong khi đó thì sự áp bức của quan lại người Hán mà các tộc người phía Tây đã lần lượt nổi loạn với các cuộc nổi dậy khởi đầu của thủ lĩnh Hà Tây Tiên Ty là Thốc Phát Thụ Cơ Năng , cuộc nổi dậy của người Đê Khương ủng lập người Đê Tề Vạn Niên lên làm hoàng đế để chống Tấn hay việc anh em họ Hách người Hung Nô liên kết với tộc Mã Lan Khương làm loạn… tạo điều kiện cho loạn Ngũ Hồ bùng nổ sau đó
Sau khi Tây Tấn bị Hán Triệu của người Hung Nô tiêu diệt thì Trung Nguyên trải qua đại loạn với việc các tộc Ngũ Hồ (Hung Nô, Đê, Khương, Tiên Ty, Yết; bên cạnh đó thì còn có Đinh Linh) thi nhau lập chính quyền riêng, tàn sát nhau cho tới khi thủ lĩnh họ Bồ (Phù) của Đê tộc ở Lược Dương lập nên Tiền Tần và tạm thời thống nhất miền bắc Trung Quốc trong 1 thời gian ngắn để rồi đại bại ở đại chiến Phì Thủy vào tháng 11 năm 383 đã phá vỡ thế cục này
Năm 384, thủ lĩnh Diêu thị của Thiêu Đương Khương đã nổi dậy chống Tiền Tần và lập nên Hậu Tần
Các hoàng đế Hậu Tần sau đó lần lượt đánh giết các vua Tiền Tần và chiếm giữ 1 bộ phận lãnh thổ Tiền Tần
Bên cạnh võ công thì hoàng thất Diêu thị Khương tộc của Hậu Tần cũng có khuynh hướng Hàn hóa khi dùng Nho học, Phật giáo để làm công cụ cai trị người dân song giữa thời loạn thế thì nó chỉ như hạt cát bỏ biển
Tận dụng quốc chủ đời sau của Hậu Tần bất tài, các thân vương đem quân về giành ngôi, quân đội Đông Tấn do Lưu Dụ chỉ huy đã tiêu diệt Hậu Tần vào năm 417
Trên vùng ranh giới Tứ Xuyên – Cam Túc khi đó thì các thị tộc Khương là Đãng Xương, Bạch Thủy Khương (Đặng Chí) cũng tranh thủ thời cơ mà tự lập quốc gia riêng song quốc tộ sau đó cũng không tránh khỏi bị các triều đại Trung Nguyên thôn tính
Với 1 số bộ tộc Khương còn lang bạt trên vùng Thanh Hải, Tây Tạng, Cam Túc thì thế lực mới nổi của dân Tiên Ty thị tộc Mộ Dung dưới chiến kỳ của Thổ Dục Hồn cũng nhanh chóng giải quyết hầu hết số này chỉ còn lại 1 số bộ tộc Khương như Bạch Lan, Đa Di, Đảng Hạng (Đảng Hạng về gốc cũng là Khương nhưng có lẽ thượng tầng bị thống trị bởi Thác Bạt Tiên Ty) để tới thời Đường thì cũng bị quân Thổ Phồn do tán phổ (vua) Tùng Tán Cán Bố kéo qua luộc nốt chỉ còn mỗi dân Đảng Hạng sau khi dời tới đất Linh Châu, Hạ Châu của nhà Đường tránh sự áp bức của người Thổ Phiên thì mới có cơ hội nuôi dưỡng lực lượng cho tới năm 1038 khi thủ lĩnh Lý Nguyên Hạo của nhánh Thác Bạt thị đã xưng đế, cải họ thị tộc sang Ngôi Danh, lập quốc gia Tây Hạ a.k.a Bạch Cao Đại Quốc để rồi cùng Tống, Liêu, Kim tranh hùng trong nhiều năm cho tới khi bị diệt vong bởi người Mông Cổ vào năm 1227
Một bộ phận nhỏ dân Khương rút lên sống định cư theo làng ở khu vực thượng nguồn sông Dân thuộc Tứ Xuyên ngày nay và hình thành nên người Khương hiện đại ở Trung Quốc