Nói một ngôn ngữ khác ngôn ngữ mẹ đẻ giúp trì hoãn chứng mất trí nhớ. Ảnh: twinsterphoto – stock.adobe.com
Giữ bộ não luôn minh mẫn – đó là công cụ quan trọng ngăn chặn sự suy giảm tinh thần ở mỗi người. Các trò chơi, câu đố và ô chữ đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí, một tình trạng thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến gần 7 triệu người Mỹ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc nói một ngôn ngữ khác, giúp trì hoãn sự khởi phát của chứng mất trí.
Các nhà khoa học đã nhận ra về mối liên hệ giữa song ngữ và chứng mất trí, kể từ khi nhà tâm lý học người Canada Ellen Bialystok và các đồng nghiệp của bà kiểm tra hồ sơ của 184 bệnh nhân mắc chứng mất trí vào năm 2007 và phát hiện ra rằng những người song ngữ biểu hiện các triệu chứng muộn hơn 4 năm so với những người chỉ nói 1 ngôn ngữ.
Một nghiên cứu năm 2013 ở Ấn Độ cũng đã xác nhận những phát hiện này. Đó là những người nói song ngữ phát triển các triệu chứng mất trí nhớ muộn hơn 4,5 năm so với những người đơn ngữ bất kể nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn và nơi cư trú của họ.
Mất trí nhớ: Vì sao lại có sự khác biệt giữa người nói song ngữ và người chỉ nói đơn ngữ như vậy?
Các trò chơi, câu đố và ô chữ đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Ảnh: Robert Kneschke – stock.adobe.com
Phillips và các đồng nghiệp đã sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh thần kinh tiên tiến để xác định rằng song ngữ giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ theo 3 cách chính.
Đầu tiên, song ngữ thúc đẩy dự trữ não, khiến não có khả năng chịu nhiều tổn thương hơn trước khi đạt đến điểm giới hạn.
Thứ hai, song ngữ có lợi cho dự trữ nhận thức, tức là khả năng thích ứng và duy trì chức năng nhận thức của não bất chấp những thay đổi hoặc tổn thương liên quan đến tuổi tác.
Nghiên cứu mới cho thấy song ngữ có thể tăng cường dự trữ não, dự trữ nhận thức và duy trì não bộ. Ảnh: GalakticDreamer – stock.adobe.com
Khi những người song ngữ nghe một từ bằng một ngôn ngữ, não của họ sẽ tự động kích hoạt các liên tưởng cho các từ tương tự bằng cả hai ngôn ngữ.
Ví dụ, một người thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp khi nghe từ “for” có thể vô thức tiếp cận những từ liên quan như “forage” và “forêt”, có nghĩa là rừng trong tiếng Pháp.
Việc liên tục tung hứng tinh thần giúp củng cố các mạng lưới não – cơ quan chịu trách nhiệm về trí nhớ và chức năng điều hành. Theo thời gian, những con đường được củng cố này giúp bù đắp cho tác động của chứng mất trí.
Cuối cùng, song ngữ có lợi cho việc duy trì não bộ – khả năng duy trì sức khỏe khi đối mặt với những thách thức.
Nhóm của Phillips phát hiện ra rằng, so với những người chỉ nói một ngôn ngữ, những người song ngữ ít bị suy giảm ở vùng hồi hải mã hơn khi các vấn đề về nhận thức tiến triển.
“Tôi thấy điều này cực kỳ thú vị vì hồi hải mã không phải là trung tâm ngôn ngữ, mà là trung tâm trí nhớ chính”, Bialystok chia sẻ với New Scientist.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng song ngữ suốt đời có khả năng bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ tốt hơn so với việc học ngôn ngữ thứ hai khi trưởng thành vì việc chuyển đổi ngôn ngữ đã diễn ra liên tục từ khi còn nhỏ. Ảnh: K Abrahams/peopleimages.com – stock.adobe.com
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng song ngữ suốt đời mang lại nhiều khả năng bảo vệ chống lại chứng mất trí hơn là học một ngôn ngữ thứ hai khi trưởng thành vì việc chuyển đổi ngôn ngữ đã diễn ra liên tục từ khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể gặt hái một số lợi ích về nhận thức từ việc rèn luyện trí óc khi học một ngôn ngữ mới ngay bây giờ.
“Việc nói một ngôn ngữ khác chính là kích thích não bộ, những gì càng khó khăn đối với não bộ thì lại tốt cho hoạt động của não. Không cần phải trở thành người nói nhiều ngôn ngữ, chỉ cần song ngữ cũng rất tốt cho sức khoẻ não bộ rồi”, Bialystok cho biết.