Vậy những điều mà người xưa nhấn mạnh trong Đêm Giao thừa là gì vậy?
Thời điểm cuối năm và đầu năm luôn mang một loại cảm xúc khác nhau khiến người ta mong chờ. Những tiếng pháo đánh dấu sự kết thúc của một năm và gió xuân mang đến sự ấm áp cho Đêm Giao thừa.
Vào khoảng khắc này, mọi người sẽ tạm biệt cái cũ và chào đón cái mới. Đêm Giao thừa năm nay sẽ diễn ra vào đêm 29 tháng 12 năm Giáp Thìn (tức ngày thứ 3 28/1 Dương lịch).
Người xưa rất chú trọng đến phong tục đêm giao thừa, trong đó đều hàm chứa sự khao khát, cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Người xưa dặn: “Giao thừa 6 không trống, cuộc sống sung túc, gia đình hạnh phúc”, bàn chất chính là những lời cầu nguyện của người xưa về cuộc sống no đủ, vui vẻ, đón tài đón lộc, thành công tấn tới.
1. Người xưa dặn: Đêm Giao thừa nồi không trống
Đêm Giao thừa, thời khắc quan trọng để tiễn biệt cái cũ đón cái mới, người xưa cho rằng nồi niêu ở nhà phải chất đầy ắp đổ ăn, như thể chỉ có như vậy chúng ta mới có thể an tâm đón năm mới.
Đây không chỉ là phong tục mà còn là lời cầu chúc tốt lành cho tương lai, tượng trưng cho việc hàng năm sẽ có đủ cơm ăn áo mặc, đồng thời còn mang ý nghĩa gia đình sung túc, cuộc sống hạnh phúc.
Do đó, người xưa thường tích trữ đồ ăn vào dịp đón Tết Nguyên đán, đảm bảo thóc lúa đầu bồ, tủ chạn (tủ lạnh) chứa đầy khô hoặc các đồ ăn được nấu chín.
Trong bếp, lửa nổi cả ngày, những chiếc nồi lớn, nồi nhỏ phập phùng reo vui, mùi thơm của thịt hầm, của bánh chưng, thịt kho, cá kho,… quyện với nhau tràn ngập cả căn nhà.
Tất cả đều là mong đợi của người xưa vào cuộc sống cơm no áo ấm, tài lộc sung túc trong năm mới. Thời xưa, khi cuộc sống đói kém, một nồi cơm nóng, một miếng thịt béo ngậy là hơi ấm gia đình và là hy vọng sống.
Nó dường như muốn nói với chúng ta: Chỉ cần có thức ăn trong nồi thì trong lòng chúng ta sẽ không còn hoảng sợ.
Dù thế giới bên ngoài có thay đổi thế nào, người xưa cho rằng chỉ cần cái nồi trong nhà không trống rỗng, mọi người mới cảm nhận được sự vững chắc, ổn định của cuộc sống.
2. Người xưa dặn: Đêm Giao thừa ánh sáng không trống
Trong Đêm Giao thừa, mọi nhà đều được thắp sáng rực rỡ, như những vì sao rơi xuống hạ giới. Theo người xưa, điều này không chỉ để thắp sáng những bước chân háo hức, ấm áp của những người thân trong gia đình trở về mà còn để xua tan đi những u ám, bất hạnh tích tụ trong năm qua, một cách trang trọng và nghiêm cẩn.
Đây là cách chào nồng nhiệt để chào đón một tương lai tràn đầy ánh sáng và hy vọng. Những ánh sáng này chuyển tải mong ước khao khát hơi ấm, sự đoàn tụ của thế gian.
Những ngọn đèn đó đung đưa trong gió lạnh, không chỉ soi sáng bầu trời đêm tĩnh lặng mà còn soi sáng những hy vọng chân thành nhất, những ước mơ bất diệt trong lòng mỗi người.
Ngày nay, thời thế đã thay đổi, ánh đèn neon trong thành phố lộng lẫy như cầu vồng, bổ sung cho nhau những ánh đèn ấm áp trong mỗi ngôi nhà, tạo thành một bức tranh vui sướng, hân hoan.
Những ánh sáng này không chỉ sáng về mặt vật chất mà còn mang lại sự thoải mái cho tâm hồn, kéo dài thời gian và không gian, đồng thời kết nối chặt chẽ việc theo đuổi ánh sáng và hy vọng trong thời cổ đại và hiện đại.
Trong những khoảng khắc chia tay năm cũ, tạm biết năm mới, dù bạn ở bất kỳ đâu, những ngọn đèn sáng đều sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp và thắp lên hy vọng vào tương lai.
3. Người xưa dặn: Đêm Giao thừa bàn không trống
Theo người xưa, nàn ăn trong Đêm Giao thừa không chỉ là nơi gia đình ngồi quây quần, chia sẻ những món ăn ngon mà nó còn là biểu tượng ấm áp của sự đoàn tụ gia đình và là sự thể hiện tập trung mùa gặt của một năm vất vả.
Trên bàn bày biện rực rỡ, đủ loại món ngon đều tỏa ra mùi thơm hấp dẫn. Mỗi món ăn đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và mang ý nghĩa sâu sắc.
Cá, với tư cách là vị khách thường xuyên trên bàn ăn, có hình dáng đầy đủ, màu sắc tươi sáng, mang ý nghĩa “mỗi năm đều dư dả” và tượng trưng cho sự dồi dào, hy vọng. Con gà với tư thế trang nghiêm, tượng trưng cho “sự may mắn và thịnh vượng” và bày tỏ sự mong đợi của mọi người dành cho nó.
Những món ăn này không chỉ thơm ngon về màu sắc, hương vị, thơm ngon mà còn chứa đựng di sản văn hóa, truyền thống sâu sắc như bánh chưng, giò, thịt đông, canh bóng, dưa hành…
Từ việc lựa chọn nguyên liệu đến nấu ăn, mỗi bước đều thể hiện sự nỗ lực và trí tuệ của gia đình. Đó là sự cám dỗ tột cùng đối với vị giác và là sự kế thừa sống động của văn hóa ẩm thực.
Mỗi món ăn trên bàn là một câu chuyện, một kỷ niệm, cùng nhau dệt nên một bức tranh ấm áp và đẹp đẽ, khiến đêm giao thừa này càng khó quên hơn.
4. Người xưa dặn: Đêm Giao thừa phòng không trống
Mỗi gia đình đều cố gắng làm cho mọi căn phòng tràn ngập sự ấm áp và vui vẻ. Đây không chỉ là sự kỷ niệm cho sự chăm chỉ trong một năm qua mà còn là lời chúc tốt đẹp cho sự thịnh vượng và sung túc của gia đình trong năm mới.
Người xưa tin rằng nếu nhà trống sẽ thu hút những điều xui xẻo, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình.
Vì vậy, bất kể giàu hay nghèo, họ sẽ cố gắng hết sức để khiến ngôi nhà của mình tràn ngập tiếng cười, dùng hết sự vui vẻ của mình để xua tan mọi u ám và mang lại điềm lành, bình yên.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và nhịp sống tăng nhanh, nhiều gia đình khó có thể quây quần bên nhau đón Giao thừa vì nhiều lý do như công việc, học tập.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cho con người nhiều cách để đoàn tụ hơn bằng cách gọi điện, call video… cảm nhận sự ấm áp, gần gũi hơn với người thân dù xa xôi đến đâu.
Điều này sẽ giúp chúng ta giữ gìn được lời khuyên “phòng không trống” trong Đêm Giao thừa của người xưa.
5. Người xưa dặn: Đêm Giao thừa trái tim không trống
Ngày nay, với sự dồi dào về vật chất, con người thường theo đuổi sự thịnh vượng và hối hả bên ngoài mà thường bỏ qua sự giàu có của thế giới nội tâm.
Trên thực tế, của cải tinh thần là của cải quý giá nhất trong cuộc đời chúng ta. Đêm Giao thừa, hàng nghìn ngôi nhà được thắp đèn rực rỡ, gia đình quây quần bên nhau, bàn tiệc bày biện những món ngon xa hoa nhưng điều cảm động hơn cả là sự giao lưu tâm linh, chia sẻ lẫn nhau.
Mọi người cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong một năm qua, dù là thành tích trong công việc hay từng chi tiết trong cuộc sống đều trở thành chủ đề ấm áp nhất giữa các thành viên trong gia đình.
Đồng thời, mọi người đều cùng nhau lên kế hoạch cho một tương lai tươi sáng và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Sự kết nối và cộng hưởng tinh thần này không thể thay thế được bằng bất kỳ vật chất nào.
Người xưa nhấn mạnh: “Mọi sự thịnh vượng khi gia đình hòa thuận”. Sự phong phú và hòa hợp của tâm hồn không chỉ là nguồn gốc hạnh phúc cá nhân mà còn là nền tảng của hạnh phúc gia đình.
Dù chúng ta ở đâu, làm gì, mỗi người đều cảm nhận được một điều: “Nếu tráai tim không trống rỗng thì gia đình luôn thịnh vượng, cuộc sống luôn có ý nghĩa”.
6. Người xưa dặn: Đêm Giao thừa phúc lành không trống
Năm mới, người xưa thường dán câu đối cầu chúc những điều tốt lành, dán những chữ Phúc- Lộc màu đỏ lên cửa để hướng về những điều tốt lành trong năm mới.
Những chữ này mang theo niềm khao khát hạnh phúc vô hạn của con người. Chúng được dán ngược một cách khéo léo trên cửa, mang ý nghĩa “may mắn đã đến”.
Những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng mang tính nghi thức này thực ra lại hàm chứa những mong đợi sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp cho năm mới của mọi người.
Mọi người cũng sẽ nói với nhau những lời chúc tốt lành, hy vọng vào năm mới mọi sự bình an, may mắn, già khỏe mạnh, hạnh phúc, trẻ học hành tiến bộ, làm ăn phát đạt, thăng tiến.
Những lời chúc phúc không hề trống rỗng. Theo người xưa, mỗi câu đối Tết, lời chúc Tết đều mang theo những lời chúc phúc và hy vọng trọn vẹn, giúp mọi người tiến về phía trước với những ý định tốt đẹp trong năm mới.
Năm mới Ất Tỵ sắp sang, mọi người đừng quên để cho gia đình mình đầy ắp những món ăn ngon, sự ấm áp, hạnh phúc, tươi vui và hy vọng nhé!