Nhưng sự thật có phải vậy?
Thế kỉ II TCN, Roma đã đánh bại đế chế Macedonia, hủy diệt đế quốc hàng hải Carthage, đồng thời đánh tan quân đội của đế chế Seleucid (*) 1 trận lớn.
Tuy nhiên đối thủ của họ, các bộ lạc Germanic đều đáng gờm hơn các quốc gia văn minh kia nhiều. Với thể lực cao lớn, to xác, thiện chiến hơn dân Latin, công nghệ luyện thép Noric tiên tiến nhất thế giới đương thời. Cùng các chiến thuật dựa vào rừng núi để phục kích, đánh tỉa, khi kẻ thù mệt mỏi thì dồn quân đánh 1 trận lớn. Họ khiến cho người La Mã khốn đốn không ít lần.
Chiến tranh Cimbrian nổ ra do các bộ lạc Germanic là Cimbri, Teuton, Cambrone,… dẫn khoảng 300.000 quân dân tràn vào đất La Mã, họ giáng cho quân La Mã nhiều thất bại thảm hại. Đặc biệt trong trận đại chiến Arausio, 120.000 quân La Mã bị liên minh các bộ lạc Germanic đánh cho đại bại.
Đây là 1 cuộc chiến tồi tệ cho người La Mã chẳng kém gì chiến tranh Punic lần hai 100 năm trước đó. 200.000 nhân lực để làm quân nhân của họ bị giết gần hết, mất gần như toàn bộ các vũ khí, trang bị quân sự quan trọng và đặt toàn bộ bán đảo Ý vào thế dễ bị tổn thương trước cuộc tấn công tiếp theo của người Germanic.
Nếu không thay đổi sớm và cứu Roma khỏi tình thế hiểm nghèo này, việc La Mã diệt vong 1 cách bi hài không phải bởi các đế chế hùng mạnh nhất thế giới (Carthage, Macedonia, Seleucid) mà bởi các bộ lạc man rợ, vô danh tiểu tốt đến từ Bắc Âu chỉ là chuyện 1 sớm 1 còn.
Quân đội La Mã bao gồm các binh chủng:
- Velites – Những chiến binh thuộc tầng lớp nghèo nhất xã hội La Mã, thường là những công dân còn rất trẻ. Họ thậm chí còn không đủ tiền để mua 1 cái khiên, giáp hay mũ, kiếm. Họ thường mặc áo vải chạy trước đại quân và ném lao vào mặt quân địch, sau đó chạy thật nhanh để núp vào sau quân mình. Những người này chẳng thể hy vọng họ giữ vững vị trí hay đảm nhận trách nhiệm gì quan trọng.
- Hastati (lính cầm giáo) – công dân hạng 4 tham gia quân đội. Đủ tiền để mua 1 miếng giáp đồng trước ngực, 1 cây kiếm/ hoặc giáo, khiên gỗ, mũ trụ. Họ sẽ là quân tiên phong đầu tiên trong đại quân La Mã ở trung quân. Trong các trận chiến, những người này bị giết hại nhiều nhất do đảm nhận vị trí chủ lực mà trang bị quá sơ sài của họ. Lý do duy nhất khiến họ dám đi đầu chiến tuyến là khả năng thăng cấp lên tầng lớp cao hơn trong chiến tranh và khi hòa bình.
- Principes – công dân đẳng cấp thứ 3, những người đủ khả năng mua những bộ giáp, mũ trụ đắt tiền, khiên tốt cùng kiếm/giáo. Họ đứng sau những lính Hastati, và đợi những lính Hastati bị giết gần hết mới bắt đầu vào trận.
- Triarii – binh chủng cao cấp nhất của cộng hòa La Mã. Trang bị đắt tiền hơn cả Principes và chiến đấu theo đội hình tường giáo hoplite (bộ binh nặng Hy Lạp) đôi khi ngoài quý tộc yêu cầu cả cựu binh. Đứng ở hàng cuối cùng của đạo quân. Khi các binh chủng La Mã khác bị đánh tan hết, những tay quý tộc này mới bắt đầu vào dọn dẹp tàn cuộc. Nói tóm lại là khi bạn đã giàu và có thế lực thì bạn là bố thiên hạ, bắt nhân dân chết thay cho bạn, không cần mó tay vào đánh rồi khi thắng trận thì của cải cướp được, bạn được hưởng đầu tiên.
- Equites – Những công dân giàu có đủ tiền mua ngựa, vũ khí yêu thích là giáo dài và lao. Họ thường hay lợi dụng độ cơ động để phi lao vào quân giặc rồi chạy hoặc đánh tạt sườn, bọc hậu đám khinh binh kẻ thù. Rồi khi kẻ thù vỡ trận thì truy kích bắt tù binh, hoặc tàn sát.
Chiến thuật, đội hình bộ binh thì đánh theo kiểu triplex acies (3 hàng chính):
- Lính cầm giáo (Hastati) là tuyến quân kém tin cậy gồm những người lính trẻ, ít kinh nghiệm nhất. Đây là hàng quân sẽ xung trận sau khi kỵ binh và bộ binh nhẹ trút tên, lao, đạn lăng đá để mở màn làm rối loạn đội hình đối phương. Tất cả tiểu đoàn sẽ tiến đến gần đối phương và khi còn cách khoảng 30 m thì phóng lao, khi đối phương đang choáng váng vì thương tích, hastati xông vào, với khiên và đoản kiếm/ hoặc giáo, họ dễ dàng xâm nhập vào đội hình địch, tấn công như vũ bão. Nếu trận đánh phát triển thuận lợi, hastati sẽ tiếp tục thọc sâu trong khi principes tiến theo sau. Trường hợp gặp sức kháng cự mạnh, hastati rút lui qua khoảng trống giữa các tiểu đoàn principes đang tiến lên để tạo thành đợt tấn công mới nhằm phá vỡ phòng tuyến đối phương.
- Lính chủ lực (Principes), là tuyến quân có binh lính đang ở độ tuổi lý tưởng (trên dưới 30 tuổi) đóng vai trò chủ lực của quân đoàn. đi cùng hastati.
- Lính tuyến ba (Triarii) là những người lính kỳ cựu, chỉ tham chiến trong trường hợp cần thiết gần cuối trận chiến để dứt điểm hoặc bảo vệ cho một cuộc rút lui có trật tự. Triarii được trang bị mũ trụ, giáp rất nặng (áo lưới kết hợp với các miếng thép lamellar dát lên), khiên chữ nhật che nửa người, kiếm ngắn và chủ yếu dùng một loại giáo dài trung bình, tuy ngắn hơn thương của bộ binh nặng (hoplite) Hy Lạp nhưng cũng đủ để thiết lập một đội hình Phalanx cùng với bức tường khiên chắc chắn làm nản lòng đối phương đang truy kích những hastati và principes đang thua chạy.
Ngoài ra, người La Mã còn tiếp nhận rất nhiều các binh chủng ngoại tộc như: lính lăng đá Balearic, cung thủ xứ Cretan và lính bộ binh Celtiberian, kỵ binh Numidia… Các đội quân Auxiliary dùng giáo, rìu làm vũ khí chính.
Với chiến thuật vượt trội và các quân đoàn mới mạnh mẽ hơn hẳn, Marius thắng trận Aquae Sextiae và Vercellae vào năm 102 và 101 trước Công nguyên.
Kết thúc chiến tranh Cimbrian với thắng lợi vang dội của người La Mã. Các bộ lạc tràn vào Ý hoặc bị tàn sát, hoặc bị bắt làm nô lệ.
Trước đây, sau một chiến dịch lớn, quân đoàn phải giải tán, giờ đây quân đoàn trở thành một đơn vị lính chuyên nghiệp, và các cựu binh được ở lại truyền lại kinh nghiệm cho các lính mới, ai chứng minh được bản lĩnh thì chắc chắn được thăng sĩ quan các cấp. Đây chính là tiền đề để quân đội La Mã trở thành bá chủ thế giới thời cổ đại sau này.
Trở lại với chủ đề chính, trước năm 107 tcn, khi chưa có cải cách Marius. Quân đội của Hán Vũ Đế đương thời được chăm chút tận răng, thay thế quân chủ lực bán chuyên bằng quân chuyên nghiệp. Huấn luyện bài bản, tăng cường huấn luyện kỵ binh, thậm chí thuê hẳn kỵ binh Hung Nô nhánh khác về đánh cho mình.
100.000 quân bán chuyên La Mã bao gồm dân binh, lính nghĩa vụ, đánh thuê,… vs 100.000 quân chính quy hạng nặng (nỏ binh, kích, kỵ binh) của nhà Tây Hán thì sẽ ra sao nhỉ? Kết quả thế nào mấy anh fan La Mã tự trả lời nhé!
(*) Đế chế Seleucid: là 1 đế quốc Hy Lạp Hóa tuyên bố độc lập tách ra từ đế chế Macedonia sau khi Alexander đại đế băng hà. Vị trí tương ứng là Iran, Levant, Trung Đông ngày nay.
Chú thích ảnh:
(1) Hastati
(2) Principes
(3) Triarii