1/3-benh-nhan-noi-tru-su-dung-khang-sinh-khong-hop-ly

1/3 bệnh nhân nội trú sử dụng kháng sinh không hợp lý

Tại buổi khởi động chiến dịch “Kháng sinh đúng liều – đủ yêu tổ ấm’’, do Sandoz Việt Nam tổ chức sáng ngày 21/11, ông Phạm Văn Thành, Giám đốc bộ phận Y khoa, Sandoz Việt Nam cho biết, tại các bệnh viện, 1/3 số bệnh nhân nội trú sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý, kháng sinh cũng chiếm hơn 50% tổng lượng thuốc sử dụng trên người.

Còn theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2020-2023 Việt Nam có gần 270.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh. 

Tỷ lệ kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do nhiều yếu tố như lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc của bác sĩ, và chỉ định sử dụng kháng sinh chưa phù hợp.

1/3 bệnh nhân nội trú sử dụng kháng sinh không hợp lý - Ảnh 1.

Với chủ đề “Kháng sinh đúng liều – Đủ yêu tổ ấm”, chương trình cộng đồng này nhằm mục tiêu giải quyết mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu với tác động đáng kể tại Việt Nam (Các đại biểu kêu gọi người dân nên sử dụng kháng sinh hợp lý. Ảnh BTC

Không ít người dân đã tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cảm cúm. Điều này gia tăng nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn và làm cho kháng sinh trở nên kém hiệu quả khi điều trị các bệnh lý nhiễm trùng mà trước đó kháng sinh này có hiệu quả. 

Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM khuyến cáo, khi người dân có vấn đề sức khỏe, cần đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Người dân chỉ mua và sử dụng kháng sinh theo đơn, theo hướng dẫn của cán bộ y tế; dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian, không bỏ dở giữa chừng khi thấy sức khỏe khá hơn; không sử dụng kháng sinh thừa của lần điều trị trước, hoặc thuốc theo đơn của người khác; không chia sẻ đơn thuốc của mình cho người khác… 

Đồng thời, bà Kim Anh kêu gọi các dược sĩ cùng chung tay truyền đạt thông tin để người dân sử dụng thuốc đúng cách, phấn đấu đến năm 2045 người bị bệnh không bị kháng kháng sinh.

Với chủ đề “Kháng sinh đúng liều – Đủ yêu tổ ấm”, chương trình cộng đồng này nhằm mục tiêu giải quyết mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu với tác động đáng kể tại Việt Nam, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và sự phát triển y tế bền vững của quốc gia. 

Chương trình nhằm kêu gọi người dân cùng hành động phòng, chống tình trạng kháng thuốc kháng sinh để bảo vệ con người, xã hội và các thế hệ tương lai của đất nước.

Đây là chiến dịch 5 năm (2024 – 2028) nhằm nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh (AMR) qua các kênh thông tin ngoài trời, thông tin điện tử, lan toả tại bệnh viện, và phương tiện truyền thông. Hợp tác cùng Hội Dược Nhà thuốc TP.HCM và các đối tác y tế nhằm thúc đẩy việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại Việt Nam.  

Theo Bộ Y tế, kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với các thuốc kháng vi sinh vật. Do kháng thuốc, kháng sinh và các thuốc khác trở nên không hiệu quả và việc điều trị nhiễm trùng khó khăn hoặc không thể, tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.

Tại Việt Nam, tình trạng kháng thuốc đã trở thành một vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm. Theo kết quả giám sát kháng thuốc gần đây, tỷ lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện. Việc sử dụng sai mục đích và lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra kháng thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *