nguoi-xua-dan:-“cay-am-khong-vao-nha-duong”,-5-loai-hoa-mang-xui-xeo-nen-tranh-xa

Người xưa dặn: “Cây âm không vào nhà dương”, 5 loại hoa mang xui xẻo nên tránh xa

Người xưa có câu: “Cha ông trồng cây, con cháu hưởng bóng mát”, trồng cây trong nhà, ngoài sân không chỉ đem lại vẻ đẹp tức thời mà còn có ý nghĩa lâu dài, thậm chí mang lại giá trị lớn về kinh tế.

Cây cối không chỉ được coi là vật tô điểm đẹp đẽ của thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa văn hóa và phong thủy sâu sắc.

Sự hiện diện của cây trong nhà được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Những loại cây khác nhau thường mang những ý nghĩa và phước lành cụ thể khi trồng trong nhà hoặc trang trí trong nhà.

Người xưa dặn:

Người xưa có câu: “Cha ông trồng cây, con cháu hưởng bóng mát”. Ảnh minh họa Toutiao

Tuy nhiên, người xưa cũng nhấn mạnh: “Cây âm không vào nhà dương”, điều này nhắc nhở mọi người phải chú ý đến sự cân bằng âm dương khi chọn cây trồng trong nhà.

Người xưa tin rằng, vạn vật đều có thuộc tính âm dương, ngôi nhà là nơi con người sinh sống phải là nơi có năng lượng dương mạnh mẽ. Còn những “cây âm” có thể ảnh hưởng đến sự hòa thuận, sức khỏe và tài lộc của gia đình.

Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh, bạn mới làm được những điều mình thích và quan tâm, chăm sóc những người mình yêu thương. Nếu không có một cơ thể khỏe mạnh thì hầu như mọi thứ đều không thể.

Người xưa dặn:

Người xưa tin rằng, vạn vật đều có thuộc tính âm dương, ngôi nhà là nơi con người sinh sống phải là nơi có năng lượng dương mạnh mẽ. Ảnh minh họa Toutiao

Vì vậy, dù ở nơi làm việc hay trong cuộc sống, chúng ta đều phải đặt cơ thể lên hàng đầu và cố gắng không làm những việc có hại cho sức khỏe.

Nhiều người biết rằng hoa và cây là một sự tồn tại tươi đẹp, nhưng cũng có nhiều cây có thể gây hại cho sức khỏe của mọi người, có thể kiến các thành viên trong gia đình ngộ độc hoặc mắc bệnh.

‌Theo người xưa “cây âm” trong phong thủy là những cây dễ phá hoại phong thủy trong nhà, tăng năng lượng âm, gây mất cân bằng âm dương.

Người xưa dặn:

‌Theo người xưa “cây âm” trong phong thủy là những cây dễ phá hoại phong thủy trong nhà, tăng năng lượng âm, gây mất cân bằng âm dương. Ảnh minh họa Toutiao

Người xưa cho rằng, một số loài hoa, cây cảnh do môi trường và đặc điểm sinh trưởng sẽ hấp thụ quá nhiều năng lượng âm, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương trong phòng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vận may của các thành viên trong gia đình.

Do đó, người xưa dặn không nên đưa “cây âm” vào “nhà dương” mà chúng ta đang sinh sống.

Dưới đây là 5 cây cảnh sẽ phá hủy sự cân bằng âm dương trong phòng, ‌ảnh hưởng đến phong thủy và sức khỏe của gia đình.

Người xưa dặn:

Người xưa khuyên không trồng trúc đào trong nhà. Ảnh minh họa Toutiao

1‌. Người xưa dặn: Trúc đào trong nhà – mang lại rủi ro

Cây trúc đào có giá trị làm cảnh cao nhưng có độc tính cao, không thích hợp nuôi trong nhà, nhất là những gia đình có trẻ em và vật nuôi. ‌

Cây trúc đào là loại cây cảnh phổ biến, có hoa tươi sáng, thời gian ra hoa dài và có giá trị làm cảnh cao. Lá và hoa của nó rất đẹp nên thu hút nhiều người trồng và ngắm nhìn.

Cây trúc đào có khả năng thích ứng mạnh, dễ trồng và chăm sóc, thường xanh quanh năm. Cây không yêu cầu khắt khe về đất đai và cũng có thể phát triển trong môi trường bán bóng râm.

Ngoài ra, cây trúc đào còn có khả năng thanh lọc không khí và chống lại các loại khí độc hại như carbon dioxide, sulfur dioxide và clo. Nó được mệnh danh là “người bảo vệ môi trường”, thường được trồng ở các vành đai xanh, đường phố để làm đẹp và giúp môi trường trong lành hơn.

Người xưa dặn:

Người xưa dặn: Trúc đào trong nhà – mang lại rủi ro Ảnh minh họa Toutiao

Tuy nhiên, độc tính của cây trúc đào là mối lo ngại lớn nhất về an toàn của nó. Lá, cành, hoa và vỏ thân cây trúc đào đều chứa độc tố, đặc biệt là nhựa cây có chứa thành phần có độc tính cao.

Nuốt phải hoặc tiếp xúc với nước ép của nó có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc, thậm chí có thể đe dọa tính mạng trong những trường hợp nghiêm trọng. Vì vậy, những gia đình có trẻ em và vật nuôi đặc biệt nên tránh chăm sóc cây trúc đào.

Nếu gia đình có người bị ngộ độc vì trúc đào sẽ là điều xui xẻo, không chỉ nguy hiểm đến tính mạng và tiền bạc trong nhà cũng thất thoát. Do đó, người xưa khuyên không trồng trúc đào trong nhà.

Người xưa dặn:

Cây cảnh này phát triển nhanh và nở hoa quanh năm nên thích hợp làm cây cảnh. Ảnh minh họa Toutiao

2. Người xưa dặn: Dạ lý hương trong nhà- sức khỏe sa sút

Dạ lý hương hay hoa lý xiêm la (tên khoa học là Cestrum Nocturnum) là một loài hoa rất đặc biệt. Nếu những bông hoa khác nở vào ban ngày thì cây cảnh này lại nở vào đêm khuya. Đó cũng chính là nguồn gốc của cái tên dạ lý hương đầy mê đắm và quyến rũ.

Loài hoa này tỏa ra mùi thơm nồng nên rất hiệu quả trong việc tạo cảnh quan sân vườn và trang trí nội thất. Cây cảnh này phát triển nhanh và nở hoa quanh năm nên thích hợp làm cây cảnh.

Dạ lý hương có mùi thơm vô cùng đặc trưng, cách xa tới trăm mét vẫn có thể ngửi và cảm nhận thấy được hương hoa nồng nàn. Hoa dạ lý hương có màu vàng, xanh trắng và cả màu đỏ tươi tắn. Hương hoa lan tỏa mạnh nhất là vào buổi đêm.

Những bông hoa nở ra có thể tỏa ra một mùi thơm nồng nặc, có thể khiến người ta cảm thấy khó chịu sau khi ngửi nó trong một thời gian dài.

Người xưa dặn:

Người xưa dặn: Dạ lý hương trong nhà- sức khỏe sa sút Ảnh minh họa Toutiao

Hương hoa của nó có thể gây ra phản ứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi…thậm chí có thể gây khó thở và mất ngủ‌. Đối với một số người nhạy cảm, nó có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực và thậm chí là mất ngủ. Sức khỏe của mọi người sẽ bị ảnh hưởng, có thể đau đầu, khó chịu, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, mùi thơm của dạ lý hương sẽ thu hút một lượng lớn côn trùng bay tới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu cây cảnh khiến người nhà ốm đau, mệt mỏi thì việc trồng chúng trong nhà sẽ không may mắn, có thể gây thất thoát tài lộc, khiến vận khí trong gia đình bị giảm sút.

Vì vậy, người xưa khuyên không nên trồng dạ lý hương trong nhà, nhất là trong phòng ngủ và những môi trường có không gian trong nhà nhỏ hẹp, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người ở.

Để phát huy tối đa tác dụng loài hoa này, bạn nên trồng nó ngoài trời hoặc nơi thoáng gió. Điều này có thể tránh được những tác động xấu của hương hoa đối với cơ thể con người, đồng thời phát huy hết vai trò của nó trong việc làm đẹp môi trường.

Người xưa dặn:

Cây cảnh này rất đẹp nhưng toàn thân đều có độc, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc. Ảnh minh họa Toutiao

3. Người xưa dặn: Trồng mạn đà la trong nhà – nguy hiểm cận kề

Mạn đà la (cà độc dược) là một loại cây bụi có hoa rất đẹp, hoa giống như những chiếc kèn lớn và có nhiều màu sắc phổ biến như trắng, vàng, tím hoặc xanh nhạt.

Loài hoa này có thời gian ra hoa dài và hoa của nó thường có thể được nhìn thấy vào mùa hè và mùa thu. Chỉ cần môi trường được giữ ấm quanh năm, mạn đà la có thể nở hoa quanh năm.

Mạn đà la có cành và lá thưa, hình hoa đẹp, mùi thơm nồng, giá trị làm cảnh cao. Cây thường được trồng trong vườn, sân vườn để ngắm cảnh.

Cây cảnh này rất đẹp nhưng toàn thân đều có độc, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí trong trường nặng còn dẫn đến hôn mê, co giật, tử vong sau 24 giờ.

Người xưa dặn:

Ngoài ra, cây cả h này cũng có ý nghĩa không may mắn.Ảnh minh họa Toutiao

Khi trồng loại cây này nếu vô tình ăn phải thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Ngoài ra, mùi hoa mạn đà la có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, tiếp xúc lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng vô hình đối với sức khỏe.

Điều này đặc biệt đúng đối với những gia đình có trẻ em hoặc vật nuôi, vì vô tình nuốt phải có thể dẫn đến ngộ độc. Nếu có trẻ em ở nhà, bạn có thể cân nhắc việc chăm sóc chúng hoặc rào chúng lại..

Ngoài ra, cây cảnh này cũng có ý nghĩa không may mắn. Chẳng hạn như mạn đà la tím tượng trưng cho nỗi sợ, màu xanh tượng trưng cho sự lừa dối trong tình yêu, màu đen là bóng tối, sự trả thù tình yêu và nỗi uất hận,…

Dù là với màu sắc gì thì ý nghĩa của cây cảnh này nghe rất đáng sợ, không cát lành. Cộng thêm toàn thân cây đều có độc nên không phù hợp để trồng trong vườn nhà. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng mạn đà la trong nhà.

Người xưa dặn:

Người xưa coi bỉ ngạn là hoa của cõi âm. Ảnh minh họa Toutiao

4. Người xưa dặn: Hoa bỉ ngạn – hoa của “thế giới bên kia” mang lại xui xẻo

Bỉ ngạn thực sự là “cây âm” vì nó được coi là hoa của “bờ bên kia”.

Tại mỗi quốc gia, loài hoa này lại mang một ý nghĩa khác nhau. Tại Nhật Bản, hoa mang ý nghĩa là hồi ức đau thương, Triều Tiên là nhớ về nhau, Trung Quốc là ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết. Tựu chung lại, đây là loài hoa đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng.

Truyền thuyết còn kể lại rằng, cây cảnh này là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống hoàng tuyền. Một khi linh hồn đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong Xuyên, toàn bộ ký ức của linh hồn sẽ gửi hết cho hoa bỉ ngạn.

Người xưa coi bỉ ngạn là hoa của cõi âm, chỉ nở trên con đường xuống hoàng tuyền. Nó đặc biệt dùng để dẫn đường cho các linh hồn hướng về cõi âm, giống như những ngọn đèn đường nơi địa ngục.

Hơn nữa, loài hoa này thường mọc bên cạnh các ngôi mộ, thời kỳ ra hoa rơi vào tháng 7 Âm lịch – tháng cô hồn nên nó càng nhuốm màu của “cõi âm”.

Người xưa dặn:

Người xưa dặn: Hoa bỉ ngạn – hoa của “thế giới bên kia” mang lại xui xẻo Ảnh minh họa Toutiao

Loài hoa này chỉ nở hoa khi lá chưa mọc và lá mọc thì hoa tàn. Do hoa và lá của nó không bao giờ gặp nhau hàm ý không có khả năng gặp nhau, chia ly, cô đơn và buồn bã nên được coi là loài hoa cực kỳ xui xẻo.

Hoa bỉ ngạn có thể tỏa ra mùi thơm độc đáo thu hút sâu bướm vào ban đêm, điều này cũng tạo thêm màu sắc huyền bí cho bông hoa.

Người xưa cho rằng bỉ ngạn là loài hoa của “thế giới bên kia”, liên quan đến cái chết và những điều khủng khiếp nơi địa ngục, tượng trưng cho điềm gở.

Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết, cây cảnh này đều thu nhận những hồi ức đó. Chính vì vậy, bỉ ngạn là một trong những loài hoa “địa ngục” mà người xưa khuyên không ên trồng trong nhà.

Người xưa dặn:

Do đó, người xưa khuyên tránh trồng cây cảnh này trong nhà vì sợ nó mang đến những điều xui xẻo. Ảnh minh họa Toutiao

Xét về an toàn sức khỏe thì củ của bỉ ngạn cũng có độc tố khá mạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng, củ của hoa bỉ ngạn chứa nhiều chất Lycopene và Galantamine.

Đây là lý do nhiều người ăn nhầm củ của hoa này xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và tê liệt thần kinh mà không rõ nguyên nhân.

Lá của cây cũng chứa các chất độc, nhưng ở nồng độ thấp hơn. Chất chiết xuất từ lá có khả năng ức chế sự phát triển của các loài cây khác, làm cho vùng đất nơi bỉ ngạn mọc thường không xuất hiện cỏ dại hay nhiều loại cây khác.

Do đó, người xưa khuyên tránh trồng cây cảnh này trong nhà vì sợ nó mang đến những điều xui xẻo.

Người xưa dặn:

Mọi người thường đi viếng đám ma bằng cúc vàng hoặc cúc trắng. Ảnh minh họa Toutiao

5. Người xưa dặn: Trồng cúc trắng- vàng trong nhà – không may mắn

‌Sở dĩ hoa cúc vàng và trắng được gọi là “hoa âm” là vì chúng thường được dùng để tưởng nhớ những người đã khuất, tượng trưng cho sự thương tiếc, tưởng nhớ. ‌

Trong phong tục truyền thống, hoa cúc vàng và hoa cúc trắng thường được dùng để bày tỏ lòng kính trọng đối với những người thân hoặc người lớn tuổi đã khuất nhằm thể hiện sự thành kính và tưởng nhớ.

Mọi người thường đi viếng đám ma bằng cúc vàng hoặc cúc trắng, đồng thời cũng hay bày 2 loại hoa này ở ban thờ, khi đi viếng mộ..

Người xưa dặn:

Ảnh minh họa Toutiao

D‌o đó, người xưa cho rằng, hoa cúc vàng hoặc trắng có thể thu hút năng lượng âm và không thích hợp để giữ ở nhà. Chúng có thể ảnh hưởng đến phong thủy và vận may‌ của gia đình.

Như vậy, những bông hoa này không chỉ phá vỡ sự cân bằng âm dương trong nhà và ảnh hưởng đến vận may gia đình mà chúng còn gây ra những rủi ro nhất định từ góc độ sức khỏe.

Vì vậy, người xưa khuyên không nên trồng chúng trong nhà để bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình và sự hài hòa của môi trường sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *