Làm thế nào mà trẻ nhỏ có thể học được ngôn ngữ chỉ bằng việc lắng nghe? Liệu một người có thể học bất kì thứ tiếng nào chỉ bằng việc nghe nó đủ lâu không?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/2gs37t
_____________________
Tâm trí của trẻ sơ sinh giống như bọt biển vậy. Chúng hấp thu mọi thứ. Khi bạn càng trẻ thì sẽ càng dễ để học thêm ngôn ngữ mới hơn. Nói nôm na như này, khi một người nói từ “cốc” và chỉ về một vật thể nào đó đủ nhiều, thì đứa trẻ sẽ bắt đầu liên tưởng từ “cốc” ấy với vật đang được chỉ đến kia.
Học một ngôn ngữ bằng cách lắng nghe là hoàn toàn khả thi, nhưng nó vẫn kém hiệu quả hơn việc chúng ta học một cách có kế hoạch (ví dụ như được dạy dỗ đàng hoàng).
_____________________
u/pythonpoole (4 points)
Trong ngành tâm lý học, có một khái niệm nói về những thời kì nhạy cảm của trẻ.
Trước khi đạt tới các thời kì này (thường được phân chia theo độ tuổi), bộ não rất “mềm dẻo” để tiếp thu những loại kiến thức chuyên dụng hoặc những kĩ năng liên quan tới ngôn ngữ, toán học và nhạc cụ. Về cơ bản, não tạo ra những mối liên kết nơ-ron giúp lũ trẻ phát triển với tốc độ cực nhanh, nghĩ là trẻ em có khả năng học hỏi những kiến thức và kĩ năng chuyên biệt nhanh hơn người lớn rất nhiều.
Thời kì nhạy cảm về ngôn ngữ bắt đầu khi trẻ đạt tới khoảng 7 tuổi. Trẻ em học ngôn ngữ mới (thông qua lắng nghe) trước khi lên 7 sẽ có khả năng nói lưu loát như người bản địa. Còn nếu học sau khi lên 7 thì ngôn ngữ mới của chúng sẽ bị ảnh hưởng đôi chút bởi tiếng mẹ đẻ, nên dù có nói tốt đi chăng nữa thì chất giọng vẫn khác biệt so với người bản địa. Và khi đạt tới tuổi dậy thì (chắc tầm 12 tuổi), chúng vẫn có thể học thêm ngôn ngữ thứ hai, nhưng sẽ khó mà có chất giọng bản địa, trừ khi được tiếp xúc với ngôn ngữ đó từ nhỏ.
Giai đoạn từ 15-16 tuổi chính là thời kì quan trọng để học ngôn ngữ. Vì sau đó, bạn sẽ tiến vào giai đoạn trưởng thành, khi ấy bộ não không còn khả năng học thứ tiếng mới giống như trẻ nhỏ nữa. Dù vẫn có thể học được, nhưng nó đòi hỏi nhiều công sức hơn (vì sẽ khó mà học một cách tự nhiên như khi còn nhỏ). Khả năng thuần thục cũng khó hơn và bạn gần như sẽ luôn nói thứ tiếng ấy bằng một chất giọng nước ngoài.
Theo quan điểm của thần kinh học, việc học ngôn ngữ trong thời kì trưởng thành (sau tuổi 15 hoặc 16) thường được xử lý bởi nhiều bộ phận khác nhau trong não (nhiều hơn khi so với việc học của trẻ nhỏ). Đây là lý do tại sao đôi khi một người lại có thể nói lưu loát ngôn ngữ thứ hai của họ (ngôn ngữ học được khi đã lớn), nhưng khả năng nói tiếng mẹ đẻ thì lại không còn sau khi trải qua thương tổn lớn ở đầu. Đây là chứng cứ cho thấy sẽ luôn có một thời kì quan trọng cho bạn tiếp xúc với một ngôn ngữ nào đó, trước khi có thể học được nó tốt như người bản địa.
Lưu ý chút, những đứa trẻ không được tiếp xúc với ngôn ngữ khi lên khoảng 7 tuổi sẽ khó mà nói lưu loát bất kì thứ tiếng nào. Những đứa trẻ này (có thật đấy) thường gặp nhiều khó khăn trong việc nghĩ ra một nói câu thông thường (kiểu như “con muốn ăn”), dù cho có trải qua nhiều năm trị liệu cường độ cao thì rắc rối này vẫn khó được giải quyết hoàn toàn.
Lưu ý khác, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em không thể học ngôn ngữ mới chỉ bằng cách lắng nghe thông thường (như nghe qua TV hoặc âm nhạc), mà phải có sự tương tác giống như thầy trò giữa người dạy và lũ trẻ, đồng thời người lớn hãy nhớ thưởng cho chúng vì đã tích cực tham gia nhé.
_____________________
Bài đăng của bạn Axelista trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/492588034984743
[Illustration by: freepik.com]