“xet-nghiem-nong-do-con-trong-giay-kham-suc-khoe-nguoi-lai-xe-la-su-lang-phi!”

“Xét nghiệm nồng độ cồn trong giấy khám sức khỏe người lái xe là sự lãng phí!”

Xét nghiệm nồng độ cồn trong giấy khám sức khỏe người lái xe là lãng phí không cần thiết

Về đề xuất bỏ xét nghiệm nồng độ cồn trong giấy khám sức khỏe người lái xe, chia sẻ với Dân Việt, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định: “Nên bỏ”. 

PGS Khuê phân tích, xét nghiệm nồng độ cồn chỉ có “tính sử dụng” trong thời điểm khám sức khỏe.  Người dân đi khám sức khỏe để được cấp giấy phép lái xe khi xét nghiệm không có nồng độ cồn nhưng 1 lúc sau ra lái xe, họ làm vài vại bia thì vẫn vi phạm. 

Nên bỏ xét nghiệm nồng độ cồn trong giấy khám sức khỏe người lái xe - Ảnh 1.

Xét nghiệm nồng độ cồn chỉ có giá trị sử dụng tức thời. Ảnh minh họa padelesencial

Hoặc hôm nay người lái xe họ uống rượu bia nhưng họ không lái xe, ngày mai, ngày kia khi đã “xả” hết bia rượu thì họ lại có thể lái xe, không vi phạm gì và không ảnh hưởng đến khả năng lái xe của người lái xe. 

“Vì vậy, quy định người dân đi khám sức khỏe để được cấp giấy phép lái xe phải xét nghiệm nồng độ cồn là không cần thiết. Theo tôi, cần giữ nguyên quy định xét nghiệm ma túy khi khám sức khỏe để được cấp phép lái xe và bỏ quy định xét nghiệm nồng độ cồn, tránh lãng phí không cần thiết”, PGS Khuê nói. 

Anh Nguyễn Quang Huy (45 tuổi, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, anh cũng đã rất buồn cười khi phải xét nghiệm nồng độ cồn khi khám sức khỏe để được cấp giấy phép lái xe. 

“Chả ai dại đi khám sức khỏe để được cấp giấy phép lái xe mà lại uống rượu bia. Và giấy khám sức khỏe xác nhận xét nghiệm nồng độ cồn bằng 0 cũng không có nghĩa “cả đời” người lái xe không uống rượu bia. Xét nghiệm này quá lãng phí”, anh Huy chia sẻ. 

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Tại kết luận, cơ quan thanh tra nêu rõ theo quy định tại quy trình cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe, thành phần hồ sơ có yêu cầu giấy khám sức khỏe của người lái xe, trong đó có chỉ định “xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở”.

Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh kết quả kiểm tra nồng độ cồn chỉ phản ánh tại thời điểm khám sức khỏe, không phải tại thời điểm điều khiển phương tiện của người lái xe. Do vậy, việc quy định xét nghiệm nồng độ cồn tại thời điểm khám sức khỏe của người đề nghị cấp giấy phép lái xe là không cần thiết, làm tăng chi phí cho người dân khi làm thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe.

Thanh tra Chính phủ dẫn báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam cho thấy từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2023, toàn ngành GTVT cấp hơn 9,9 triệu giấy phép lái xe các loại. Tính đơn giá hơn 35.000 đồng/xét nghiệm, thì chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng. 

Từ thực tế này, cơ quan thanh tra đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe tại Thông tư 24 (năm 2015). Trong đó bỏ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở để đơn giản hóa, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân khi thực hiện cấp, cấp đổi giấy phép lái xe.

Nên bỏ xét nghiệm nồng độ cồn trong giấy khám sức khỏe người lái xe - Ảnh 2.

Tính đơn giá hơn 35.000 đồng/xét nghiệm, thì chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe trong 3 năm 2021-2023 khoảng 350 tỷ đồng.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến bỏ xét nghiệm nồng độ cồn trong giấy khám sức khỏe người lái xe

Trước đó, Bộ Y tế đã họp lấy ý kiến các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, đại diện các bệnh viện về dự thảo Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô. 

Hiện nội dung này đang được quy định, thực hiện theo Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.  

Điểm đáng chú ý trong Dự thảo là tại khoản 2, Điều 4 “Khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng”, Bộ Y tế đề xuất bỏ nội dung bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn trong mẫu giấy khám sức khỏe. 

Trong mẫu hiện hành, một trong 2 nội dung khám cận lâm sàng được quy định là các xét nghiệm bắt buộc gồm: Xét nghiệm ma túy (test Morphin/Heroin, test Amphetamin, test Methamphetamin, test Marijuana (cần sa) và xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. 

Bộ Y tế đề xuất giữ nguyên nội dung xét nghiệm ma túy trong mẫu giấy khám sức khỏe. Đối với xét nghiệm nồng độ cồn chỉ trong tình huống cụ thể và bác sĩ là người được chỉ định có nên xét nghiệm nồng độ cồn với người khám sức khỏe lái xe hay không. 

Nội dung này được nhiều đại biểu các ban ngành tham dự nhất trí. 

Ông Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, dự thảo thông tư được Bộ Y tế xây dựng căn cứ theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Việc góp ý cho Dự thảo Thông tư sẽ kết thúc vào ngày 22/10. Nếu được thông qua, Thông tư này dự kiến có hiệu lực kể từ năm 2025.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *