loai-qua-dang-duoc-thuong-lai-thu-mua-gia-cao-ky-luc,-hoa-ra-la-thuoc-quy,-trong-o-rat-nhieu-noi

Loại quả đang được thương lái thu mua giá cao kỷ lục, hoá ra là thuốc quý, trồng ở rất nhiều nơi

Loại quả đang được ví von “cây vàng”, thương lái thu mua giá cao kỷ lục

Hiện nay giá cau đang tăng cao kỷ lục, giá cau cao nhất Việt Nam thương lái đang thu mua ở xã trồng cau Hải Đường, huyện Hải Hậu của tỉnh Nam Định là 90.000 đồng/kg. Tất nhiên, với cái giá thu mua cao chót vót này, thương lái chỉ “ưu ái” dành cho các buồng cau cắt đúng độ, sai quả, quả đồng đều, đúng kích cỡ…

Loại quả đang được thương lái thu mua giá cao kỷ lục, hoá ra là thuốc quý, trồng ở rất nhiều nơi- Ảnh 1.

Thương lái đang lùng sục mua cau tươi giá cao trên địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, trong đó trọng điểm là tỉnh Đắk Lắk. Giá cau cao nhất ở Đắk Lắk hiện này là 85.000 đồng/kg. Ảnh: T.Lộc

Ở tỉnh Đắk Lắk, trừ các trường hợp đặc biệt thì giá sầu riêng chưa bao giờ đạt được mức phổ biến 85.000 đồng/kg như giá cau tươi hiện nay. Như vậy, giá một tấn cau đang tương đương với giá của một lượng vàng. Người dân trồng cau thu được lợi nhuận lớn khi mức giá này duy trì liên tục gần nửa năm qua.

Các thương lái trực tiếp đi hái cau cho biết giá cau tăng và giữ ở mức cao trong nhiều tháng bởi vì Trung Quốc thu mua loại quả này rất mạnh. Tại Trung Quốc, cau được sấy khô và chế biến thành kẹo cau, trà cau hoặc làm thành món canh cau. Đối với Việt Nam thì quả cau gắn với truyền thống văn hoá, thường được sử dụng trong hiếu, hỷ… Tuy nhiên, ít ai biết rằng, quả cau hoá ra là bài thuốc quý.

Loại quả đang được thương lái thu mua giá cao kỷ lục, hoá ra là thuốc quý, trồng ở rất nhiều nơi- Ảnh 2.

Đưa cau tươi thu mua về nơi sơ chế. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo sách “Cây thuốc, Bài thuốc và Biệt dược” của dược sĩ Phạm Hiệp và các cộng sự, cau có tên khoa học là Areca catechu L. họ dừa hoặc cau. Cau là loại cây sống lâu năm, trồng ở nhiều nơi trên cả nước nhưng được người dân trồng nhiều nhất tại Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định… Cau có thể ra quả quanh năm.

Người Việt thường dùng cau để thờ cúng hoặc sử dụng trong lễ ăn hỏi, lễ cưới. Cau gắn liền với tập tục ăn trầu của người Việt.

Cau được coi là vị thuốc quý vì tất các bộ phận của cây cau đều có tác dụng chữa bệnh. Một số bộ phận của cau cũng được ứng dụng trong Đông y.

Hạt cau già còn được gọi là Tân lang hay Bình lang. Hạt cau già không mùi, vị đắng, chát; vào 2 kinh đại tràng và vị. Hạt cau có công dụng giáng khí, phá trệ, sát trùng, thông thủy, chữa bệnh do giun sán, ăn không tiêu, đầy bụng, tức ngực, tả lỵ, viêm ruột, thủy thũng (phù).

Những công dụng ít ngờ đến của cau

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội đông y Hà Nội, trong hạt cau có chất tanin (chất chát) cùng một số hoạt chất khác như: alcaloid: arecolin, arecailin gây chảy nước bọt nhiều, tăng tiết dịch vị, dịch ruột, co đồng tử (dùng cho người mắc bệnh glaucom), giảm nhịp tim, tăng nhu động ruột.

Loại quả đang được thương lái thu mua giá cao kỷ lục, hoá ra là thuốc quý, trồng ở rất nhiều nơi- Ảnh 3.

Phân loại quả cau tươi tại các lò sấy cau ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ảnh: Mai Chiến

Dung dịch hạt cau có chứa alcaloid không độc với cơ thể người nhưng gây độc cho hệ thần kinh của sán. Do vậy, dung dịch hạt cau có tác dụng tẩy sán an toàn. Sau 20 phút uống dung dịch, sán bị tê liệt không thể bám vào thành ruột.

Loại quả đang được thương lái thu mua giá cao kỷ lục, hoá ra là thuốc quý, trồng ở rất nhiều nơi- Ảnh 4.

Rễ cau cũng được xem là bài thuốc. Ảnh: Mai Chiến

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3 cho hay, hoa cau là nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… Trong hoa cau còn có vitamin A, vitamin C và có nhiều chất xơ.

Hoa cau trong y học cổ truyền thường dùng để trị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng. Người dân có thể lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn và điều trị các tình trạng kể trên.

Trong dân gian, hoa cau còn được dùng làm bài thuốc bổ dạ dày, bổ tỳ. Người dân có thể lấy 4 lạng hoa cau, 2,5 lạng sườn, muối đủ dùng để nấu ăn và bồi bổ cơ thể. Cách chế biến như sau: Hoa cau cắt đoạn nhỏ, bỏ cuống, ngâm rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo. Cho sườn và hoa cau nấu chín cùng nhau và thưởng thức.

Theo bác sĩ Vũ, hoa cau hầm cùng thịt lợn khi ăn cũng có thể giúp giảm đau tức ngực, tê đau khớp.

Chuyên gia cho hay, rễ cau thường được dùng để làm thuốc, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương, sinh tinh. Tuy nhiên, vị thuốc này không phổ biến và rất ít người biết đến. 

Theo các chuyên gia, công dụng của các bài thuốc từ cau sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, khi dùng cau để điều trị các vấn đề sức khỏe, người dân cần tham vấn ý kiến của chuyên gia hoặc người có chuyên môn.

Một số bài thuốc hay từ cau

– Chữa sốt rét: Lấy 2g hạt cau, 1g thảo quả, 4g cát căn, 6g thường sơn. Sắc nước từ 600ml xuống còn 200ml, uống ba lần/ngày.

– Chữa đầy bụng, khó tiêu: 10g hạt cau sắc cùng 10g sơn tra, lấy nước uống.

– Chữa tê phù, kết đờm: Lấy 10g hạt cau tán thành bột, pha với nước sôi hoặc pha thành chè, uống nhiều lần trong ngày.

– Chữa táo bón, tiểu rắt, đau dạ dày: 10g hạt cau, 10g mạch tiền đông, sắc cùng nhau uống khi còn nóng.

– Tẩy giun móc: hạt cau 20g, vỏ lụa trắng rễ xoan 30g, sắc đặc thêm đường thành 60ml. Uống trước khi đi ngủ hoặc khi bụng đói. Dùng liền 2 ngày.

– Tẩy trùng roi: quả cau 100g, cắt lát mỏng hoặc giã nát cho vào 500ml nước ngâm trên 12 giờ. Đun cạn còn 200ml và chia thành 3 lần uống trong buổi sáng sớm khi bụng đói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *