Nhà Hán là 1 trong những triều đại có tuổi thọ lâu nhất nhì trong lịch sử Trung Quốc chỉ sau các nhà Chu, Thương, Tần (nếu gộp cả thời nước Tần còn làm chư hầu nhà Chu với thời gian thành lập vào khoảng năm 900 TCN cho tới lúc hoàng tộc Doanh thị bị Tây Sở Bá vương Hạng Vũđồ vào năm 206 TCN) được Bái Công a.k.a Hán Cao Tổ Lưu Bang/ Lưu Quý thành lập vào năm 206 TCN sau khi được Hạng Vũ phong vương và đày vô đất phong Ba Thục và Hán Trung
Trong suốt giai đoạn của mình, nhà Hán trải qua 2 giai đoạn chính là Tây Hán (206 TCN – 9 CN) với kinh đô đóng ở Trường An và Đông Hán với kinh thành Lạc Dương (25 CN -220) và trên 1 phương diện nào đó thì có thể tạm gộp luôn cả đoạn vĩ thanh Thục Hán vào thời Tam quốc do hoàng thân nhà Hán Lưu Bị (Chiêu Liệt Đế) vào hàng vai chú của vua Đông Hán cuối cùng là Hiến Đế Lưu Hiệp tạo lập vào năm 221 và kéo dài tới năm 263 khi con trai Lưu Thiện của Lưu Bị Huyền Đức đầu hàng Tào Ngụy
Hán đình là 1 trong những triều đại lớn phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc bên cạnh Đường, Minh, Thanh, Tùy, Tống nên nhóm dân tộc chiếm chủ thể tại Trung Hoa thường được gọi là người Hán để phân biệt với các dân tộc thiểu số khác sống ở Trung Quốc như Mãn, Duy Ngô Nhĩ, Mông (bên ngoài Trung Quốc như ở Việt Nam thì người Hán nói tiếng Quan Thoại hay bị gom luôn chung nhóm với người nói tiếng Quảng, Triều… trong cái tên người Hoa hay dân dã và có nhiều hàm ý hơn là Ba Tàu)
Trung Nguyên vào cuối thời Chiến Quốc là chiến trường của 7 quốc gia lớn mà sử gọi là Thất Hùng gồm Hàn, Ngụy, Tần, Triệu, Yên, Tề, Sở
Trong số 7 nước thì Tề, Sở, Hàn, Ngụy lần lượt là những nước hùng cường trước tiên nhờ vào các chính sách Pháp trị hoặc do dựa vào thực lực quân sự song càng về cuối thì nước Tần của Doanh thị ở biên Tây dần chiếm thế thượng phong sau biến pháp Thương Ưởng
Trước sự trỗi dậy của Tần quốc thì 6 nước Quan Đông nhiều lần xướng nghị liên minh Hợp Tung để cùng chống Tần song do mâu thuẫn nội bộ cũng như thiếu sự tự giác mà để người Tần lợi dụng lập nên phản liên minh Liên Hoành làm đối trọng phá vỡ Hợp Tung
Tình hình kéo dài cho tới khi Tần vương Doanh Chính lên ngôi a.k.a Tần Thủy Hoàng về sau
Với 1 dàn gia tộc tướng hạng nhất như Mông thị (Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Mông Nghị) và Vương thị (Vương Tiễn, Vương Bí, Vương Ly) cùng với mưu sỹ cao thủ Úy Liêu… thì không mấy khó khăn mà Tần vương Doanh Chính thâu tóm Lục quốc về dưới cờ Tần và đăng vị Tần Thủy Hoàng
Tuy là Doanh Chính có nhiều công trạng như thống nhất quốc gia, chữ viết, đơn vị đo, song lại là vị vua tàn bạo khi ban hành nhiều hình phạt khắc nghiệt đàn áp dân chúng cũng như đại hưng các việc thổ mộc và binh bị nên bị dân chúng chửi là “Bạo Tần”
Tất nhiên là do uy vũ quá lớn nên dù các thế lực cũ của 6 nước nhiều lần phái tử sỹ mưu sát nhưng bất thành nên họ đành chờ đòi món nợ vào thời con của Tần Thủy Hoàng
Trong sử ký của mình Tư Mã Thiên có ghi lại việc người dân khắc dòng chữ lên tảng thiên thạch rơi xuống khi đó “Thủy Hoàng chết thì đất bị chia” cũng đủ thấy món nợ hận thù của hoàng thất họ Doanh với nhân dân 6 nước bị trị lớn cỡ nào
Bản thân Tần Thủy Hoàng cũng ý thức được công tội của mình qua câu “Vong Tần giả Hồ/ Tần mất do bởi Hồ” song lại đoán định sai lầm là người Hung Nô (Hồ) ở phía bắc mà không ngờ là do con trai Hồ Hợi
Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời ở tuổi 49 trong chuyến tuần du tại Sa Khâu thuộc Hình Đài, Hà Bắc do bởi 1 phần lao lực cũng như 1 phần khác là do sinh thời truy cầu thuốc trường sinh nên nghe lời Đạo sỹ sử dụng các thứ độc chất thủy ngân để mưu cầu trường thọ
Tần Thủy Hoàng mất thì lẽ ra ngôi vị phải thuộc về trưởng tử Phù Tô song hoạn quan Triệu Cao liên thủ với thừa tướng Lý Tư bức tử Phù Tô, ủng lập con nhỏ của Doanh Chính là Hồ Hợi làm Tần Nhị Thế
Tần Nhị Thế tiếp tục chính sách cai trị của ông già khiến cho lòng dân bất mãn
Tháng 7 năm 209 TCN, 900 lính thú bị trễ hẹn do Trần Thắng, Ngô Quảng đã lấy sào làm cờ nổi dậy tại Đại Trạch thuộc đất Sở cũ và tạo lập quốc gia Trương Sở
Nghĩa quân quy tụ bộ chúng là dân chúng 6 nước Quan Đông cũ
Người Quan Đông (phía Đông cửa Hàm Cốc) nhao nhao hưởng ứng tự lập các nước cũ là Yên, Triệu, Ngụy, Tề, Hàn
Vì quân đội quân Tần bấy giờ không thể chống trả nên trong cơn nguy cấp đã cho 1 tướng Tần là Chương Hàm đang làm ở chức Thiếu phủ lo việc thu thuế dân soái lĩnh thuộc hạ Đổng Ế, Tư Mã Hân đem con nô lệ (nô sản tử) đang phục dịch tại công trường cung A Phòng, lăng Ly Sơn ra đàn áp khởi nghĩa
Quân Tần do Chương Hàm lợi dụng lúc quân 6 nước kia mới tái lập như con bệnh mới khỏi, hãy còn non yếu nên lần lượt đánh bại quân các nước, giết bọn Trần Thắng, Ngô Quảng, Hạng Lương…
Trong cơn nguy cấp thì trong giới quý tộc nước sở xuất hiện Hạng Vũ đã lãnh quân lên bắc, nhân cơ hội đại quân Tần của Vương Ly – Chương Hàm đang tụ vây Cự Lộc đã bắc tiến, đánh đắm thuyền, đập nồi, trước cắt đứt đường ống vận lương của Chương Hàm đối với bọn Vương Ly rồi kéo rốc tới 9 lần đánh bại đội quân của Vương Ly dưới chân thành Cự Lộc vào năm 207 TCN giết chết Tô Giác, chém Vương Ly, buộc Thiệp Nhàn tự thiêu, giải vây nước Triệu
Trong khi Hạng Vũ đang tung hoành Cự Lộc thì Lưu Quý ở đất Bái trước làm đình trưởng Tứ Thủy cũng làm phản, chiếm huyện nha, tự lập làm Bái công đem quân tây tiến đất Uyển, vượt Vũ Quan, tiến hiếp Hàm Dương
Tần đình trước việc quân chủ lực còn lại do Chương Hàm thống lĩnh đang bị nhừ tử và đồ sát chôn sống ở Tân An tại Lạc Dương trong khi quân Lưu Bang dưới chân thành nên vua cuối cùng là Tử Anh sau khi diệt Triệu Cao đã đưa xe quan tài ra đầu hàng và được Lưu Bang tha
Lưu Bang sau khi vào Hàm Dương đã bãi bỏ hình luật khắc nghiệt của Tần và thay bằng ước pháp Tam chương (Giết người thì phải chết, làm bị thương và ăn trộm thì cứ theo luật mà xử) nên rất được lòng người Tần
Lẽ ra theo giao ước của Sở Hoài vương a.k.a Nghĩa Đế “Ai vào Hàm Dương trước thì làm chủ đất Tần” thì Lưu Bang vào trước thì đáng ra đất Tần của Lưu Bang song do bị yếu thế nên khi Hạng Vũ kéo vào thì Lưu Bang ra đóng ở Bá Thượng
Trước oai danh, uy tín của Lưu Bang thì Hạng Vũ sau khi đồ Doanh thị, đốt A Phòng đã nghe lời tiểu nhân mà bày Hồng Môn yến định thịt luôn Lưu Bang song Lưu Bang cao số được bọn Phàn Khoái, Trương Lương vào giải vây mà thoát
Hạng Vũ sau đó đã phân phong soong kỳ thực là đày Lưu Bang vào Ba Thục cũng như để lại bọn hàng tướng nhà Tần là Ung vương Chương Hàm, Tắc vương Tư Mã Hân cũng như Địch vương Đổng Ế giám sát ở bên này đường sạn đạo bắc qua núi
Lưu Bang theo lời mưu sỹ ngoài mặt đốt sạn đạo để tỏ ý không về đông song cho Hàn Tín thi hành kế “minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” ( ngoài sửa sạn đạo, trong thì bí mật đi đường Trần Thương để tiến đánh Quan Trung) khiến bọn Chương Hàm, Đổng Ế, Tư Mã Hân không kịp trở tay
Chiến tranh Hán Sở (Hán Sở tranh hùng) chính thức bắt đầu từ đây
Sở hữu trong tay “kế Trương Lương, mưu Hàn Tín, mẹo trần bình cùng tài quan3 lý của Tiêu Hà và khả năng thuyết hàng của Lịch Tự Cơ” thì sau đợt thất bại của 560,000 liên quân do Hán dẫn đầu tại Bành Thành trước 30,000 quân Hạng Vũ khiến 100,000 Hán binh bị chết đuối làm tắc sông Tuy Thủy thì quân Hán nhanh chóng chuyển sang giai đoạn giằng co, lần lượt tiêu diệt vây cánh Hạng Vũ cũng như chư hầu không theo để rồi dồn quân Sở vào Cai Hạ rồi phá bằng tan “Tứ diện Sở ca” khiến Hạng Vũ phải tự vẫn ở Ô Giang, thống nhất thiên hạ
Trước khi Lưu Bang mất cũng đã kịp thời tru diệt bọn công thần Hàn Tín, Bành Việt phò tá mình song lại quên tính tới bà nhà Lã Trĩ khiến cho Lã Trĩ gây loạn chư Lã để rồi bọn công thần cũ của Lưu Bang là Chu Bột , Trần Bình phải dọn dẹp và ủng lập con trai Lưu Bang với Bạc cơ là đại vương Lưu Hằng làm Hán Văn Đế
Hán Văn đế chú trọng phát triển dân sinh nên quốc lực dần sung túc
Hán Văn đế sau đó bệnh mất , con trai của Văn Đế với Đậu Hoàng hậu là Lưu Khải lên ngôi Hán Cảnh Đế (Đậu hoàng hậu của Hán Cảnh Đế được nạp Đại vương cung trong tình huống rất tình cờ và nhầm lẫn khi vốn dĩ hối lộ hoạn quan để về quê ở Triệu nhưng cuối cùng lại bị chuyển nhầm vô biên chế hậu cung Đại quốc của Lưu Hằng)
Lưu Khải lên ngôi thì dính ngay loạn 7 nước Ngô, Sở, Triệu, Giao Tây, Giao Đông, Tế Nam, Tri Xuyên do Ngô vương Lưu Tỵ (con Trọng ca của Lưu Quý) cầm đầu
Dù ban đầu nghe lời vu cáo mà giết lầm mưu thần Tiêu Thố song Hán Cảnh Đế sau đó sáng suốt tin dùng danh tướng Chu Á Phu mà bình định được 7 nước
Sau khi Cảnh đế mất thì ngôi vị truyền sang cho con trai là Lưu Triệt a.k.a Hán Vũ đế
Hán đình dưới thời Lưu Bang từng đem 320,000 quân giao chiến với Hung Nô song bị 400,000 kỵ binh của thiền vu Mặc Đốn vây 7 ngày đêm ở Bạch Đăng buộc các đời phải hòa thân, gả công chúa cho thiền vu mãi đến đời Hán Vũ Đế thì Hán triều mới động binh chống lại Hung đình
Có trong tay 1 bọn Hoắc Khứ Bệnh, Vệ Thanh, Lý Quảng, Lý Quảng Lợi, Lộ Bác Đức, Trương Khiên mà không chỉ bắc đánh bại Hung Nô, tây đồ thành Luân Đài, lấy được ngựa Đại Uyển, khống chế Tây Vực mà còn nam bình định Nam Việt, Mân Việt, Đông Việt cùng Dạ Lang, Điền Việt mà còn Đông diệt được Vệ Mãn Triều Tiên, lấy đất chia làm Hán tứ quận
Tuy là công nghiệp cao song Vũ đế cuối đời đa nghi , hà khắc, bọn Lý Quảng Lợi, Lý Lăng về sau phải chạy sang chết tại đất Hung Nô trong khi con trai Lưu Cứ lẽ ra là người nối ngôi song do tình thế ép buộc đã phải khởi quân giao chiến với quân của ông già dẫn đến quân thua thân chết, máu nhuộm Trường An mà sử gọi là họa “Vu Cổ”
Hán đình sau đó xảy qua tranh giành nội bộ song cuối cùng thì đại thần Hoắc Quang ủng lập cháu Lưu Cứ làLưu Tuân a.k.a Lưu Bệnh Dĩ lên ngôi Tuyên Đế để rồi bị chính tay vua do mình lập tru diệt
Hán đình thời Tuyên đế vẫn thịnh vượng song tới thời Thành đế do vua bị chị em Triệu Phi Yến nổi tiếng có thân hình nhỏ nhắn và nhẹ tới mức có thể bị gió thổi bay song lại múa đẹp mê hoặc (theo dân gian thì Triệu Phi Yến dùng thuốc Hương cơ hoàn để giữ dáng song lại bị tác dụng phụ làm cho vô sinh)
Chị em Triệu Phi Yến vì muốn đảm bảo vị thế của mình nên một mặt tìm cách giết hết các con của Thành đế với các cung phi khác (Yến trác hoàng tôn/ Yến mổ chết hoàng tôn) song một mặt lại buộc vua sủng ái mình để rồi vua đại hưng thổ mộc, hoang dâm tửu sắc quá độ khiến cho vua băng trong khi quyền lực thì rơi vào tay ngoại thích họ Vương
Sau cái chết của Thành đế, quyền lực rơi vào tay họ Vương để rồi cuối cùng khiến Vương Mãng nắm được quyền lực và soán Hán vào năm 9 để lập nên Tân Mãng
Tuy nhiên Vương Mãng đạo đức giả, bất tài, ham thích công lạ nên trong thì chính sự be bét, ngoài thì Hung Nô, Cao Câu Ly, Khương tộc…nổi lên đánh nhau liên miên cộng thêm hình pháp khắc nghiệt triệt đường sống của dân khiến dân đen, các tôn thất Hán đình nổi lên nổi dậy , tạo lập thành các đội quân khởi nghĩa như Lục Lâm, Lục Lâm Tân Thị, Xích Mi…
Tháng 8 năm 23, khoảng 10,000 quân Lục Lâm do Lưu Tú a.k.a Hán Quang Vũ đế về sau chỉ huy đánh bại 420,000 quân Tân Mãng tại Côn Dương Hà Nam khiến Tân Mãng càng thêm suy yếu để rồi tháng 10 cùng năm nghĩa quân tiến vào Trường An, vây giết Vương Mãng cùng toàn bộ quan lại nhà Tân ở Tiệm Đài khiến Tân triều diệt vong
Tuy vậy thì dù có công lớn song ngôi vị lại rơi vào tay tôn thất Lưu Huyền a.k.a Canh Thủy đế (sử gọi Huyền Hán) khiến cho chính sự thêm bung bét bên cạnh các trấn châu tự cát cứ thì do bởi Huyền phân phong bừa bãi như câu vè đương thời; Táo hạ dưỡng, trung lang tướng, Lạn dương vị, Kỵ đô úy, Lạn dương đầu, quan nội hầu (lo nấu nướng, làm Trung lang tướng, gọt vỏ bí thì làm kỵ đô úy còn kho thịt trâu thì làm quan nội hầu)
Việc phong tước bừa bãi dẫn đến nội bộ lục đục, bất mãn quay ra đánh giết lẫn nhau để rồi Lưu Tú với Vân Đài Nhị Thập bát tướng a.k.a 28 công thần tướng được vẽ tranh treo ở gác Vân Đài ( sau Lý Thế Dân cũng bắt chước treo tranh 24 công thần ở Lăng Yên Các) lần lượt thống nhất hết quần hùng vào năm 42
Ngoài ra thì cùng năm 42, Lưu Tú phái Phục Ba tướng quân Mã Viện nam hạ tiến đánh Hai Bà Trưng để rồi sang năm sau (năm 43) thì bình định xong Giao Chỉ
Trong khi theo các thần tích người Việt thì Hai Bà Trưng thua trận phải gieo mình xuống sông thì theo các nguồn như Hậu Hán thư thì Hai Bà Trưng bị Mã Viện chém và gửi nộp thủ cấp về Lạc Dương
Hán đình sau thời Hán Quang Vũ đã lại cường thịnh và tiếp tục bành trướng sang khống chế vùng Tây Vực cũng như tiêu diệt hoàn toàn tàn dư Bắc Hung Nô
Tuy vậy thì sau thịnh trị 2 đời Minh Chương thì lại dính họa ngoại thích, vua chết yểu để rồi các vua vì muốn giành lại quyền bính đã trao quá nhiều quyền lực cho hoạn quan để họ diệt ngoại thích song lại khiến đám nô tài nửa đực nửa cái chuyên quyền nên loạn Thập thường thị a.k.a loạn 10 tên hoạn quan giữ chức Thường thị (thực tế thì có tới 12 tên đông hơn 2 tên so với Tam quốc diễn nghĩa)
Về tổ chức quân đội của Hán đình thì Hoàng đế là thống soái tối cao song khi cần thiết thì vua sẽ bổ nhiệm quyền lực cho người vua thấy có thể cáng đáng như trường hợp của Hàn Tín hay Chu Á Phu
Tất nhiên là sau khi bổ nhiệm rồi thì người được bổ nhiệm có thể không nghe theo lệnh vua
Ngoài ra thì trong hệ thống quan lại thời Hán thì võ quan cao cấp nhất là Thái Úy thuộc hàng Tam công (đời Hán Vũ Đế thì đổi gọi Đại Tư Mã cũng như gia thêm các hàm Đại tướng quân, phẩm Xa Kỵ Tướng quân, Phiêu kỵ tướng quân, Vệ tướng (cấp dưới là 4 tên Tứ đại thiên vương Tiền, Tả, Hậu, Hữu Tướng quân)
Ngoài ra thì quân đội thành trấn địa phương của Hán đình ban đầu nằm dưới quyền điều động của các quan cai trị châu quận là Thái thú có bậc lương 2000 thạch song chức vụ và quyền lực của chức thái thú này sau đó bị giảm đi 1 bậc khi bị xếp vào hàng thuộc cấp của quan coi việc giám sát và thanh tra là chức thứ sử vào thời kỳ sau đó (cuối thời Đông Hán thì chức thứ sử bị thay bằng Châu mục kiêm nhiệm dân sự và quân sự của cả châu)
Về tuổi binh dịch thì thành phần quân Hán là phần lớn tráng đinh tự do với độ tuổi binh dịch là dao động từ khoảng từ 20 tới 23 tuổi và kéo dài tới 56 tuổi tuy nhiên từ khoảng sau thời Tây Hán đổ tới khi Đông Hán mất vào năm 220 (nhất là từ giai đoạn cuối Đông Hán) thì nhân lực chủ yếu là từ các bộ khúc tức là những nông dân tá điền sinh sống canh tác trên đất của các chủ điền trang, thái ấp như địa chủ, quan lại, thân vương rồi được chủ cho huấn luyện võ nghệ để nhằm bảo vệ điền trang trước biến động thời cuộc cũng như là công cụ tranh thiên hạ khi cần
Cá biệt trong 1 số trường hợp như nước Ngô thời loạn 7 nước thì độ tuổi tòng binh căn cứ theo lời tổng động viên của Lưu Tỵ là từ 16 tới 56 tuổi
Các binh sỹ sau khi nhập ngũ sẽ phải qua trải qua quá trình huấn luyện kéo dài 1 năm để rồi sẽ được biên chế vào lực lượng đồn trú tại biên giới hoặc tại châu quận hay là đóng trú tại kinh đô thêm 1 năm nữa để rồi họ sẽ được giải ngũ sau 2 năm đăng lính nhưng dù vậy thì sau đó họ vẫn sẽ bị gọi vào quân ngũ thao luyện mỗi năm 1 lần cho tới khi 56 tuổi
Một số ít người sau khi được có thể được phiên chế vào các đội kỵ binh đóng ở bắc biên hoặc thủy quân ở nam cương
Trong quân ngũ thì các binh sỹ sẽ được huấn luyện để chiến đấu trong các đội hình gồm 5 hàng ngang (dù trong trận chiến thì số hàng trong đội hình có thể lên tới 10 hàng)
1 số quý tộc có tùy theo cấp bậc mà có thể được miễn từ nghĩa vụ ở địa phương cho tới được miễn toàn bộ nghĩa vụ
Dù vậy thì vào thời sau thì người ta có thể chọn chi trả 1 khoản tiền thay cho việc đi lính
Ngoài ra thì binh sỹ trong quân đội Hán đình thường được huấn luyện tập trận vào tháng thứ 8 hàng năm
Quân đội nhà Hán có nhiều loại quân gồm quân chính quy, quân bán chính quy và cả dân quân, quân chư hầu hoặc quân bộ tộc
Lực lượng chính quy đồn trú tại kinh thành của nhà Hán a.k.a Bắc Quân được xem là cấm binh nhà Hán bảo vệ kinh thành và hoàng cung và xuất hiện ít nhất là từ năm 180 TCN khi các quan đại thần là Chu Bột tước binh quyền thống lĩnh Nam quân và Bắc Quân của họ Lã
Lực lượng này có quân số ban đầu vào khoảng 8000 và được chia làm 8 doanh (Bát hiệu) do 8 viên hiệu úy quản lĩnh là Hồ kỵ, Đồn kỵ, Việt kỵ, Trung Lũy, Hổ Bôn, Xạ Thanh, Trường Thủy, Bộ Binh song tới khoảng năm 3139 CN thì được tái tổ chức lại thành còn 5 doanh (Ngũ hiệu) với khoảng 4200 người gồm (mỗi doanh khoảng 900 người) gồm Trường Thủy, Đồn Kỵ, Việt Kỵ, Bộ Binh, Xạ Thanh (bỏ Trung Lũy, nhập Hồ Kỵ vô Trường Thủy, gom Hổ Bôn vào Bộ Binh)
Ngoài quân số các doanh do các viên hiệu úy trong Bắc quân quản lãnh thì còn tồn tại 1 số lực lượng lẻ tẻ khác cũng thuộc quân đội chính quy tại kinh thành là các lực lượng của Thành môn hiệu úy (quân số khoảng 2000 người), Chấp kim ngô (2000 kỵ binh cùng 1000 kích sỹ), và Vũ lâm quân được tuyển mộ từ con cháu binh sỹ trận vong với quân số khoảng 1700 người
Bên cạnh Bắc quân thì nhà Hán còn có lực lượng Nam quân có quân số khoảng 6000 mạng nhưng có lẽ là đội quân bán chính quy khi mà nhân lực Nam quân mỗi năm thường xuyên thay đổi
Tới năm 188 thì Linh Đế cho lập thêm đội quân Tây Viên lấy lực lượng tư binh của quý tộc , địa chủ cũng như các lực lượng vũ trang tại kinh thành làm nòng cốt.
Lực lượng Tây Viên gồm 8 cánh quân do 8 viên hiệu úy chỉ huy quản lĩnh đặt dưới quyền thống soái của 1 anh hiệu úy cao nhất là Trung thường thị Kiển Thạc; đội quân này tuy không nổi danh mấy nhưng các nhân tài từng tham gia làm hiệu úy trong 8 đạo Tây Viên thì toàn tai to mặt lớn như Tào Tháo (Điển quân hiệu úy), Viên Thiệu (Trung quân Hiệu úy), bại tướng làm mất kho lương Ô Sào của Viên thị tại trận Quan Độ năm 200 là Thuần Vu Quỳnh (Tả quân hiệu úy)
Tây Viên binh tuy ban đầu do hoạn quan Kiển thạc quản lĩnh song Kiển Thạc sau đó bị thịt nên quân quyền Tây Viên lại lọt vào tay đại tướng quân kiêm ngoại thích Hà Tiến cho tới khi Hà Tiến bị hoạn quan mần cũng như khi bọn Tào Tháo, Viên Thiệu rời Lạc Dương để hình thành liên minh chống lại việc Hà Đông thái thú là Đổng Trác vào kinh lũng đoạn chính quyền
Vào cuối thời Đông Hán thì khi ngôi vị Hoàng đế chỉ còn trên danh nghĩa thì quân đội Hán triều chủ yếu là lực lượng tư binh của các quần hùng nổi lên đuổi hươu lập nghiệp
Quân đội Hán triều tại các châu quận và biên giới là các lực lượng chính quy hoặc bán chính quy với thành phần có khi gồm cả dân bản địa và thậm chí là cả tù phạm như thời Tân Mãng khi Vương Mãng vì muốn tạo quận Tây Hải ở hồ Thanh Hải thì để có đủ số nhân khẩu cũng như số người có thể phòng thủ cái quận heo hút mới lập giữa đất Tây Khương này mà họ Vương đã đặt ra hình pháp nặng nề nhằm gom cho đủ số lượng cần thiết
Trong khi đó thì các lực lượng viễn chinh nhà Hán thì không chỉ mỗi mình người Hán mà đôi khi bao gồm cả thành phần là các dân tộc từng chống Hán song bị chinh phục và phiên chế vào các đoàn quân viễn chinh như là hình thức tái định cư để hình thành châu quận mới cũng như là phương thức chia để trị giữa các cộng đồng dân tộc bản địa
Điển hình là đoàn quân 20000 người của Mã Viện tiến xuống đánh nhau với Hai Bà Trưng thì có 8000 mạng dân Hoa Nam trong khi 12,000 người còn lại là dân thuộc Giao Chỉ bộ (những cộng đồng bản địa song không tham gia hưởng ứng Hai Bà Trưng hoặc trung thành với Hán triều) hoặc trường hợp các đoàn quân viễn chinh Hung Nô cũng có thành phần từ các sắc tộc thiểu số du mục như Khương, Tiên Ty, Ô Hoàn và thậm chí là cả chính dân nội bộ Hung Nô…
Các đoàn quân viễn chinh của nhà Hán sau khi chinh phục các quốc gia thì lập ra châu quận ( thường là nơi sẽ đóng góp tiền thuế, nhân lực cho quân đội) hoặc là khu đồn điền (cũng là nơi cung cấp thuế cho quân đội song thường thì thuế chính là sản phẩm nông nghiệp như gạo)
Bên cạnh các binh sỹ triều đình thì quân đội nhà Hán thời sau, nhất là từ thời Đông Hán trở đi thì đa phần là lực lượng tư binh do các quân phiệt chỉ huy với các lực lượng đặc chủng riêng của họ (có thể tạm xem là 1 phần quân của nhà Hán do Hán đình trên danh nghĩa vẫn tồn tại tới năm 220 và hoàng thân Lưu Bị lại xưng đế và tiếp tục duy trì 1 phần Hán đình dưới tên gọi Thục Hán từ năm 221 tới tận năm 263) là quân họ Tào (có Hổ Báo kỵ, Thanh Châu binh), quân Lưu Bị (về sau trở thành nòng cốt quân đội Thục Hán với Bạch Nhị thân vệ, Vô đương phi quân), Công Tôn Toản có đội kỵ binh ngựa trắng a.k.a Bạch Mã kỵ hay các lực lượng kỵ binh Tây Lương nổi bật với Tây Lương thiết kỵ…
Ngoài ra thì quân nhà Hán cũng gom các sắc tộc khác vào chiến đấu và được triều đình trả lương như người Khương, Hung Nô và Ô Hoàn hay thậm chí trong 1 số trường hợp thì triều đình trưng dụng cả tặc phỉ để hộ giá như trường hợp của các thủ lĩnh Dương Phụng, Hồ Tài, Hàn Tiêm, Lý nhạc là các đầu lĩnh của quân phỉ Bạch Ba vốn là 1 bộ phận của quân Khăn Vàng tụ chúng từ vùng Bạch Ba Cốc (thung lũng Bạch Ba ở quận Tây Hà thuộc Tinh Châu)
Về tổ chức đơn vị thì tổ chức cơ bản các đơn vị quân đội của Hán đình là đô úy phủ.
3 Đô úy phủ thì hợp lại thành 1 quân song dù vậy thì tổ chức đơn vị nhỏ nhất trong quân đội Hán là các nhóm gồm 11 người do 1 đội trưởng chỉ huy
6-7 nhóm ở cấp nhỏ nhất này hợp lại sẽ ra 1 tổ chức đơn vị lớn hơn (đội) và 4-6 đội hợp lại sẽ ra đơn vị quân lớn hơn (châu quân) và binh quyền mà Đô úy phủ quản lĩnh sẽ gồm các châu binh và kỵ binh địa phương (thường gồm các binh sỹ bị gọi nhập ngũ)
Ngoài ra thì binh sỹ giỏi nhất của các đội quân sẽ được phiên chế riêng vào 1 đội quân xung kích tinh nhuệ đóng vai trò như quân dự phòng mà theo lý thuyết thì chiếm 10% quân đội
Về thành phần binh chủng thì quân đội nhà Hán gồm kỵ binh, bộ binh, chiến xa và hải quân
Lực lượng bộ binh và kỵ binh Hán đình được chia làm nhiều loại với kỵ binh có Trọng hoặc thiết kỵ, kỵ binh nhẹ, kỵ binh bộ tộc trong khi bộ binh cũng có bộ binh trang bị giáp nặng, giáp nhẹ hoặc không mặc giáp, dân phu…
Khí giới của quân Hán gồm có kiếm, gươm, thương, kích và gậy (giản)
Kiếm thì có nhiều loại với tứ diện kiếm (kiếm 4 mặt), lục diện kiếm (kiếm 6 mặt) và cả loại bát diện kiếm (kiếm 8 mặt)
Kiếm sỹ thượng hạng thường đến từ khu vực miền Trung và Nam Trung Quốc
Đao thời Hán phổ biến với loại hoàn thủ đao (đao có núm chuôi tròn) là vũ khí của kỵ binh thời Hán
Đao có cấu trúc lưỡi đơn với 1 cạnh sắc làm lưỡi trong khi cạnh kia thì cùn giúp gia cố thêm độ cứng của đao khiến cho nó khó bị gãy hơn
Vào thời sau đó thì đao dần trở phổ biến hơn kiếm khi việc sử dụng nó có thể phát huy chỉ bằng 1 tay trong khi tay kia thì người sử dụng đao có thể dùng để cầm mộc hộ thân
Bên cạnh 5 món Đao, thương, kiếm, kích, giản thì vũ khí thời Hán còn có cả tá vũ khí khác như tronng bản danh sách kiểm kê vũ khố Hán triều vào năm 13 TCN có đề cập tới gồm đại đao (số lượng kiểm kê trong danh sách là 127 cây), dao găm (24,804 cái), rìu (1132 cái), khiên (102,551 cái), trường thương (451,222) trong khi giáo là 52,555 cây cũng như kích là 6634 cái
Trong danh sách này số đao được đề cập so với kiếm là nhiều hơn theo tỷ lệ 156,135 thanh đao : 99,905 thanh kiếm
Bên cạnh đó thì trong bản danh sách kiểm kê vũ khố năm 13 TCN cũng đề cập tới các vũ khí tầm xa như nỏ và cung
Trong số các vũ khí trên thì nỏ được quân đội Hán sử dụng phổ biến hơn cung
Nỏ thời Hán có lẽ cũng được chế tạo 1 cách đại trà với những vật liệu phổ biến như đồng thau và gỗ dâu tằm
Binh sỹ được yêu cầu phải có khả năng giương 1 lực tương đương khối lượng 76 kg để có thể nỏ thủ
Tuy vậy thì nỏ có lợi thế là bắn được xa hơn và mạnh hơn so với cung của người Hung Nô là loại cung phức hợp
Một số tài liệu đương thời như Hoài Nam Tử và Ngô Việt Xuân Thu thậm chí cũng đề cập, hướng dẫn cách sử dụng nỏ cũng như là khuyến cáo binh sỹ không được sử dụng nỏ ở những nơi lầy lội do mặt đất ở đây mềm, xốp khiến việc giương nỏ thêm khó khăn
Bên cạnh đó thì thậm chí theo 1 số hình khắc thì 1 số kỵ binh thời Hán cũng được trang bị cả nỏ
Ngoài nỏ đơn thì binh sỹ Hán cũng sử dụng các loại nỏ có thể bắn ra nhiều mũi tên 1 lần và cả liên nỏ (tên phỗ biến là Gia Cát nỏ) là loại nỏ có thể bắn nhiều phát liên tục như các loại súng liên thanh bây giờ
Ngoài sử dụng liên nỏ cầm tay thì liên nỏ còn có thể được sử dụng bằng cách lắp trên các cỗ xe để tạo thành các lô cốt di động
Hình thức sử dụng này đã được triển khai để đàn áp cuộc nổi dậy tại Linh Lăng năm 180
Bên cạnh đó thì cung phức hợp dù lép vế hơn nỏ nhưng vẫn được sử dụng và cũng có hiệu quả trong việc tiêu diệt đối phương trong phạm vi 165 yard (150,88m) đổ lại và phạm vi 59,44m (65 yard) với kẻ thù có trang bị giáp
Bên cạnh các loại vũ khí tấn công thì quân Hán cũng sử dụng khiên và giáp hộ thân
Khiên gồm nhiều loại với loại có kích thước lớn (đại thuẫn) được triển khai ở tuyến đầu nhằm che chắn cho giáo binh, nỏ thủ cũng như các loại nhỏ hơn thì được sử dụng một cách cá nhân
Khiên đi chung với đao cũng chính là loại vũ khí mà các kỵ binh sử dụng
Về giáp trụ thì giáp Hán binh được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như da sống có quét sơn mài, da thuộc, đồng hay sắt thép với nhiều loại là giáp đan như thời Tần hoặc giáp vảy
Đi kèm giáp trụ thì mũ chiến cũng được chế tạo từ nhiều vật liệu như da sống, da thuộc hay bằng cả kim loại như sắt và thép
Trong bản kiểm kê vũ khố năm 13 TCN cũng đề cập đến 1 số loại giáp trụ cùng số lượng của nó như Giáp Jia với số lượng 142,701 bộ, giáp Kai ( có lẽ chính là Khôi giáp) thì có số lượng là 63,324 bộ, giáp dài tới bắp vế (10,563 bộ), giáp đan từ các miếng sắt (587,299 bộ), mũ chiến (98,226 chiếc) cùng giáp ngựa có số lượng 5330 bộ
Một số kỵ binh thời Hán không chỉ là các giáp sỹ mang khiên mà cả ngựa chiến cũng được trang bị giáp nhưng thường là giáp che 1 phần trong khi các bộ giáp bọc toàn thân ngựa như giáp thiết kỵ bên dân Sarmatia hay Parthia thì mãi tới cuối thế kỷ thứ 2 mới được các văn bản đề cập đến
Ngoài ra thì bàn đạp các kỵ binh thời Hán sử dụng là loại bàn đạp đơn trong khi loại bàn đạp đôi thì tới thời sau của Tấn triều mới xuất hiện
Trước hiểm họa của các kỵ binh du mục Hung Nô vốn cơ động hơn thì các hoàng đế Hán triều đã có nhiều chính sách phát triển lực lượng kỵ binh như Hán Văn Đế từng ra lệnh rằng sẽ miễn binh dịch cho 3 người mỗi hộ cho mỗi chiến mã hộ đó cung cấp cho triều đình trong khi Hán Cảnh Đế thì thành lập thêm 36 mục trường ở vùng Tây Bắc để nuôi chiến mã cũng như phái 30,000 nô tì đến chăm sóc chiến mã
Các chiến mã thường được chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc như Lũng Tây, An Định, Bắc Địa ( các khu vực này theo bản đồ đều thuộc Tây Lương a.k.a Lương Châu), Thượng Quận và Tây Hà (thuộc Tinh Châu, Sơn Tây)
Cho tới khi Hán Vũ Đế đăng cơ thì số chiến mã Hán triều tăng lên 300,000 con và con số này tiếp tục tăng lên con số 450,000 chiến mã trong thời gian tại vị của Hán Vũ Đế
Số quân phí (chưa bao gồm lương thực) để duy trì 1 kỵ binh là trung bình khoảng 87,000 trong khi quân phí trung bình để duy trì 1 binh sỹ thường trực chỉ vào khoảng 10,000
Ngoài ngựa nội thì Vũ đế còn mê cả ngựa ngoại tới mức vua phái người sang Tây Vực và sẵn sàng động thủ bằng binh lực chỉ để có được ngựa tốt
Sau khi có được ngựa Thiên Cực từ Tây Vực thì Hán Vũ Đế nghe Đại Uyển (vùng Ferghana) ở Uzbekistan có Hãn Huyết bảo mã chạy nhanh (được cho là ngựa Akhal Teke ngày nay) nên phái người sang mua nhưng bị từ chối nên năm 104 TCN đã cho Nhị Sư tướng quân Lý Quảng Lợi đem binh sang chinh phạt Đại Uyển nhằm gom ngựa tốt
Tuy là Hán binh bại trận đầu song vua mê ngựa tới mức không cho bại binh Hán triều về nước trừ khi mang được bảo mã trở về
Kết cục là báo hại đoàn quân Hán phải đóng ngoài biên cảnh phía tây, dầm mưa, dãi nắng, chấn chỉnh binh lực để tới năm 102 TCN thì quay lại tái chiến và giành thắng lợi buộc dân Đại Uyển phải nộp vài chục con Hãn Huyết mã tốt nhất cùng 3000 con hạng vừa
Hậu quả của lần đi ngựa kéo dài 2 năm này (sử gọi là cuộc chiến Thiên Mã a.k.a chiến tranh Hán – Đại Uyên) là trong số 60,000 binh sỹ khởi hành đi tái chiến lần 2 chỉ còn khoảng 10,000 mạng theo Lý Quảng Lợi mang chiến lợi phẩm hồi hương
Kỵ binh trong Hán binh được sử dụng cho các công năng truy kích và do thám
Bên cạnh kỵ binh thì chiến xa dù đã qua thời kỳ vàng son nhưng vẫn còn xuất hiện số ít trong quân đội Hán thời kỳ đầu cho tới khi nổ ra cuộc chiến với dân Hung Nô khi chiến xa tỏ ra chậm chạp và yếu thế hơn lực lượng kỵ binh cơ động, nhanh nhẹn thì mới được thay bằng kỵ binh
Song chiến xa không vì thế biến mất mà vẫn còn tồn tại như lực lượng phụ trợ cũng như góp mặt trong đội hình trận pháp phòng ngự như xa thành (trận xe) và tương tự là trận pháp hình tròn (viên trận) kkhi các cỗ xe dàn thành hàng rào hình tròn ở vòng ngoài che chắn cho binh sỹ bên trong trận (điểm khác nhau giữa 2 trận hình là 2 trận tuy đều có xe kết thành hàng rào tròn bên ngoài với binh sỹ thủ trong trận song xa thành lại có thêm hàng chướng ngại vật được bố trí bên ngoài hàng rào chiến xa trong khi viên trận thì không)
Chiến xa thời Tần Hán khác loại thời Tam Đại Hạ Thương Chu ở số ngựa kéo: nếu như Tam đại là chiến xa tứ mã thì chiến xa Tần Hán là xe do 1 ngựa kéo với 2 càng xe bao quanh 2 bên hông ngựa
Do xe chỉ có 1 ngựa, lực kéo sẽ yếu hơn nên trên xe chỉ có tải trọng 2 người gồm đánh xe và người kia (thường là chỉ huy) khi mà xe chiến Tần Hán thường là xe chỉ huy có cắm lọng che hơn là loại đi xung sát
Căn cứ theo báo cáo trận hình của 1 tướng quân thời Hán thì trận hình lục quân ra trận gồm 3 hàng Kích sỹ (Trường thốc), kiếm sỹ (lợi nhân) và lính giáo (trường mâu) có che bố trí khiên lớn che chắn trước mặt cùng2 sườn được hỗ trợ, che chắn bởi kỵ binh nhẹ (khinh kỵ) và nỏ thủ (Cường nỗ)
Tuy nhiên thì khi đọ nhau với các lực lượng kỵ binh du mục như Hung Nô, Ô Hoàn có tính cơ động cao thì kỵ binh thường được dùng để cầm chân, kìm hãm kẻ thù trong khi bộ binh, chiến xa kéo tới phối hợp dứt điểm
Về hậu cần, khẩu phần thì theo bản thống kê tính toán của danh tướng Triệu Sung Quốc thời Tây Hán từng nhiều năm chinh chiến miền tây bắc, chống nhau với dân Tây Khương thì 1 đoàn quân 10,281 người sẽ số ngốn quân lương mỗi tháng là 27,363 hộc (1 hộc tùy theo số lượng song dao động khoảng 10 tới 19 lít) gạo cùng 308 hộc muối, tương đương 1 binh sỹ sẽ tiêu thụ mỗi tháng khoảng 51,9 lít gạo cùng 0,6 lít muối (theo báo cáo ở Cửu Nguyên thì số gạo 1 người dùng 1 tháng là 3,2 hộc a.k.a 63,8 lít) và để có được số quân lương gạo muối như vậy thì sẽ cần 1 đoàn gồm 1500 xe thồ để vận chuyển
Để công và giữ thành thì Hán đình tiếp thu các kỹ thuật có từ thời Tiên Tần do Lỗ Ban phát minh như vân thê (thang mây lắp thêm bánh xe), xe phá thành ( xe có lắp thanh gỗ để phá cổng), cầu vượt hào (hào kiều), xe chông (xe có gắn bàn chông ở trước mặt) dùng để bít cổng thành, ngăn cản đà xung tiến của kẻ thù, xe đào hầm (phần uân loại xe không sàn, có mái che chắn, do súc vật kéo hoặc người đẩy dùng để đào hầm vào thành địch hay là các gò đất (cự nhân) có hoặc không có các công trình như lều nhà nhỏ có mái lợp da bò dùng để chống tên thường được đắp gần tường thành địch nhằm tạo mặt bằng cho các xạ thủ leo lên loạn tiễn vào thành bên kia (trong trận Quan Độ năm 200 thì Viên Thiệu có dùng song bị Tào tháo dùng cẩu đá phá) cũng như là xe bắn đá
Bên cạnh các lực lượng trên bộ thì lực lượng mặt nước của Hán đình cũng khá là lớn mạnh
Chiến thuyền Hán được chuyển từ cách thức đóng tàu bằng việc chồng các tấm ván thuyền lên nhau sang công nghệ đóng bằng cách đặt các tấm ván thuyền vào sát cạnh nhau cũng như đóng thêm các khoang thượng tầng của thuyền
Thuyền chiến nhà Hán thường có trang bị neo tời, bánh lái, mái chèo và buồm
Chiến thuyền trong hạm đội thủy quân Hán triều có nhiều loại bao gồm 5 loại phổ biến là lâu thuyền (thuyền lầu), thuyền lộ mái chèo (lộ nhiêu), thuyền xung kích (mông xung), thuyền mui kín (đẩu hạm, hạm) và thuyền nhẹ (xích mã); vài dịp hiếm hoi như Xích Bích thì có vài tàu được chất đầy củi gỗ vđể sử dụng làm hỏa thuyền
Lâu thuyền là loại thuyền chiến có kích thước lớn nhất trong các chiến thuyền và tỉ lệ nghịch với kích thước là tốc độ và tính cơ động cũng thấp theo
Tuy nhiên để bù cho tính cơ động thì lâu thuyền giống như 1 pháo đài nổi với thiết kế gồm 3 tầng kiến trúc có tường che tại mỗi tầng cao bằng nửa thân người trong khi tầng dưới tàu thì được che chắn bằng các tấm ván gỗ để tạo thành các ô chiến đấu có lắp lỗ châu mai dùng cho việc bắn tên, ném giáo tầm xa cũng như cận chiến; sàn thuyềncó không gian đủ rộng để có thể ruổi ngựa trên thuyền
Loại thứ 2 là thuyền xung kích a.k.a mông xung là loại thuyền nhẹ có lắp mũi đục cuing4 như có trang bị bảo hộ cho binh sỹ trên tàu
Theo tác phẩm “Thích danh” của Lưu Hy thời Đông Hán thì mông xung thuyền có thân dài, hẹp giúp cho việc di chuyển nhanh lẹ cũng như xung kích tàu địch
Thuyền mông xung có thân được bọc bằng da trâu bò cũng như có trang bị các cửa sổ để bắn tên, ném lao với 1 mũi gỗ với 1 đầu, được vận hành bằng tay chèo và có khả năng di chuyển mau lẹ
Loại thứ 3 là thuyền có che mui kín mít a.k.a đẩu hạm hoặc hạm là loại thuyền có cấu trúc thuyền gồm boong, thân tàu được che chắn bằng các tấm ván dày nhằm chống lại các trận mưa tên từ cung thủ kẻ địch; đẩu hạm có thể tạm chấp nhận vai trò là 1 thiết giáp hạm thời đầu
Bên cạnh đẩu hạm là thuyền lộ mái chèo a.k.a lộ nhiêu hoặc mạo đột lộ nhiêu là loại thuyền mà theo Sử ký là loại thuyền có mái chèo lộ ra ngoài trong khi người thì ngồi bên trong, thuyền có cầu gỗ cho quân tràn ra giáp chiến
Loại thuyền này khá phổ biến trong thủy chiến giữa quân Hán do Sầm Bành chỉ Huy với quân đội Thành Gia quốc của Công Tôn Thuật khi Hán Quang Vũ tái thống nhất lại Trung Quốc sau khi Tân triều sụp đổ
Và bên cạnh các loại trên thì thủy quân Hán còn sử dụng thuyền nhẹ (xích mã) mà theo tác phẩm Thích Danh thì là loại thuyền chiến nhẹ được sơn màu đỏ và có thể di chuyển tốc độ cao
Ngoài các thuyền trên thì cũng có trường hợp như ở mức hiếm hoặc gần như độc nhất vô nhị là trường hợp liên kết các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt để tạo thành liên hoàn thuyền tức các cụm pháo đài nổi vốn khó cho kẻ thù tấn công trực diện như bị phóng hỏa bằng hỏa thuyền là hết cứu như tại mặt trận Xích Bích năm 208
Tựu chung thì thủy quân Hán triều gồm 200,000 quân với 3 hạm đội là hạm đội Giang Hoài, hạm đội Cối Kê ở khu vực miền Nam và hạm đội Thanh Ký ở khu vực Sơn Đông
Sau khi đàn áp xong cuộc nổi dậy Khăn Vàng cũng như việc hình thành liên minh chống Đổng khiến Đổng Trác phải chạy vào Quan Trung và ở đó cho tới khi bị ám sát thì các lãnh chúa quân phiệt không ngừng thôn tính nhau cho tới năm 220 khi Tào Phi ép vua cuối cùng của Đông Hán là Hán Hiến Đế Lưu Hiệp truyền ngôi cho mình để lập ra nhà Ngụy a.k.a Tào Ngụy trong khi bản thân Hán Hiến Đế thì được phong làm Sơn Dương công và mất vào năm 234 ở tuổi 53
1 nhánh hoàng tộc Lưu thị do Lưu Bị chỉ huy đã vào đất cũ lập nghiệp căn bản của Lưu Bang xưa Tây Xuyên – Đông Xuyên (Hán Trung) rồi lập nên nhà Hán, sử gọi Thục Hán vào năm 221 để rồi tiếp tục cuộc tranh hùng thế chân vạc với Tào Ngụy và Đông Ngô (do Tôn thị chiếm cứ Giang Đông lập ra vào năm 222 dù Tôn Quyền a.k.a Tôn Trọng Mưu tới năm 229 mới xưng đế)
Sau nhiều năm Bắc phạt, quốc lực Thục Hán bắt đầu bị hụt hơi để rồi 2 cánh quân Tào Ngụy (bấy giờ dưới quyền lũng đoạn của họ Tư Mã) do Đặng Ngải và Chung Hội chia 2 đường tiến vào kinh thành Thục Hán là Thành Đô buộc con trai của Lưu Bị kiêm quốc chủ đời thứ 2 kiêm cuối cùng của Thục Hán là Lưu Thiện a.k.a Hậu Chủ phải đầu hàng để rồi Thiện được phong An Lạc công và mất năm 271 ( các vua cuối cùng của Ngụy và Ngô cũng được yên ổn chết tự nhiên sau khi vong quốc lần lượt vào các năm 302 và 284)
Hán triều của Lưu thị tới đây thì dứt