Tôi và vợ quen nhau khi làm cùng công ty. Yêu nhau 2 năm, chúng tôi tiến đến hôn nhân.
Bố vợ tôi mất sớm, mẹ vợ một mình nuôi hai đứa con khôn lớn thành người. Vì hoàn cảnh khó khăn, lại là con cả nên từ nhỏ vợ tôi đã rất hiểu chuyện, tháo vát và biết cách vun vén cho gia đình. Chính vì thế, sau khi kết hôn, tôi rất yên tâm khi để vợ quản lý tài chính.
Nhưng tôi sớm phát hiện, cô ấy mặc dù là một người vợ đảm đang, yêu thương chồng nhưng một nửa trái tim của cô ấy dường như lại gắn liền với gia đình mẹ đẻ. Rõ ràng cô ấy đã kết hôn với tôi, em vợ cũng đã lập gia đình và kiếm ra tiền nhưng vợ tôi vẫn không ngừng giúp đỡ em trai.
Biết vợ nhiều lần âm thầm giúp em trai, tôi đã nói chuyện thẳng thắn với vợ, hy vọng cô ấy sẽ nghĩ nhiều hơn cho gia đình riêng của mình. Nào ngờ, vợ tôi lại nói rằng em trai cô ấy vẫn là một đứa trẻ. Với tư cách là một người chị, cô ấy đương nhiên phải giúp em. Hơn nữa, vợ nói rằng cô ấy lấy tiền túi của mình cho em trai chứ không tiêu tiền của tôi.
Vì chuyện này, vợ chồng tôi đã cãi nhau to. Sau một thời gian chiến tranh lạnh, hai vợ chồng lại hòa giải. Tôi xin lỗi vợ vì đã lớn tiếng với cô ấy. Vợ cũng hứa sau này sẽ không dễ dàng cho em trai tiền nữa, nhưng vẫn sẽ giúp khi em thực sự gặp khó khăn. Vợ nói thế, tôi cũng đành lùi một bước cho vợ cơ hội sửa đổi và để gia đình êm ấm.
Chớp mắt đã nửa năm trôi qua. Trong thời gian này, tôi biết vợ thỉnh thoảng vẫn giúp đỡ em trai. Khi thì mua quần áo giày dép cho em, khi thì cho em vài trăm, nhưng số tiền không nhiều. Vợ không giúp em trai nhiều như trước nữa, tôi cũng không phải là người nhỏ nhen, tính toán nên tôi đã nhắm mắt làm ngơ và giả vờ không biết gì. Vì thế, gia đình vẫn hạnh phúc.
Một đêm nọ, khi hai vợ chồng đang ngồi xem tivi thì vợ bỗng thấy đau bụng. Tôi nhanh chóng đưa vợ đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán cô ấy bị đau ruột thừa và cần phẫu thuật ngay.
Vì vợ nắm quyền quản lý tài chính trong nhà nên khi đóng tiền viện phí, tôi đã cầm thẻ ngân hàng của vợ đi thanh toán. Nhưng không ngờ, chỉ có 10 triệu mà số dư trong tài khoản không đủ để đóng viện phí.
Trong cơn tuyệt vọng, tôi đành phải đi vay mượn bạn bè để đóng tiền tạm ứng cho vợ làm phẫu thuật trước. Sau khi phẫu thuật xong, tôi vẫn tận tình chăm sóc cho vợ. Nhìn gương mặt tiều tụy, xanh rớt của cô ấy, tôi không đành lòng chất vấn cô ấy ngay lúc đó.
Sau khi vợ xuất viện, tình trạng sức khỏe đã hồi phục, tôi liền hỏi vợ về tiền tiết kiệm và tại sao trong thẻ ngân hàng không có nổi 10 triệu? Ngập ngừng một lúc, vợ đã nói ra sự thật.
Hóa ra, vợ tôi vẫn hỗ trợ em trai như trước, không hề giảm đi chút nào. Tuy đã đoán trước được đáp án, nhưng nghe chính miệng vợ nói ra, trong lòng tôi vẫn cực kỳ khó chịu. Trầm ngâm một lúc, tôi thấp giọng nói với vợ:
– Cảm ơn bệnh tình của em đã giúp anh kịp thời ngăn chặn tổn thất. Bằng không lần sau nếu anh bị bệnh, nằm trong bệnh viện anh cũng không biết mình sẽ chết như thế nào. Bởi em đâu có tiền để cứu anh.
Sau đó, tôi kiên quyết ly hôn mặc cho vợ xin lỗi, níu kéo.
Tôi không muốn mình làm được bao nhiêu tiền đều phải dùng để nuôi nhà vợ, đến khi ốm đau bệnh tật lại không có đồng nào để mua thuốc, chữa bệnh.