tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-tet-trung-thu-–-ram-thang-8-nam-2024

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu – Rằm tháng 8 năm 2024

Tết Trung thu – Rằm tháng 8 sắp đến nhưng nhiều người không biết tại sao Rằm tháng 8 lại được gọi là Tết Trung thu. 

1. Tết Trung thu 2024 là ngày mấy?

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây là ngày Tết của trẻ em và còn được gọi là Tết hoa đăng, Tết trông Trăng, Tết Đoàn viên. 

Trẻ em thường trông đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, mặt nạ và ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 1.

Trên thực tế, từ Tết Trung thu lần đầu tiên được đặt ra để chỉ ngày thu phân trong 24 tiết khí trời. Ảnh minh hoạ Toutiao

Tết trung thu sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, theo lịch Dương, Tết Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào thứ 3 ngày 17/9/2024.

Trên thực tế, từ Tết Trung thu lần đầu tiên được đặt ra để chỉ ngày thu phân trong 24 tiết khí trời. Thu phân là thời điểm ngày và đêm chia đều vào mùa thu, tức là cuối tháng 8 và tháng 9 Âm lịch. hàng năm.

Theo thời gian, ngày này dần phát triển thành một lễ hội cố định, tức là sau vụ thu hoạch hàng năm, có ý nghĩa ăn mừng mùa màng chín, thu hoạch dồi dào.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 2.

Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em vì các tập tục như thắp đèn, phá cỗ rất được các bạn nhỏ yêu thích. Ảnh minh hoạ Toutiao

2. Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung Thu mới đầu là Tết của người lớn để thưởng thức phong cảnh, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Ngày này trời cao trăng sáng, rất thích hợp để xem thiên tượng, dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em vì các tập tục như thắp đèn, phá cỗ rất được các bạn nhỏ yêu thích. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình.

Đồng thời, ngày này cũng là dịp cho con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ, và cũng để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Vì thế, tình yêu gia đình, tình làng xóm, tình thân hữu lại càng khăng khít thêm.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 3.

Bỏ qua những hối hả trong cuộc sống, tạm gác lại những bươn chải mưu toan, đêm Trung Thu là đêm cả nhà cùng nhau trò chuyện, quan tâm và săn sóc cho nhau.

Phong tục tốt đẹp này vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Không những thế, với mỗi thời thế khác nhau thì ngày Tết Trung Thu cũng có ý nghĩa phù hợp với từng giai đoạn.

Ngày nay, khi các gia đình nhỏ thường sống riêng, con cái thường đi xa để làm việc, nhịp sống trở nên gấp gáp hơn thì ngày Tết Trung Thu chính là một dịp để mọi người trong gia đình cùng sum họp lại bên nhau. 

Bỏ qua những hối hả trong cuộc sống, tạm gác lại những bươn chải mưu toan, đêm Trung Thu là đêm cả nhà cùng nhau trò chuyện, quan tâm và săn sóc cho nhau. 

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 4.

Theo phong tục người Việt, Tết Trung thu, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Ảnh minh hoạ Toutiao

Cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện phương xa, hay những chuyện vui nhỏ nơi quê nhà. Cứ như thế, Tết Trung Thu dần dần trở thành ngày tết của gia đình, của tình thân.

Theo phong tục người Việt, Tết Trung thu, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ…

Cũng vào trong đêm trung thu người ta thường mua bánh, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng có vài sự tích, điển cố đi theo, lý giải ý nghĩa của Tết Trung thu

3. Các sự tích liên quan đến Tết Trung thu

Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng có vài sự tích, điển cố đi theo, lý giải ý nghĩa của Tết Trung thu như “Sự tích Nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám”, Sự tích Hằng Nga, Sự tích Chú Cuội… 

Sự tích Nhà vua đi dạo chơi cung trăng

Chuyện xưa kể lại, vào đêm rằm tháng 8 Âm lịch năm đó, trăng rất tròn và sáng như gương. Nhà vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) thấy thế nên dạo ngoài vườn Ngự Uyển, hóng gió mát ngắm trăng thanh. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ có phép tiên, đạo sĩ này đã làm phép đưa nhà vua lên cung trăng.

Ở cung trăng, khung cảnh hoa lệ vô vùng. Nhà vua say mê thưởng thức cảnh tiên cùng điệu múa, giọng hát của các nàng tiên xinh đẹp. Mải đắm chìm, nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng thì vẫn rất luyến tiếc nơi này.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 6.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Ảnh minh hoạ Toutiao

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên đêm rằm nên cứ đến rằm tháng 8 hằng năm, vua lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng. Còn nhà vua cùng với Dương Quí Phi thì cùng nhau uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để hồi tưởng lại lần đi đến cung trăng vô cùng kỳ diệu trong đời. 

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày Rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người kể rằng, tục giăng đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám Âm lịch là do ngày này chính là sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày Rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng, hân hoan chúc thọ nhà vua.

Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày Rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 7.

Cứ mỗi năm một lần, vào Rằm tháng 8, Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ trong hạnh phúc. Ảnh minh hoạ Toutiao

Sự tích Hằng Nga

Một điển tích khác về Tết Trung thu gắn liền với vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Cả 2 từng là những vị thần bất tử sống trên mặt trăng nhưng chỉ bởi lòng đố kỵ, ghen ghét, Hậu Nghệ đã bị vu oan và sau đó bị đày làm thường dân.

Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.

Để trả ơn, nhà vua đã trao cho chàng một viên thuốc trường sinh bất tử và dặn rằng sau thời hạn một năm mới được uống. Hậu Nghệ mang thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp.

Nhân lúc Hậu Nghệ không có nhà, Hằng Nga đã mở chiếc hộp và nuốt chửng viên thuốc. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ về nhưng không kịp ngăn lại, Hằng Nga đã bay lên mặt trăng. Từ đó, dù thương nhớ chồng nhưng Hằng Nga vẫn không thể nào xuống trần gian được.

Dưới trần gian, Hậu Nghệ cũng nhớ thương vợ khôn nguôi nên đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”.

Cứ mỗi năm một lần, vào Rằm tháng 8, Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ trong hạnh phúc.

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 8.

Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho Rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ. Ảnh minh hoạ Pixabay

Sự tích chú Cuội cung trăng

Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép.

Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng.

Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội – anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon.

Sau đó, Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho Rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ. 

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 9.

Cúng rằm Trung Thu như là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam

4. Mâm cúng Rằm tháng 8 – Tết Trung thu

Cúng rằm Trung Thu như là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, không chỉ thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm của người con, người cháu đối với gia tiên, mà còn là dịp để chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh cầu xin tài lộc, cầu bình an, cầu sức khỏe. 

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 Trung thu gồm những gì?

Tùy theo phong tục của từng địa phương hoặc lối sống của từng nhà mà mâm cúng rằm tháng 8 có sự thay đổi nhỏ. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng Rằm tháng 8 Trung thu sẽ bao gồm:

– Hương

– Một lọ hoa tươi

– Đèn, nến

– Xôi

– Đĩa trái cây

– Bánh Trung thu (bánh dẻo, bánh nướng)

– Một con gà luộc,

– Gạo và muối.

Ngoài ra, mâm cúng Rằm Trung thu còn có nhiều hoa quả theo mùa như bưởi, hồng, đào, cam… 

Tất tần tật những điều cần biết về Tết Trung thu - Rằm tháng 8 năm 2024 - Ảnh 10.

Rằm Trung thu ngày nay thì lại thường được xác đinh vào ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm tức 15/8 Âm lịch hằng năm. Ảnh minh hoạ Toutiao

5. Cách cúng Rằm tháng 8- Tết Trung thu

Rằm tháng 8 Trung thu nên cúng vào giờ nào?

Tết Trung thu theo quan niệm xưa có nghĩa là “giữa mùa thu”, không chỉ ý nghĩa rằng thời gian đã qua nửa mùa thu mà còn là báo hiệu cho một mùa thu hoạch đã kết thúc và cũng là lúc thích hợp để tổ chức các lễ cúng rằm, hội vui chơi.

Rằm Trung thu ngày nay thì lại thường được xác đinh vào ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm tức 15/8 Âm lịch hằng năm.

Như vậy theo bảng lịch thì rằm Trung thu năm 2024 sẽ rơi cụ thể vào thứ 3 ngày 17 tháng 9 2024 (ngày 15/8 Âm lịch). 

Chọn giờ đẹp để cúng Rằm tháng 8 sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, phước lành trong năm. Dưới đây là các khung giờ đẹp:

– Giờ Mão (5 giờ – 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.

– Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.

– Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.

– Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.

– Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.

Hy vọng những thông tin về Tết Trung thu sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của ngày Tết này và chuẩn bị có được lễ cúng Rằm chu đáo, thành kính, cầu mong bình an, ấm áp đến với gia đình.  

(Tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *