Cách đối đầu với những cuốn sách phức tạp.

Cách đọc sách Triết học (Và những quyển sách khó đọc khác)

Cách đối đầu với những cuốn sách phức tạp.

#medium #lecuong

Jon Hawkins
Source: https://medium.com/the-apeiron-blog/how-to-read-philosophy-and-other-difficult-books-80da559f2124
6 phút đọc
TLDR: Đọc 5 tiêu đề có số in đậm là được
{—————————————————————-}
Mười hai tiếng.
Đó là thời gian mà tôi đã dành ra để giải mã 15 trang trong quyển “Tiến Hóa Sáng tạo” (Creative Evolution) của Henri Bergson – chỉ để bị giảng viên chủ trì buổi thuyết trình cho rằng mọi thứ tôi nghĩ tôi biết được đều đã sai.
Triết học là một dạng thức thực hành khó khăn. Đặc biệt là Trường phái Triết học lục địa (Continental Philosophy – người dịch tạm gọi tắt là Triết lục địa), đọc nó giống như là đang đọc một dạng thơ ca huyền bí nào đó.
(Người dịch: Triết học được chia ra làm hai trường phái, đó là Trường phái Triết học Phân tích (Analytic philosophy) và Trường phái Triết học lục địa (Continental philosophy). Triết học phân tích “quan tâm cách riêng tới ý nghĩa của những lời phát biểu và cách thức xác minh chân lý của chúng bằng việc xem triết học như một công cụ phân tích để khảo sát và làm lộ rõ các mù mờ, các tiền giả định của ngôn ngữ và tư tưởng”. Cái còn lại là Trường phái Triết học lục địa.“Truyền thống triết học này bao gồm Husserl mà hiện tượng luận (phenomenology) của ông ảnh hưởng lên các triết gia lục địa khác; Heidegger và Sartre với hiện sinh chủ nghĩa (existentialism), mà hiện tượng luận là lý thuyết triết học về việc nghiên cứu những gì con người trải nghiệm thật sự. Nó cho rằng tri thức bị giới hạn bởi các hiện tượng vật lý và tinh thần – các sự vật hiện hữu đúng như chúng ta trải nghiệm – và đằng sau các hiện tượng ấy hoặc chẳng có thực tại nào hoặc có thực tại mà chúng ta không thể nào biết.”)
Các triết gia dựng hàng rào chắn – họ chỉ muốn được những ai thông thái nhất tiếp cận và thách thức công trình của mình. Họ lấp đầy những người tiếp cận với những từ ngữ chuyên môn phức tạp, dài ngoằn nghe như vô nghĩa với người đọc thông thường.
Có những lúc, có cảm giác như Triết học cứ như không thể hiểu nổi.
Nhưng chỉ vì bạn không thể hiểu hoặc tôi không hiểu từ ban đầu, thì những dòng chữ này đáng bị bỏ quên đi. Phong cách đọc này cần luyện tập, và khi mà bạn quen rồi, bạn sẽ có khả năng hiểu chúng hơn.
Kể cả khi đọc dù cho có khó khăn, chúng hàm chứa những sự thật và cái nhìn sâu sắc về thực tại (reality) mà khi bạn hấp thụ rồi, chúng có thể thay đổi cuộc đời bạn tốt hơn. Bạn nên đắn đo về điều này.
Nếu bạn quằn quại để phá vỡ rào cản từ chuyên môn phức tạp vốn cản trở khả năng hiểu của mình, đây là một vài thứ bạn có thể làm.

“The creative mind is the playful mind. Philosophy is the play and dance of ideas.“ — Eric Hoffer

Tạm dịch: “Tâm trí sáng tạo là một tâm trí đầy hồ hởi. Triết học chính là chốn của những điệu nhảy và vui chơi cho các ý tưởng” – Eric Hoffer

1. Đọc từ các nguồn thứ cấp

Toàn thể Triết học như một câu chuyện tiếp diễn nhau. Trường phái Triết phân tích và Triết lục địa, về đại ý, dính dáng đến việc các triết gia viết luận qua lại cho nhau.
Cho nên khi bạn đọc một đoạn riêng rẽ, bạn có thể đang đọc một phần của một cuộc tranh luận Triết học vô cùng lớn mà đã trải dài qua nhiều bài luận. Đọc một đoạn sẽ có nguy cơ làm mất đi ý nghĩa chung cuộc – bởi vì bạn đang phụ thuộc nhiều vào kiến thức của ngữ cảnh để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đó là lý do mà bạn thường thấy nhiều thuật ngữ phức tạp rời rạc nhau: bởi vì có thể định nghĩa khó hiểu ấy nằm đâu đó trong bài tiểu luận trước.
Vì vậy, nếu bạn đang đọc một đoạn Triết học phức tạp và không hiểu gì cả, điều tốt nhất bạn nên làm đó là tìm một bài đọc thứ cấp có thể tóm gọn quyển sách ấy lại, kèm theo cả những kiến thức nền tảng mà bạn cần biết.
Các sách nhập môn là vô giá trong trường hợp này. Chúng có vẻ hơi đơn giản hóa vấn đề, nhưng những loại sách này cho bạn một vốn tri thức nền và các thuật ngữ chuyên môn, nên khi bạn quay lại đọc sách của tác giả chính, bạn sẽ có một ý tưởng sơ khởi về cái gì đang xảy ra.
Và điều này vui thú và sâu sắc hơn là cứ vùi đầu vào điểm cùng cực sâu thẳm.

2. Phát triển bộ đồ nghề của các triết gia.

Triết học Phân tích rất nghiêm khắc. Với đầy đủ nền tảng thì nó rất khách quan, dễ nhận ra và có nhiều chân lý toán học.
Vì những lý do này mà Phân tích thường xoay quanh những định nghĩa như “có hiệu lực”, “có vẻ”,”ngụy biện”,”logic hình thức”,”phép phản chứng” và tương tự.
Đây là những định nghĩa được rộng rãi chấp nhận – nếu như bạn là một Triết gia, bạn nên biết những định nghĩa này như lòng bàn tay.
Nếu bạn đang đọc một đoạn luận và bạn không hiểu nghĩa những từ này, đã đến lúc bạn dành vài giờ ra để làm quen với chúng.
Tôi cực kì khuyến khích bạn đọc “Kĩ năng cho các Triết gia” (“The Philosophers Toolkit”) của Baggini, hoặc tương tự – sẽ hơi khô khan, nhưng nó sẽ giới thiệu bạn tới các khái niệm mà bạn sẽ cần biết.
Khi mài dũa bộ “dụng cụ” triết gia của mình, không những bạn sẽ có khả năng hiểu các đoạn luận phân tích dễ dàng, mà bạn sẽ đạt được những kĩ năng cần thiết để tiếp cận chân lý và sự thật trong quyển sách mà bạn đang tham khảo.

“Any philosophy that can be put in a nutshell belongs there.”
Julian Baggini

Tạm dịch “Mọi triết lý đều có thể được giản lược vào nơi thuộc về nó.” ― Julian Baggini

3. Đừng bỏ lỡ bức tranh lớn hơn

Các triết gia viết luận với một tôn chỉ trong đầu: họ muốn thuyết phục bạn về một vấn đề cốt yếu nào đó.
Nhưng để đi đến đó, họ sẽ đưa bạn vào một chuyến du hành. Họ sẽ đưa ra một dọc những luận điểm phụ, ví dụ và các thí nghiệm suy tư để thuyết phục bạn ý chính này là đúng.
Ý chính này được cắt nghĩa trong kết luận của họ và thường được gọi là luận đề (thesis). Nó liên quan đến việc chứng minh cái gì đó là đúng, hay bác bỏ công trình của ai đó.
Nhưng trước khi bạn bắt đầu đọc, nó sẽ giới thiệu bạn trong phần “dẫn nhập”
Luôn để trong đầu điều này khi bạn đọc một đoạn luận – tập trung vào luận đề chính xuyên suốt. Khi bạn đọc một trang mà đi loanh quanh nó về một ví dụ, hãy tự hỏi “cái này có hỗ trợ gì cho luận đề chính của bài luận này không?”
Làm như vậy sẽ đảm bảo cho bạn rằng bạn không bỏ lỡ cái nhìn toàn cảnh – chắc chắn rằng bạn đã hiểu mục đích của từng ví dụ. Thay vì cố hiểu đoạn văn đang nói cái gì, rồi không hề hay biết ý chính để làm chi.”
Vì lý do này mà bạn không nên quá tỉ mỉ với từng chi tiết nhỏ nhặt trong Triết học. Nếu bạn không hiểu một ví dụ nhỏ, nó không quan trọng lắm cho ý chính của bài luận. Có thể là nó được mô tả nghèo nàn bởi tác giả hay bản thân nó chỉ là không có ý nghĩa gì nhiều – dù cho theo kiểu nào thì bạn có thể kết luận rằng bạn không thấy phần đó thuyết phục cho lắm và cứ tiếp tục thôi.
And that’s a practice that even leading Philosophers adopt. Time after time I have seen them query what an author means and move on, because often it makes no sense!
Và đó chính là một thói quen mà ngay các các chuyên gia triết học hàng đầu thường có. Thời gian dần trôi và tôi thấy họ truy vấn ý mà tác giả muốn nói rồi bỏ đi tiếp, vì thường xuyên nó chẳng có ý nghĩa gì cả!

“As the facts change, change your thesis. Don’t be a stubborn mule, or you’ll get killed.” — Barry Sternlicht

Tạm dịch “Khi sự thật đổi thay, hãy thay đổi luận điểm của bạn. Đừng cứng nhắc, không sẽ chết đấy” – Barry Sternlicht

4. Cởi mở với lời giải thích.

Như tôi đã đề cập, trong một vài nhánh Triết học, như Phân tích và Logic – mọi thứ được rành mạch, với chỉ một câu trả lời tuyệt đối.
Nhưng ở các trường phái khác như Triết lục địa, mọi thứ có vẻ không rõ ràng lắm.
Bởi vì những tác giả như Kant, Nietzsche, and Kierkegaard viết các bài luận của họ ở tiếng mẹ đẻ, dùng những cụm từ phổ biến vào thời của họ.
Kết quả là, bản dịch của họ, ý nghĩa đoạn văn trở nên không rõ ràng. Như thơ văn, có khá nhiều sự mờ mịt về ý mà các triết gia muốn nói khi họ viết về công trình của mình.
Đừng nản chí, khi đó nếu ai đấy đọc bài luận khác với cách mà bạn đã làm. Ví dụ, tôi đọc Bergson không hẳn là “sai” – chỉ là cách hiểu của tôi ít phổ biến và ít được ưa thích hơn như cách mà nó đã được truyền tải thôi.
Thông thường việc đọc các bài luận triết học từ một góc nhìn mới có giá trị của nó – nên đừng sợ để hiểu những công trình này theo một góc nhìn khác với bạn bè bạn hay giảng viên. Thay vào đó, hãy tiếp thu mọi thứ để cởi mở tranh luận.
Ý mà tác giả muốn nói thực sự thì thường khó để biết, nhưng ở đây là ý định để độc tôn sự thật – hơn là ý giảng viên muốn nói là gì. Bạn có nhiều cơ hội để khám phá ý tưởng của tác giả nhiều hơn ai hết.

“People understand me so poorly that they don’t even understand my complaint about them not understanding me.”― Søren Kierkegaard

Tạm dịch “Mọi người hiểu tôi nghèo nàn đến nỗi họ còn hiểu cả những phàn nản của tôi về họ là tại sao họ lại không hiểu nổi tôi.” ― Søren Kierkegaard.

5. Dục tốc bất đạt.

Tôi hiểu. Ai mà không muốn thông tường vạn sự – và chúng ta cũng muốn hiểu chúng lắm rồi. Toàn bộ nền văn hóa của chúng là được dựng nên từ những thứ kiến thức nhanh chóng, dễ dàng.
(https://www.entrepreneur.com/article/235088)
Triết học không phải như vậy. Cần thời gian để phát triền kĩ năng đọc và chiết lọc triết học một cách đàng hoàng.
(Nghệ thuật đọc chậm: https://www.theguardian.com/books/2010/jul/15/slow-reading)
Có lý do tại sao sách Triết học truyền thống trở nên lỗi thời – không phải vì nó không có giá trị. Mà bởi vì nó quá khó hiểu, và mọi người ngày nay không muốn dành thời gian vật lộn với mấy ý tưởng như vậy nữa.
Tôi đã luyện tập nhiều năm rồi – và tôi vẫn chưa đạt tới mức mà tôi muốn.
Nhưng điều đó làm cho triết học đáng đọc – bởi vì bạn nhận được khả năng thấu hiểu thực tại sâu sắc mà ít người có thể có. Vào những thời điểm như vậy, Triết học có cảm giác như là một bí mật nho nhỏ của riêng tôi nhưng không nhiều người biết đến.
Ồ phải đấy – Triết học cùng với những kĩ năng cần thiết tiêu tốn nhiều năm nếu không muốn nói là cả đời người để hấp thụ. Nhưng nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.
Hãy theo đuổi nó. Hơn là vồ vập vào những bài luận chỉ để hi vọng hiểu rõ chúng ngay. Thay vì vậy hãy để mọi thứ mưa dầm thấm lâu: dành hàng giờ, nhiều ngày, hàng tháng để đọc một đoạn nhỏ. Quay trở lại những cuốn sách như vậy khi bạn đã mài dũa kĩ năng của mình.
Bởi vì có nhiều kho báu ẩn chứa bên trong Triết học mà thường xuyên bị bỏ lỡ. Hãy dành thời gian, nhìn kĩ hơn, và bạn sẽ tìm được chúng.
Dù sao thì —

“He who would learn to fly one day must first learn to stand and walk and run and climb and dance; one cannot fly into flying.” — Friedrich Nietzsche

Tạm dịch ”Người muốn bay phải học cách đi đứng, chạy trèo và nhảy múa; một người không thể bay ngay tức thời.” – Friedrich Nietzsche

Cách đối đầu với những cuốn sách phức tạp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *