cham-tang-luong-cho-nguoi-lao-dong-sau-25/7/2024,-don-vi-phai-dong-tien-lai-cham-nop?

Chậm tăng lương cho người lao động sau 25/7/2024, đơn vị phải đóng tiền lãi chậm nộp?

Yêu cầu rà soát lại các chế độ trả tiền lương, tăng lương trong hợp đồng lao động

BHXH thành phố Hà Nội vừa triển khai tới BHXH các quận, huyện thị xã về việc thu BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu từ ngày 1/7. Theo đó, trước 25/7/2024 các doanh nghiệp phải điều chỉnh mức đóng BHXH theo lương tối thiểu mới theo Công văn 3035/BHXH-TST.

Theo BHXH TP. Hà Nội, căn cứ Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ ngày 1/7, mức lương cơ sở làm căn cứ tính mức lương đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp là 2.340.000 đồng.

Đối với lao động tại các doanh nghiệp, mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động theo vùng từ ngày 1/7.

Cụ thể: Vùng I: 4.960.000 đồng; Vùng II: 4.410.000 đồng; Vùng III: 3.860.000 đồng; Vùng IV: 3.450.000 đồng.

Chậm tăng lương cho lao động sau 25/7, đơn vị phải nộp tiền lãi chậm nộp?- Ảnh 1.

Nếu chậm tăng lương từ 25/7, chủ sử dụng lao động phải nộp lãi chậm đóng BHXH và tiền lãi vì chậm lương cho người lao động. Ảnh: N.T

Khi thực hiện mức lương tối thiểu, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

BHXH TP.Hà Nội lưu ý, đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu.

Và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%.

Chậm tăng lương cho lao động sau 25/7, đơn vị phải nộp tiền lãi chậm nộp?- Ảnh 2.

Ngoài việc tăng lương các đơn vị phải đảm bảo tăng 7% tiền lương cho lao động làm công việc độc hại, nặng nhọc hoặc lao động có kinh nghiệm, kỹ năng. Ảnh: N.T

“Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”, BHXH Hà Nội hướng dẫn.

Chậm nhất trước ngày 25/7, đơn vị lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp phải gửi cơ quan BHXH để điều chỉnh tăng mức đóng theo mức lương tối thiểu mới.

Yêu cầu nộp lãi chậm nộp khi chưa tăng lương cho lao động

Công văn nêu rõ: Quá thời hạn nêu trên, đối với các trường hợp đơn vị chưa có đề nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu, cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp bằng với mức lương tối thiểu mới.

Trường hợp đơn vị kê khai điều chỉnh tăng lương muộn, đơn vị phải nộp tiền lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật.

Số liệu thống kê của BHXH Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện có 2.073.843 người tham gia BHXH bắt buộc, đạt tỷ lệ 44,37% lực lượng trong độ tuổi lao động.

Có 86.106 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 2,43% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Và có trên 7,9 triệu người tham gia BHYT đạt 95,37% kế hoạch; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,33% dân số.

Mức đóng BHXH năm 2024 của người lao động

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013; khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với người lao động (không bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) được xác định như sau:

– Bảo hiểm xã hội: 8%.

– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%.

– Bảo hiểm y tế: 1,5%.

Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 (gồm BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp) của người lao động là 10.5%.

Hiện nay, công thức tính tiền đóng BHXH của người lao động được xác định như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm=10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *