cuoc-thi-nhan-sac-tri-tue-nhan-tao-dau-tien-tren-the-gioi-gay-tranh-cai

Cuộc thi nhan sắc trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Mười người phụ nữ tham gia một cuộc thi sắc đẹp đặc biệt. Thoạt nhìn, nó giống như nhiều cuộc thi sắc đẹp khác trên thế giới, các thí sinh đều trẻ trung, thon thả và đại diện cho nhiều tiêu chuẩn “vẻ đẹp” truyền thống. Một số tạo dáng tự nhiên, một số hướng mắt về máy ảnh, vẻ đẹp của họ như được lưu giữ mãi trong khoảnh khắc này.

Nhưng điểm khác biệt ở đây là không ai trong số những người phụ nữ này là thật – tất cả đều được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) cho cuộc thi sắc đẹp AI đầu tiên trên thế giới. Mỗi thí sinh có một người sáng tạo hoặc một nhóm người sáng tạo, sử dụng các chương trình như DALL·E 3 của OpenAI, Midjourney hoặc Stable Diffusion để tạo ra hình ảnh từ lvăn bản.

Lo ngại tiêu chuẩn sắc đẹp trong cuộc thi người đẹp trí tuệ nhân tạo đầu tiên?

Cuộc thi nhan sắc trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi- Ảnh 1.

Seren Ay là một trong những người lọt vào vòng chung kết cuộc thi sắc đẹp AI đầu tiên trên thế giới. Ảnh: CNN.

Mười thí sinh này đã được chọn lọc từ hơn 1.500 người tham gia để vào vòng chung kết “Hoa hậu AI”, dự kiến diễn ra cuối tháng 6 và được phát trực tuyến bởi đơn vị tổ chức “Giải thưởng Người sáng tạo AI Thế giới”.

Đối với những người tham gia, sự kiện này là cơ hội để giới thiệu và chứng minh khả năng “phi thường” của công nghệ. Nhưng đối với những người khác, nó đại diện cho các tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế, thường gắn liền với khuôn mẫu chủng tộc và giới tính, và được thúc đẩy bởi số lượng hình ảnh được nâng cao kỹ thuật số ngày càng tăng trên mạng.

Tiến sĩ Kerry McInerney, nghiên cứu viên tại Trung tâm Leverhulme về Tương lai của Trí tuệ tại Đại học Cambridge, nói với CNN: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang bắt đầu không thể hình dung ra khuôn mặt chưa chỉnh sửa trông như thế nào.”

Cuộc thi nhan sắc trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi- Ảnh 2.

Asena İlik thể hiện sự năng động khi tham gia nhiều hoạt động thể chất khác nhau. Ảnh: CNN.

Mỗi thí sinh đều có tính cách và gương mặt độc đáo. Hình đại diện tóc đỏ, mắt xanh tên Seren Ay tạo dáng trên Instagram trong chuyến du ngoạn khắp thế giới, xuất hiện bên cạnh Tổng thống nữ đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk, trên thảm đỏ Oscar, hoặc lang thang qua những con phố sáng đèn neon của Kyoto, Nhật Bản vào ban đêm. Một số hình đại diện AI quảng bá các mục đích cụ thể, như Aiyana Rainbow ủng hộ cộng đồng LGBTQ với mái tóc màu cầu vồng, hay Anne Kerdi đăng bài về việc làm sạch đại dương và du lịch tại Brittany, Pháp. Zara Shatavari chia sẻ mẹo đối phó với trầm cảm hoặc chiến lược giảm mỡ bụng.

Cuộc thi nhan sắc trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi- Ảnh 3.

Lalina là đại diện AI của Pháp. Ảnh: CNN.

Tất cả đều xinh đẹp, nhưng giống như hầu hết các thí sinh Hoa hậu Mỹ hiện đại từ năm 1921, đa số là người da trắng, gầy, có mái tóc dài và cân đối. Hilary Levey Friedman, một tác giả nỏi: “Các tiêu chuẩn sắc đẹp đã thấm vào các chương trình AI, do chúng học từ kho dữ liệu trên Internet chứa đầy định kiến về giới tính và chủng tộc”.

McInerney nói thêm: “Các công cụ này không được tạo ra để thách thức các tiêu chuẩn hiện có về vẻ đẹp mà để tái tạo và mở rộng quy mô các mẫu hiện có”.

Cuộc thi nhan sắc trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi- Ảnh 4.

Eliza Khan tự mô tả mình là người nổi tiếng AI đầu tiên của Bangladesh. Ảnh: CNN.”

Open AI thừa nhận rằng DALL-E 3 mặc định tạo ra hình ảnh của những người phù hợp với lý tưởng vẻ đẹp rập khuôn. Tuy nhiên, Sally-Ann Fawcett, giám khảo Hoa hậu GB, cho biết: “Chúng tôi muốn phụ nữ đa dạng hơn về kích thước, tuổi tác, khuyết điểm… Điều đó có thể được thực hiện nhanh chóng với AI”.

Ban tổ chức cho biết các thí sinh sẽ được đánh giá nhiều hơn về vẻ đẹp của họ. Họ sẽ kiếm điểm từ việc sử dụng các công cụ AI, ảnh hưởng trên mạng xã hội và trả lời các câu hỏi như “Nếu bạn có một giấc mơ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, đó sẽ là gì?”

Cuộc thi nhan sắc trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi- Ảnh 5.

Aiyana Rainbow quảng bá quyền LGBTQ trên trang của mình. Ảnh: CNN.

Một số hình đại diện AI ban đầu được tạo ra như công cụ tiếp thị. Seren Ay quảng bá cửa hàng trang sức trực tuyến, còn Aitana López có thể kiếm tới €30.000 mỗi tháng từ các bài đăng được trả tiền. Lil Miquela, một người có ảnh hưởng AI, đã thu hút hàng triệu người theo dõi trên Instagram và làm việc với các thương hiệu như Calvin Klein và Prada.

Mohammad Talha Saray, một trong những người tạo ra Seren Ay, cho biết: “Những người có ảnh hưởng chỉ đứng sau màn hình. Khi bạn nghĩ về điều đó, không có nhiều sự khác biệt giữa AI và một người có ảnh hưởng.”

Cả Anne Kerdi và Seren Ay đều tồn tại nhiều hơn là hình ảnh đơn thuần đối với người theo dõi họ. Những người tạo ra các hình đại diện AI này sử dụng mối quan hệ này cho ngành công nghiệp giải trí dành cho người lớn. “Hoa hậu AI” được tài trợ bởi Fanvue – một trang web dành cho người lớn tương tự như OnlyFans.

McInerney nói rằng việc hiểu dữ liệu được sử dụng để đào tạo các hình đại diện AI rất quan trọng, vì rất nhiều dữ liệu có sẵn không chỉ phân biệt giới tính mà còn dị tính.

Việc công nghệ gắn bó với việc tạo ra phiên bản lý tưởng của một người phụ nữ đã khiến thế giới thi sắc đẹp trực tiếp chuyển sang nhấn mạnh tính xác thực. Levey Friedman nói: “Đã có một bước ngoặt trong thập kỷ qua thực sự tập trung vào việc là chính mình, không hoàn hảo một cách hoàn hảo.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *