1) Vài nét đặc biệt
– Cố cung này nằm ngang ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh , đây là cung điện củ triều đại nhà Minh cho tới đến cuối nhà Thanh .
– Được xây dựng từ năm 1406 và hoàn thiện vào năm 1420 , gồm 980 tòa nhà , 9.900 phòng , diện tích lên tới : 720.000 m²
– Tử Cấm Thành được công nhận là di sản TG vào năm 1987 , đồng thời được tổ chức GD khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc liệt kê vào danh sách những công trình kiến trúc gỗ lớn nhất còn tồn tại trên thế giới.
– Cố cung còn được bao bọc có tường cao : 7,9m và dày tới 6m ,hào sâu : 5,2m cho thấy đây là 1 bức tường kiên cố , vững chắc.
– Hoàng đế : dương
Hoàng hậu : âm
Giao thái ở giữa 2 cung của hoàng đế và hoàng hậu tượng trưng cho sự giao hòa âm dương hay còn gọi là phong thủy.
***
2) Choáng ngợp về Cố cung
– Tử Cấm Thành được xem là quần thể kiến trúc với quy mô lớn , có giá trị nghệ thuật cao cần được bảo tồn, ở đây là nơi được các nhà làm phim cổ trang tận dụng triệt để .
– Theo tài liệu, cố cung chia làm 2 phần : Ngoại đình (còn gọi là tiền triều) nơi cử hành các đại lễ lớn , Nội đình ( hậu cung) là nơi hoàng đế và các hoàng thất giải quyết công việc.
– Nếu ai đã được xem phim cũng như tìm hiểu sẽ thấy trên ngai vàng trong cung Càn Thanh có treo 1 tấm bảng với dòng chữ ” Chính đại quang minh ” là ngự bút của vua Thuận Trị với ý nghĩa : con người làm việc gì cũng phải đàng hoàng , trung thực hợp với khuôn phép .
– Càn Thanh cung được xem là tẩm cung nhưng đến thời Khang Hy nơi này trở thành nơi giải quyết công việc, sau này khi Ung Chính lên ngôi ,ông chuyển đến Dưỡng Tâm điện để tỏ lòng tôn kính với vua cha .
– Giao Thái điện : nơi cất giữ 25 bảo ấn mà vua Càn Long sưu tầm , bên cạnh đâu là nơi hoàng hậu tiếp các hoàng thân quốc thích.
– Khôn Ninh cung : chia làm 2 phần :
• Tây Noãn thành: để tế thần
• Đông Noãn thành : nơi vua gặp hoàng hậu sau lễ cưới và các đời vua sau đều tổ chức tại đây.
– Phía sau cung là Ngự hoa viên : nơi duy nhất trong Tử Cấm Thành có cây cối hoa lá .
– Khâm An điện là tòa nhà kiến trúc thờ cũng tâm linh.
***
3) Bí mật sau cái tên ” Tử Cấm Thành “
– Vào thời xưa , các hoàng đế coi mình là ” chân mệnh thiên tử ” con của trời : vì vậy họ có quyền lực tối cao .
– Chữ ” Tử ” trong ” Tử Cấm Thành ” có nghĩa là màu tím , lấy ý theo thần thoại ” Tử Vi Viên “. Bên cạnh đó “Cấm Thành ” có nghĩa cấm dân thường ra vào.
– Ở trong Tử Cấm Thành chỉ có hoàng đế và các phi tần, cung nữ hay thái giám ,vương công đại thần mới được ra vào , đi lại trong cung.
– Theo quy định chỉ có 6 loại người có thể ra vào :
• 3 đàn ông : người đưa hoa , đưa than ,quân nhân vào dọn tuyết.
• 3 đàn bà : vũ nuôi, nữ lang y , bà đỡ đẻ.
Nhưng tất cả bọn họ chỉ ra vào trong thời gian và tới 1 nơi nhất định .
Chứng tỏ để 1 người dân thường vào hoàng cung là rất khó có thể sảy ra