Bác sĩ Trần Thị Thắm, Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh mạn tính và có những đợt cấp làm người bệnh phải nhập viện.
Thông thường ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp hơn người bình thường dẫn đến suy dinh dưỡng năng lượng và protein (suy mòn cơ thể) và được xem là hậu quả của tiến triển bệnh.
“Với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì chế độ ăn uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều bị bệnh.
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp người bệnh tăng cường hệ thống hô hấp, sửa chữa các mô của cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc, phòng ngừa, giảm tình trạng suy dinh dưỡng cũng như góp phần cải thiện, duy trì chức năng hô hấp”, bác sĩ Thắm nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Thăm, đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì Carbonhydrate (tinh bột) tạo ra nhiều CO2 trong máu hơn dẫn đến người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thải CO2 khó khăn hơn và hấp thụ oxy nhiều hơn vì cơ thể cần carbonhydrate để tạo năng lượng.
Ngoài ra, người bệnh cần chọn thực phẩm lành mạnh như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau; Hạn chế đồ ăn có nhiều carbonhydrate chứa nhiều đường đơn như: bánh quy, khoai tây chiên, kẹo… Bữa phụ thay bằng đồ ăn chứa protein và chất béo lành mạnh: Quả bơ, hạnh nhân, sữa năng lượng chuẩn.
Bác sĩ Thắm cho biết thêm, với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gặp triệu chứng như khó thở, khô miệng, mệt mỏi và cảm giác no sớm. Người mắc bệnh phổi mãn tính nên chia nhỏ bữa, cho dạ dày tránh đầy và cho phép phổi nở ra.
Bên cạnh đó thì các sản phẩm như: Sữa chua, sữa công thức, trứng… là nguồn protein tốt, người bệnh nên ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần giảm lượng muối ăn vào nếu huyết áp cao hoặc cơ thể giữ nước; Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như : xúc xích, thịt hộp, khoai tây chiên… Tránh thực phẩm có hơn 300 mg muối mỗi khẩu phần.
Để tránh nguy cơ mệt mỏi đối với người bệnh, bác sĩ Thắm cũng khuyến cáo nên ngơi 15-20 phút sau ăn; Ngồi dậy sau ăn giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm áp lực lên phổi; Ăn các bữa nhỏ thường xuyên và ăn bữa lớn khi đỡ mệt mỏi hơn.
Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống đủ nước ( 6-8 cốc/ngày); Tăng cường chất xơ ( 25g-35g/ ngày) ( ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây…); Tập thể dục; Khi chế biến chú ý thực phẩm mềm, soup, bánhpudding, chuối…
“Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần lựa chọn những thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khoẻ như sữa, phomai, sữa chua và vitamin D.
Ngoài ra còn có các dạng canxi từ sữa như rau lá xanh, cam, hạnh nhân và đậu. Các thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, các loại đậu nguyên hạt, gạo nguyên cám ngăn ngừa táo bón và giúp kiểm soát lượng đường cũng như cholesterol.
Cuối cùng là các thực phẩm giàu chất béo như acid béo không bão hòa đa Omega 3 (PUFA) có tác dụng chống viêm và có lợi cho người bệnh COPD;
Các nguồn thực vật cung cấp Omega-3 bao gồm: hạt chia; dầu hạt cải, quả óc chó, hạt lanh các loại rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh, cải thìa, súp lơ.. Các loại sữa bổ sung DHA, EPA.
Những thực phẩm người bệnh COPD cần tránh gồm: Các loại quả ngọt nhiều, sấy khô: Chuối, mít, na, nhãn, vải… Các loại thực phẩm sinh hơi, đầy bụng: Nước uống có gas, các thực phẩm chứa nhiều sorbitol, mỡ động vật và phủ tạng động vật”, bác sĩ Thăm khuyến cáo.