Nhiều năm trong nghề, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền vẫn nhớ câu chuyện của chị Lê Thị Mai (18 tuổi) đến để đăng ký làm xét nghiệm huyết thống. Cô gái trẻ mang theo một mẫu móng tay và mong muốn người tại trung tâm xét nghiệm quan hệ huyết thống với đứa trẻ.
Vài ngày sau, khi có kết quả Mai tới lấy khi mở phong bì ra biết được đứa trẻ có quan hệ huyết thống với mình cô đã rất vui vẻ, hạnh phúc. Cô nữ sinh đưa kết quả lại cho bà Nguyễn Thị Nga với mong muốn bà sẽ huỷ kết quả này.
Lúc này, cô mới cởi mở tâm sự với bà Nga về lý do vì sao lại phải đi xét nghiệm ADN với em gái của mình. Mai sinh ra đã mất mẹ từ nhỏ nên với cô, bố là tất cả. Sợ con bị thiếu thốn tình cảm nên người cha dành mọi tình yêu thương và chăm sóc Mai, yêu thương cô vô điều kiện.
Lớn lên trong sự bao bọc của bố, Mai cũng trở lên ích kỷ muốn giữ riêng bố cho mình. Khi bố Mai có tình cảm với bất cứ ai cô đều ngăn cản. Thậm cô đã từng doạ chết nếu như bố lấy cô Lan – một người phụ nữ mà bố yêu thương.
Sau lần phản đối gay gắt của Mai, bố cô cũng không còn qua lại với cô Lan. Tuy nhiên, ông trở nên sống trầm ngâm, ít nói hơn. Trong một lần tình cờ tới nhà bạn dự sinh nhật, Mai đọc được mẩu chuyện: “Nỗi trăn trở của cha”. Câu chuyện viết về một cố gái ích kỷ chỉ giữ bố cho riêng mình, khi cô lớn đi lấy chồng bố phải sống trong nỗi cô độc của tuổi già.
Mai thấy câu chuyện đó dường như đang viết cho riêng cô, cô oà khóc gấp cuốn sách lại xin phép ra về sớm. Trở về nhà tìm cha, Mai ôm trầm lấy ông khóc nức nở. Cô hỏi bố có biết cô Lan ở đâu không? Mai nói với bố muốn ông đến với cô Lan, không muốn sau về gia ông sẽ cô đơn khi ở tuổi xế chiều.
Trước thái độ thay đổi của con gái, bố cô không tránh khỏi xúc động. Lúc này, ông cũng thú nhận vẫn còn liên lạc với cô Lan và Mai còn có một người em.
Lan nói với bà Nga, cô biết cô Lan là một người tốt vì trước đây cô yêu thương chăm sóc mình như con đẻ. Khi bố Mai đi công tác, cô thường đưa đón Mai đi học. Cô không thích cô Lan do một lần phát hiện bố và cô rủ nhau đi xem phim mà không cho mình đi cùng. Sau lần đó, Mai sợ sẽ mất bố nếu bố lấy cô Lan nên quyết ngăn cản bố.
Ngày hai mẹ cô Lan về sống trong gia đình, bố Mai vui hẳn lên. Tuy nhiên, nữ sinh này vẫn còn đắn đo đứa em gái không có nét giống bố nên có chút nghi ngờ.
Mai lên mạng tìm hiểu và biết đến việc xét nghiệm ADN có thể cho biết chính xác nhất quan hệ huyết thống. Cô gái trẻ âm thầm giấu bố và dì mang móng tay của em đi xét nghiệm. Vì Mai không muốn bố chịu bất cứ sự lừa dối nào, còn nếu đứa bé là em cô thì quá tuyệt vời. Mọi sự nghi ngờ của cô nữ sinh trẻ đã được giải toả.
“Cô nói với tôi hãy giữ bí mật về kết quả xét nghiệm trên. Vì cháu không muốn bố mình biết, việc đi làm xét nghiệm chỉ là giải toả nỗi hoài nghi và củng cố thêm tình yêu đối với cô Lan của Mai mà thôi”, bà Nga kể lại.
Bà Nga cho hay, ADN là thông tin di truyền được mã hóa trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, do đó có rất nhiều loại mẫu có thể được sử dụng để xét nghiệm, như: máu, tóc, móng tay, răng, niêm mạc miệng và thậm chí là bàn chải đánh răng.
Xét nghiệm ADN huyết thống bằng móng tay có độ chính xác lên đến 99,99%, không kém gì so với các loại mẫu khác. Hơn nữa, việc lấy mẫu móng tay và bảo quản còn dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại mẫu khác.
(*) Tên nhân vật trong bài đã thay đổi!