Tôi rất hứng thú với hành vi của động vật. Bạn có gì về hành vi động vật để chia sẻ với tôi không?
Answer: Gary Meaney, Nhà Động vật học và yêu động vật.
Source: https://qr.ae/pNKyTy
{—————————————————————-}
Đây là cái mà chắc cũng ít người biết lắm đây: một số con chim cho cá ăn y hệt như khi nó cho chim non ăn vậy.
Năm 2010, một người nào đó đã quay phim lại cảnh một con chim Chào mào lửa Bắc Mỹ đã cho cá vàng ăn trong hồ non bộ trong vườn của họ. Điều kì lạ là, con chào mào làm điều này 6 lần trong một ngày. Chuyện gì đang xảy ra vậy? [Hình 1]
Đây không phải là lần đầu tiên ai đó quan sát được chuyện này. Một tấm ảnh thời những năm đầu 60s mô tả trường hợp tương tự đến ngạc nhiên. Bức ảnh đó được xuất bản trong nhiều cuốn sách vào những năm 60s, 70s. [Hình 2]
Một con mòng két Brazil cho cá ăn [Hình 3]
Và một vài hình ảnh từ đoạn ghi hình cho thấy Thiên nga đen đang cho cá Koi ăn ở Trung Quốc/Đài Loan [Hình 4] [Hình 5] [Hình 6]
Vậy mấy con chim này có phải là những chàng trai cô nàng tốt tính độ lượng muốn tìm bạn sống dưới nước hay không? Thực ra những hành động tử tế ngẫu nhiên này không hẳn là chưa từng ai biết đến trong tự nhiên. Thực tế một con sư tử cái đã nhận nuôi một con linh dương sừng kiếm (Oryx). (Link: https://qr.ae/pNKypF)
Thực ra đây không hẳn là một lời giải thích tốt cho lắm. Có hai giả thuyết giải thích cho hành vi này ở chim:
- Một là, ta quan sát thấy đa số các trường hợp ở đây đều chủ yếu là các loài chim thuộc Họ Vịt (Anatidae). Thông thường những cá thể thuộc họ này hay ngâm thức ăn của chúng trong nước có lẽ cho dễ nuốt hơn. Về cơ bản, chẳng qua mấy con chim này đang bị lũ cá cướp mất thức ăn mà thôi. Không ấm lòng đáng yêu như lầm tưởng nhỉ? Nhưng giả thuyết này không giải thích được ở trường hợp mấy con chào mào lửa Bắc Mỹ.
- Trường hợp thứ hai, hình dáng con cá dưới hồ ngoi lên khá giống với hình ảnh chim non há miệng chờ mớm mồi. [Hình 7] và [Hình 8]. Có vẻ như mấy con chim chào mào lửa hiểu cái hình dạng cái miệng đỏ ửng, há hốc của mấy con cá vàng giống như những con chào mào con của chúng. Bản năng làm phụ huynh đột ngột trỗi dậy, và chúng bắt đầu cho cá vàng ăn.
Đây là những ví dụ cho thấy sự thích nghi cũng có những “hiệu ứng phụ không ngờ đến” của chúng: Khi cho cá ăn, những con chào mào Bắc Mỹ đang phung phí thức ăn cho chính bản thân hoặc cho con cái thật sự của chúng. Bạn sẽ nghĩ rằng những con chào mào này sẽ bị bất lợi trong chọn lọc tự nhiên. Dù vậy, quần thể chim chào mào tồn tại và thích nghi tốt hơn với bản năng này hơn là khi không có, nên chung quy là hành vi này ở chúng vẫn tiếp tục tồn tại.