Nói về vùng đất Tiền Giang, du khách sẽ nhớ ngay đây là nơi sông nước bao la, trái cây trù phú. Bên cạnh đó, dấu ấn nơi đây không chỉ bởi những miệt vườn trĩu quả, đồng quê bát ngát xanh mà còn bởi những ngôi cổ tự độc đáo. Nhiều ngôi chùa có kiến trúc mới lạ, cổ kính trở thành địa điểm du lịch văn hoá không thể thiếu khi đến nơi đây.
Đi lễ chùa đầu năm ở Tiền Giang: Chùa Vĩnh Tràng
Vĩnh Tràng là một ngôi chùa cổ có từ rất lâu. Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, được khởi công xây dựng vào năm 1849 với diện tích khoảng 14.000m2. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng tại Tiền Giang mà còn nổi tiếng ở khắp miền Tây Nam Bộ. Nơi đây mang đậm nét kiến trúc Á – Âu và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa lớn có nhiều công trình điêu khắc tinh vi, sắc xảo. Chùa được thiết kế xây dựng theo dạng hình chữ Quốc gồm có 4 gian tiếp nối nhau. Vật liệu được sử dụng chủ yếu là xi măng cốt thép và các loại gỗ quý. Ngoài kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, Vĩnh Tràng còn có hơn 60 tượng Phật lớn nhỏ khác nhau.
Đi lễ chùa đầu năm ở Tiền Giang: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Để đến được Thiền viện, xuất phát từ trung tâm tỉnh Tiền Giang, du khách di chuyển theo hướng từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, đến Long Định, di chuyển tiếp đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước. Sau đó, tiếp tục đi tkhoảng 10km nữa thì tới được Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Trên đường đi luôn có những bảng chỉ dẫn để vào Thiền viện, đường đi không có trở ngại, vô cùng thuận tiện.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu một vẻ đẹp trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một thiền viện có kiến trúc độc đáo, hiếm có nhất tại Việt Nam. Không chỉ vậy, nơi đây còn mang đến cảm giác thanh bình, bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng, an nhiên.
Đi lễ chùa đầu năm ở Tiền Giang: Chùa Linh Thứu
Chùa Linh Thứu còn có tên gọi khác là chùa Sắc Tứ. Chùa được xây dựng ở thế kỷ 18 tại ấp Chợ, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa thuộc giáo hội Phật Giáo Việt Nam tu theo hệ phái Bắc tông.
Là một trong những ngôi chùa có từ lâu đời nổi tiếng về bề dày lịch sử gắn liền với thời vua Gia Long chạy trốn quân Tây Sơn. Chùa được mở của vào lúc 7h30 và đóng của vào lúc 21h hàng ngày là nơi thanh tịnh với dáng vẻ uy nghiêm. Phía trước chùa là một cổng tam quan cao to được xây dựng kiên cố, trang trí phù điêu theo kiểu quý tộc. Bên trong chùa được chống đỡ bởi 48 cây cột to được làm từ gỗ quý và có hơn 200 năm tuổi thọ.
Đi lễ chùa đầu năm ở Tiền Giang: Chùa Phật Ân
Cũng như bao ngôi chùa khác, Phật Ân là nơi thờ cúng linh thiêng được nhiều du khách biết đến. Khởi công xây dựng vào năm 1950 trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây còn là chỗ tu học phật giáo của các chư vị tăng ni đến từ khắp mọi miền đất nước.
Khuôn viên chùa không quá rộng tạo nên sự ấm cúng, trang nghiêm. Nơi đây không chỉ nổi tiếng về chốn linh thiêng mà còn là nơi đào tạo dạy học Phật giáo. Phật Ân còn là ngôi chùa được sở hữu một lối kiến trúc đặc biệt có cổng tam quan điêu khắc tinh xảo.
Đi lễ chùa đầu năm ở Tiền Giang: Chùa Bửu Lâm
Bửu Lâm là ngôi chùa linh thiêng có từ lâu đời gắn liền với nhiều tượng Phật cổ và hàng trăm di vật khác. Chùa tọa lạc tại đường Anh Giác, phương 3, thành phố Mỹ Tho. Đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều đoàn khách hành hương đến lễ Phật.
Ngôi chùa được nằm trong khuôn viên thanh tịnh, giản dị có nhiều hàng dừa xanh và cây dầu che bóng mát. Nếu đã đến Tiền Giang mà không ghé qua chùa Bửu Lâm là một thiếu xót lớn đối với phật tử hành hương. Tuy đã trải qua nhiều lần tu sửa những kiến trúc tại đây vẫn được giữ nguyên vẹn nét xưa.
Khi đến thăm những ngôi chùa, người dân không chỉ để ngắm một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh. Bước chân nhẹ nhàng, thành tâm chiêm bái, tĩnh tâm trong những chốn linh thiêng du khách như được trút bỏ hết những lao xao trong đầu, được thanh lọc tâm hồn mình.